Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh trong trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh trong trường THCS

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG THCS CHU MINH SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẬY VÀ HỌC TIẾNG ANH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do: Lịch sử và nhân loại đã chứng minh rằng mục tiêu của giáo dục đào tạo bao giờ cũng gắn liền với mục tiêu phát triển của xã hội. Mỗi thời kì lịch sử đều có một mục tiêu giáo dục khác nhau, phù hợp với sự phát triển của xã hội giai đoạn đó. Trong giai đoạn hiện nay, sự giao lưu và hợp tác giữa các Quốc gia trong quá trình phát triển khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ hiện đại đã làm cho các Quốc gia xích lại gần nhau, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. Đảng ta chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập Quốc tế. Mục tiêu chiến lược của ngoại ngữ gắn chặt với những mục tiêu lớn của giáo dục và đào tạo, được xác định trên ba bình diện: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Trong đề án dạy học ngoại ngữ đến năm 2020, mục tiêu đặt ra: “ Đến năm 2020 đa số thanh niên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học đều sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập, tự tin khi giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ thành thế mạnh khi tham gia thị trường lao động trong và ngoài nước”. Ngày nay, chúng ta đã thấy rõ rằng ngoại ngữ là yếu tố đặt biệt góp phần phát triển khả năng của mọi dân tộc. Cùng với sự phát triển vũ bảo của cuộc “Cách mạng khoa học-công nghệ”, chiến lược phát triển ngoại ngữ đã trở thành bộ phận tất yếu của chiến lược con người cho tương lai ở mọi Quốc gia. Ngoại ngữ tạo điều kiện để cho các dân tộc trên thế giới ngày càng hiểu và xích lại gần nhau hơn. Chúng ta đang sống và làm việc trong một thế giới phong phú, đa dạng về ngôn ngữ, điều này đòi hỏi mỗi người phải học hỏi và khám phá. Học ngôn ngữ là hình thành một công cụ giao tiếp mới để trao đổi những tri thức khoa học, kiến thức tiên tiến, tìm hiểu các nền nếp văn hóa, quá đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học ngôn ngữ và tìm hiểu về nền kinh tế khác nhau, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình. Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn, phải tìm ra con đường sáng tạo để có thể hội nhập vào khu vực và thế giới, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước trong 1 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG THCS CHU MINH tầm quan trọng của bộ môn này đối với xã hội, đối với bản thân, các em đã cố gắng nhiều và có thái độ động cơ học tập đúng đắn. Việc học Tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội. Chất lượng học tập đại trà ngày càng được cải thiện rõ rệt. Về CSVS: Một số trường trọng điểm đã xây dựng được phòng học Tiếng Anh riêng, có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại. Tất cả các trường đều đảm bảo thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Anh. Thực tế hiện nay hiệu quả việc dạy và học Tiếng Anh vẫn còn hạn chế, là một vấn đề cần phải tiếp tục suy ngẩm. Tôi xin được ra vài nguyên nhân sau: - Trước hết về phía người dạy: Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ có thể áp dụng đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phận học sinh, nguyên nhân một phần là do nội dung sách giáo khoa quá tải, sĩ số học sinh đông trong một lớp, sức học của học sinh còn hạn chế, một phần do một số giáo viên còn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng, hiệu quả dạy và học của bộ môn này chưa thật sự như mong muốn. Qua thanh, kiểm tra, tìm hiểu cho thấy có rất nhiều tiết học học sinh còn thụ động, giờ học ít sinh động mặc dù giáo viên có quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động học tập để phát huy sự hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh. Nhiều hoạt động dạy và học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức, chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng qui trình nên chưa đạt hiệu quả cao. Các đối tượng học sinh yếu kém chưa được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện cho các em vươn lên. Một bộ phận giáo viên phát âm Tiếng Anh còn chưa chuẩn xác, sai sót kiến thức cơ bản. Đây là một vấn đề đòi hỏi sự tự bồi dưỡng không ngừng của bản thân mỗi thầy cô giáo vì không thể có một khóa bồi dưỡng ngắn hạn nào có thể giúp giáo viên giải quyết nhược điểm này. - Về phía học sinh và phụ huynh: Bên cạnh những học sinh có hứng thú học ngoại ngữ vẫn còn không ít học sinh cảm thấy không thích học hoặc cảm thấy khó khăn trong việc học bộ môn này. Tiếng Anh là môn học bắt buộc cho học sinh các cấp và là môn thi bắt buộc cho học sinh các cấp. Mặc dù là môn học quan trọng, nhưng rất nhiều học sinh vẫn có ý thức học đối phó hoặc chủ quan dẫn đến mất kiến thức cơ bản, học kém do đó không đạt kết quả cao trong học tập. Đa phần học sinh không tiếp cận với sách tham khảo, các phần mềm học tiếng Anh hay Internet để học online, một số do không có điều kiện, một số do gia đình hoặc bản thân của các em không tìm tòi, đầu tư. Chương trình học thì nặng và khô khan nên phần nào gây sự nhàm chán cho học sinh. Sự quan tâm của gia đình còn rất hạn chế. Do đó, chất lượng học 3 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG THCS CHU MINH chẽ và chúng quy định lẫn nhau. Đó là những yếu tố không thể thiếu để thực hiện mục tiêu dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường. Trên thực tế dạy Tiếng Anh cho bậc THCS còn nặng về phương pháp truyền thống, chú trọng đến vai trò của người thầy hơn là coi người học như trung tâm quá trình dạy và học. Hầu hết các hoạt động học tập thường diễn ra theo kiểu tương tác giữa thầy và trò hơn là giữa trò với trò dưới hình thức luyện tập thực hình theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Các loại bài tập mang tính giao tiếp ít được áp dụng với lý do lớp quá đông không thể quán xuyến được. Thường là giáo viên coi trọng việc nhắc đi, nhắc lại, cho học sinh đọc đồng thanh; quá nhấn mạnh kỹ năng đọc, viết ngay từ giai đoạn đầu, không gây hứng thú học tập cho các em mà còn ngược lại. Chính vì vậy, người quản lí chuyên môn cần có những biện pháp cụ thể trong chỉ đạo dạy và học ở bộ môn này. Hiện nay, phong trào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học không còn mới đối với giáo viên nữa. Vấn đề trong đổi mới phương pháp dạy học là người giáo viên dạy học môn Tiếng Anh phải làm gì? Làm như thế nào trước đối tượng học sinh của mình, trước những khó khăn cần tháo gỡ để Phương pháp dạy học tích cực thực sự có hiệu quả, không mang tính hình thức. Muốn có phương pháp dạy học tốt cần xác định rõ mục tiêu của phương pháp dạy học tích cực là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng tự học, tự rèn kỹ năng vận dụng thực hành của học sinh; thực hiện tốt vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của người giáo viên trong các giờ học trên lớp. a. Dạy học môn Tiếng anh cần tập trung những vấn đề sau: Đổi mới soạn giảng: Chuẩn bị tốt bài soạn trước khi lên lớp là vấn đề không kém phần quan trọng. Qua bài soạn phần nào có thể đánh giá năng lực của giáo viên. Kế hoạch dạy học tốt là kế hoạch dạy học thể hiện được nội dung dạy học cho từng đối tượng học sinh của lớp học cụ thể, thể hiện sự chủ động, linh hoạt tổ chức hướng dẫn học sinh trong tiết học và đảm bảo yêu cầu khung kế hoạch dạy học quy định. Bài soạn phải thể hiện rõ nội dung kiến thức của từng phần trong bài học, hoạt động của thầy và trò, phân bố thời gian hợp lý cho từng nội dung bài học, có kiến thức cho từng đối tượng học sinh trong lớp học cụ thể b. Đổi mới Phương pháp dạy học cần định hướng những điểm cơ bản sau: - Dạy học trên lớp: + Tạo sự khởi đầu một tiết học vui vẻ, nghiêm túc bằng lời chào hỏi bằng tiếng Anh. Trong các tiết học trên lớp giáo viên cần sử dụng khẩu lệnh bằng tiếng Anh để giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu từ vựng, tạo môi trường và thói quen sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. 5 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG THCS CHU MINH Theo trong sách thì các em sẽ học về lễ hội đua voi ở Tây Nguyên- Đắc Lắc thì giáo viên nên cho các em tìm hiểu về lễ hội gần gũi với các em ở tại xã nhà lễ hội truyền thống Đình làng Chu Quyến, xã Chu Minh (Ba Vì) diễn ra từ ngày 13-15 tháng Giêng. Lễ hội có tục rước nước, đây là một cách giáo dục con cháu rất đặc biệt. Trong ngày lễ hội người ta lấy nước trong từ giữa dòng rước về để tắm cho các bức tượng Thánh trong Đền với mong ước được thần thánh phù hộ cho dân làng quanh năm mạnh khỏe. Cuộc đua thuyền dược diên ra trong lễ hội đình Chu Quyến + Để có cơ hội cho học sinh luyện tập nhiều thì nên sử dụng hỗ trợ của phần mềm “power point”, bảng tương tác. Các em đều có cơ hội như nhau và các bài tập 7 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG THCS CHU MINH Summer mùa hạ, cái tù là jail Duck là vịt, pig là heo Rich là giàu có, còn nghèo là poor Crab thì có nghĩa con cua Church nhà thờ đó, còn chùa pagoda Aunt có nghĩa dì, cô Chair là cái ghế, cái hồ là pool Late là muộn, sớm là soon Hospital bệnh viện, school là trường Dew thì có nghĩa là sương Happy vui vẻ, chán trường weary Exam có nghĩa kỳ thi Nervous nhút nhát, mommy mẹ hiền. Bên cạnh đó cần phải tổ chức cho các em những hoạt động chơi mà học, học mà chơi để rèn các kỹ năng qua các trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” như: + Rèn kỹ năng nghe: Tìm từ qua nghe câu hội thoại; sử dụng băng đĩa cho học sinh nghe kể chuyện ngắn bằng tiếng Anh có sử dụng những câu hỏi đơn giản để tìm hiểu nội dung hoặc nhân vật.. + Rèn kỹ năng phát âm: Tập hát bài hát bằng tiếng anh 9 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG THCS CHU MINH + Thứ hai là bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tham gia các hội thi các cấp góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước. Do vậy, nội dung câu lạc bộ tiếng Anh phải là kiến thức nâng cao. Sau mỗi đợt cần phải họp rút kinh nghiệm, phân tích điểm mạnh, yếu và đề ra hướng khắc phục cho đợt sau. 2.5. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đinh - nhà trường - xã hội tạo cho học sinh có điều kiện và môi trường học tiếng Anh tốt. Việc dạy học tiếng Anh đạt chất lượng theo yêu cầu của xã hội hiện nay là một vấn đề còn có nhiều khó khăn do nhiều lý do, chính vì vậy rất cần đến sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường-gia đình-xã hội. Nhà trường cần giáo dục cho học sinh mục đích, động cơ học tiếng Anh một cách đúng đắn, để các em có ý thức, thái độ đúng trong quá trình học tập. Mua sắm đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất, hiện đại để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh cũng như yêu cầu của đặc thù môn học. Trang bị cho các em cách tự học, tự tạo ra môi trường học tập tự nhiên. Xây dựng môi trường học tập tiếng Anh ngay trong lớp học, trường học, ở nhà. Ví dụ: Các em có thể học từ vựng bằng cách nghi từ ra các mẫu giấy và dán ở những nơi mà các em hay nhìn thấy nhiều nhất. Khi đã học thuộc các từ này rồi các em có thể thay bằng các từ mới khác. Động viên các em dùng những từ chào hỏi, những câu hội thoại ngắn, đơn giản hằng ngày để ghi nhớ kiến thức đã học. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh những vấn đề khó khăn cần hợp tác của gia đình trong dạy học môn học này để được chia sẽ, hiến kế của các bậc phụ huynh. Phối hợp với phụ huynh mua sắm đầy đủ sách, vở. đồ dùng học tập, các tài liệu tham khảo cần thiết của học sinh. Đối với những học sinh có năng khiếu cần động viên gia đình mua sắm máy vi tính tạo điều kiện cho các em tự tham khảo kiến thức, luyện thực hành qua mạng Internet trong thời gian ở nhà để trau dồi thêm kiến thức. Trang bị các phương tiện nghe, nhìn phục vụ việc tự học tiếng Anh cho các em. Nhà trường cần tham mưu với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương.hỗ trợ kinh phí để tăng trưởng cơ sở vật chất, xây dựng các điều kiện cho việc dạy học môn tiếng Anh đạt hiệu quả cao. Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh kết quả học tập của học sinh để phụ huynh nắm và cùng nhà trường phối hợp trong việc nâng cao chất lượng học tập của các em. * Kết quả đạt được: Qua năm nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trên đã mang lại kết quả rất khả quan, năm sau luôn đạt cao hơn năm trước; số lượng học sinh thi đõ vào 10 công lập cũng có thay đổi theo hướng tích cực , điểm thi môn Tiếng Anh cũng có tiến bộ hàng năm, chất lượng đại trà cũng có chuyển biến khả quan hơn. 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.docx