Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức ở trường THCS Đô Thành

docx 13 trang skquanly 14/05/2025 160
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức ở trường THCS Đô Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức ở trường THCS Đô Thành

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức ở trường THCS Đô Thành
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.Lý do chọn đề tài.
1.1.Cơ sở lý luận:
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc bồi dưỡng và xây dựng những con 
người chủ nghĩa xã hội. Người nhấn mạnh “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội 
phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Con người mới xã hội chủ nghĩa là những 
con người có đạo đức và tri thức, là những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. 
Nghị quyết TƯ 2 (Khóa 8) đã khẳng định: “ Giáo dục học sinh trong giai đoạn 
hiện nay phải giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mỹ dục” trong đó 
đạo đức là cái gốc để con người phát triển toàn diện. Về mặt đạo đức, các em 
được giáo dục tốt sẽ biết đối xử có văn hoá với mọi người, biết tôn trọng nơi công 
cộng, các di sản văn hoá của dân tộc. Giáo dục đạo đức tốt làm giảm các vụ phạm 
pháp trong xã hội. Thực hiện lời dạy của Bác và để góp phần nâng cao chất lượng 
đạo đức cho học sinh thì nhà trường ngoài việc giảng dạy học tập bộ môn văn 
hóa, học tập kiến thức còn phải tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống, kỹ 
năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng ứng xử cho học sinh. Đã từ lâu cha ông 
chúng ta đã coi trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Câu khẩu hiệu“ Tiên 
học lễ, hậu học văn” không thể thiếu trong các trường học. Nền giáo dục sẽ đi về 
đâu khi đào tạo ra những học sinh không có tài cũng không có đức.
1.2.Cơ sở thực tiễn.
Trong xã hội ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã 
làm cuộc sống con người con người thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần được 
nâng lên, con người sống đầy đủ hơn, đàng hoàng hơn. Bên cạnh đó mặt trái của 
nền kinh tế thị trường đã chi phối làm ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức nhân 
cách con người, trong đó có những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Học 
sinh thông minh hơn, hiểu biết nhiều hơn nhưng sống thực dụng, thiếu ước mơ 
và hoài bão, mờ nhạt về lý tưởng.
Xã Đô Thành là xã có dân số đông với hơn 15 ngàn người. Xã tiếp giáp với nhiều 
địa bàn phức tạp, có nhiều lĩnh vực nhạy cảm, các tệ nạn xã hội xảy ra nhiều như 
nghiện ma tuý, đánh cờ bạc, do đó dễ có điều kiện nảy sinh các loại tội phạm. 
Phụ huynh năng động với các loại hình làm kinh tế, thường xuyên đi làm ăn xa, 
ít quan tâm dạy dỗ con cái, phó mặc cho nhà trường. Các tụ điểm Internet, xèng, 
Bi-a mọc lên, hoạt động thường xuyên, thiếu sự kiểm soát của chính quyền địa 
phương. Một bộ phận học sinh chưa có ý thức trách nhiệm về hành vi của mình 
dẫn đến vi phạm nội quy của nhà trường.
Xuất phát từ thực tế khách quan và nguyên nhân chủ quan vấn đề giáo dục đạo 
đức nhân cách của học sinh đã có lúc, có nơi trở thành vấn đề nóng của xã hội nói chưa quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nhân cách cho các em. Có gia đình quá 
nuông chiều con cái, nhiều gia đình sử dụng quyền uy một cách cực đoan, sử 
dụng vũ lực trong việc dạy dỗ con cái. Một số hoàn cảnh quá éo le, cha mẹ bươn 
chải trong cuộc sống mưu sinh dẫn đến bỏ quên con cái.
Trên thực tế sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội thiếu chặt chẽ, thiếu 
thường xuyên. Cha mẹ gặp gỡ thầy cô chỉ vào những dịp họp phụ huynh còn giáo 
viên gặp gỡ phụ huynh cũng ít dần và hình như thiếu sự thân thiện. Sự liên hệ 
phụ huynh và giáo viên chủ yếu trao đổi qua điện thoại. Điều này ảnh hưởng rất 
lớn tới việc giáo dục đạo đức học sinh.
Một số giáo viên có những định kiến, thiếu thiện cảm khi hành xử với học sinh 
cá biệt. Có lúc, có nơi thầy cô thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục. Nhiều 
khi nhà trường và giáo viên nhận xét đánh giá kết quả học tập và rèn luyện thiếu 
khách quan và chưa công bằng. Uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền 
thống “ Tôn sư trọng đạo” bị nhìn nhận một cách méo mó, vật chất hóa. Tình 
trạng lạm dụng việc dạy thêm, học thêm đã tác động không tốt đến uy tín của 
người thầy trong suy nghĩ học sinh và con mắt của không ít phụ huynh. Một số 
giáo viên chủ nhiệm còn non về nghiệp vụ và chuyên môn. Do bộn bề công việc 
lo toan cho cuộc sống nên sự quan tâm đến trò còn hạn chế, khoảng cách thầy trò 
ngày càng cách xa. Thầy cô chưa hiểu được tâm tư tình cảm của học sinh vì vậy 
uốn nắn học sinh chưa kịp thời, các em gặp vướng mắc trong cuộc sống chưa 
được chia sẻ.
Chúng ta thấy sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục chưa đồng bộ. Những hạn 
chế, tác động của mặt trái cơ chế thị trường của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, 
những“ tư tưởng văn hoá xấu, ngoại laicó cơ hội xâm nhập. Đây đó, còn có 
những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối 
sống thực dụng “sống nhanh, sống gấp”, thậm chí những hành động phạm pháp 
của người lớn đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có nơi, có 
lúc, đã xâm nhập vào trong học đường mặc dầu là con số ít nhưng cũng chứng tỏ 
nó đã làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách, gây nỗi đau, đáng lo ngại cho 
các bậc làm cha, làm mẹ. Nó đã tác động xấu tới các gíá trị đạo đức truyền thống, 
ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, đến an 
ninh trật tự xã hội.
Bài giảng của giáo viên chưa hấp dẫn để nhiều học sinh nói chuyện riêng trong 
giờ học. Một số học sinh vi phạm những điều cấm như nói tục, chửi thề, hỗn láo 
với thầy cô, ý thức giữ gìn vệ sinh chưa tốt. Kết quả là học sinh ý thức rèn luyện 
và tu dưỡng đạo đức chưa cao.
2.2.Nhận thức mới, giải pháp mới. Mục tiêu giáó dục đạo đức là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức 
xã hội thành những phẩm chất nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái 
độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, 
thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.
Chức năng giáo dục đạo đức là làm cho học sinh thấm nhuần thế giới quan Mác 
Lê nin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng, sống có 
kỷ cương, có nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với con 
người, giữa con người với tự nhiên.
Đặc điểm của học sinh Trung học cơ sở là giai đoạn các em đang phát triển mạnh 
về thể chất và tinh thần, là giai đoạn các em dể bị kích động, lôi kéo. Các em 
thường xuyên tìm tòi cái mới nếu không có sự kiểm soát định hướng thì dể mắc 
sai lầm. Làm cho giáo viên thấy được tầm quan trọng về công tác giáo dục đạo 
đức là để các em phát triển toàn diện và hoàn thiện về nhân cách.
Phụ huynh nhận thức được vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh để học sinh trở 
thành con ngoan trò giỏi, tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp. Phụ huynh 
đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức. Đây là yếu tố thuận 
lợi trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Học sinh cũng được giáo dục để các em biết rằng phẩm chất tốt đẹp của học sinh 
là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, cần cù trong lao động, đoàn kết thương yêu giúp 
đỡ lẫn nhau. Đặc biệt cần giáo dục cho các em ý thức cộng đồng, kỹ năng sống, 
ý thức chấp hành pháp luật.
Nhà trường không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn. Thực 
tiễn cuộc sống đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến nhà trường. 
Xã hội ô nhiễm, luồng văn hóa ngoại lai, bạo lực len lỏi vào mọi tầng lớp nhân 
dân rất dễ gây ấn tượng và ảnh hưởng sâu đậm đối với trẻ.
Đẩy mạnh sự phối hợp giữa gia đình- nhà trường-xã hội và các tổ chức đoàn thể 
trong việc giáo dục đạo đức, pháp luật và kỹ năng sống cho học sinh là việc làm 
vô cùng quan trọng.
2.2.2.Giải pháp mới.
 Tăng cường quán triệt đầy đủ quan điểm, đường lối giáo dục đạo đức của 
Đảng, Nhà nước. Hiểu rõ quan điểm của Đảng, nhà nước, ngành về giáo dục về 
đạo đức cho học sinh để đào tạo con người mới Xã hội chủ nghĩa. Việc đã làm là 
tuyên truyền, quán triệt các loại văn kiện của đảng, nhà nước, nghành giáo dục 
về giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong 
nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Mục đích làm cho các Phát huy vai trò tự quản của tập thể và tự rèn luyện của học sinh là vấn đề 
vô cùng quan trọng. Đây là việc biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục để các 
em tự thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức. Trong việc này 
yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải chọn ra được cán sự lớp có uy tín, có sức thuyết 
phục, có năng lực tổ chức, điều khiển được hoạt động tập thể. Nhà trường thường 
xuyên theo dõi, hướng dẫn chỉ đạo cán bộ lớp, giúp đỡ khi các em khó khăn, kiểm 
tra nhắc nhở các em kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch, tiêu chí 
thi đua, giao cho các tổ theo dõi kiểm tra nhắc nhở để sinh hoạt cuối tuần biểu 
dương, phê bình trước lớp, trước trường. Giáo viên chủ nhiệm bám lớp trong các 
hoạt động chào cờ, lao động, ngoại khóa, không buông lỏng để các em phát huy 
tính tự do vô kỷ luật. Nhà trường thường xuyên hướng dẫn các em phương pháp 
tự học, phân bố thời gian học tập có khoa học.
 Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường là việc làm vô 
sùng quan trọng. Nhà trường đã xây dựng một môi trường học tập, an toàn, thân 
thiện. Luôn đưa những tấm gương sáng của thầy cô, bạn bè để các em học tập, 
noi theo và rèn luyện. Thầy giáo dạy người chủ yếu bằng bản thân con người của 
mình. Thấm nhuần điều đó nhà trường luôn học tập các chuẩn mực của giáo viên 
trong trường. Cán bộ giáo viên nhà trường luôn đề cao nhân cách toàn diện của 
mình bằng cách: nắm vững kiến thức, có phẩm chất đạo đức và có phương pháp 
giảng dạy tốt. Mục đích là xây dựng một môi trường tốt trong khuôn viên trường 
học để giáo dục đạo đức học sinh, hình thành và phát triển nhân cách cho học 
sinh. Môi trường và cảnh quan nhà trường ngày càng xanh hơn, sạch hơn, đẹp 
hơn, thân thiện hơn. Xây dựng và củng cố khối đoàn kết, nhất trí trong tập thể sư 
phạm, bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp, lòng nhân ái, tình thương yêu con người, 
thương yêu học sinh, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ học 
sinh.
Dùng biện pháp tác động tư tưởng tình cảm cũng như khơi dậy ý thức rèn luyện 
đạo đức trong học sinh như nói chuyện, sinh hoạttheo quan điểm giáo dục kỷ 
luật tích cực, việc mắc lỗi của của học sinh được coi như lỗi tự nhiên của quá 
trình học tập và phát triển. nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo là làm thế nào để 
học sinh nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi thái độ của mình. Khi học 
sinh mắc lỗi, thì thầy cô là người bạn, người anh, người chị chỉ ra cho các em 
nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh. Trừng phạt làm mất tính tự tin của bản thân 
học sinh, suy giảm ý thức kỷ luật và khiến cho học sinh không thích, thậm chí 
căm ghét thầy cô giáo, trường học. Trước đây học trò lười làm, học trò hỗn thầy 
cô xúc phạm, học sinh đã tỏ thái độ lầm lỳ, hậm hực. Sau này thầy cô đã thây đổi 
thái độ, phương pháp như đã tìm cách gặp riêng học sinh và trao đổi với giáo 
viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Tìm ra những điểm tốt để khuyến khích động học sinh nên người. Nhiều giáo viên có trách nhiệm đã làm việc, đã giáo dục học 
sinh, một ngày quá tám giờ vàng ngọc. Lương tâm và trách nhiệm đôi khi đã 
khiến các thầy cô làm việc không kể thời gian.
Với một số em nếu thiếu sự khoan dung thì không thể giáo dục được các em. Khi 
các em mắc lỗi nếu chúng ta biết gặp riêng các em để trao đổi tâm tư tình cảm 
nhẹ nhàng thì vô cùng hiệu quả. Nếu phê bình các em cứng nhắc thì chẳng có thể 
nào thay đổi được mà còn làm cho các em tự ty chán ghét mình mà thôi.
Tóm lại giáo dục học sinh chưa ngoan cần dày công, cần tỷ mỷ, cần kiên nhẫn để 
có biện pháp thích hợp. Con người muôn hình, muôn vẻ nên dạy người cũng 
muôn hình, muôn vẻ. Chúng tôi đã giúp đỡ chăm sóc để mỗi em có tiến bộ về 
nhận thức, về tình cảm, về hành vi.
3.Kết quả đạt được sau khi áp dụng. 
 Từ việc áp dụng nhiều biện pháp giáo dục cho tất cả các em bản thân nhận 
thấy đã có những hiệu quả nhất định. Cụ thể là:
* Học tập văn hóa: Các lớp hoàn thành các chỉ tiêu mà lớp đã đăng ký về giờ học 
tốt, ngày học tốt. Kết quả học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh tăng lên rõ rệt. Chất lượng 
giáo dục hai mặt ngày càng cao. Chỉ có học sinh ngoan mới có học sinh giỏi. Học 
kỳ I năm học 2011- 2012, tỷ lệ học lực loại giỏi là 7% vượt so với học kỳ I năm 
học 2010-2011 là 4%, loại khá là 33,5%.
* Lao động, vệ sinh môi trường: Các em đã góp phần lớn vào việc bảo vệ, gìn giữ 
cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, tham gia lao động công ích, trồng cây 
xanh, chăm sóc vườn hoa,
* Đạo đức: Việc vi phạm nội quy trường, nội quy lớp học đã giảm đi đáng kể - 
các em lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi, thân ái, chia sẻ với bạn bè, người thân. 
Có tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách bằng những việc làm cụ thể 
và đầy ý nghĩa như: Trong năm học vừa qua học sinh toàn trường đã tham gia 
đầy đủ và tích cực các khoản ủng hộ giúp đỡ như mua tăm ủng hộ người mù, nạn 
nhân chất độc da cam, mua chổi cho người tàn tật, ủng hộ bạn khó khăn trong 
trường, tổng trị giá khoảng 15 triệu đồng.
Giáo dục ý thức đạo đức cung cấp cho học sinh những tri thức đạo đức cơ bản, 
sơ đẳng về chuẩn mực hành vi, hình thành niềm tin đạo đức cho học sinh. Các 
chuẩn mực hành vi này được xây dựng từ các chuẩn mực đạo đức, phản ánh qua 
các mối quan hệ hàng ngày của các em. Đó là: Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương 
binh liệt sĩ, yêu quê hương, làng xóm, cộng đồng dân cư... yêu mến và tự hào về 
trường, lớp, giữ gìn môi trường sống ...

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.docx