Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học

docx 17 trang skquanly 15/09/2024 490
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học
 Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học
 Phần mở đầu
 I. Lý do chọn đề tài
 Đất nước ta ngày nay đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra vị thế 
của đất nước trên trường quốc tế, giữ vững an ninh chủ quyền quốc gia. Với đà phát triển 
“Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nước nhà và của toàn dân”. Để 
đáp ứng yêu cầu đó, phải phát huy truyền thống không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương 
tốt cho người học nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục. Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc 
đảm bảo chất lượng giáo dục. Hơn thế nữa nhận thức của học sinh mỗi ngày một cao hơn, 
nhu cầu học tập của trẻ lớn hơn. Không còn chờ gì nữa, mỗi giáo viên phải thay đoi lề lối làm 
việc, tác phong sư phạm và cao hơn là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có sự sáng 
tạo trong nghề nghiệp để đáp ứng những yêu cầu đó “Thầy không thể hình thành ở học sinh 
những kỹ năng gì mà thầy không có. Thầy không thể gặt hái được gì khi mà thầy không có 
khả năng gieo trồng”.
 Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013 đó là: Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí 
chỉ đạo, tích cực bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đề cao trách nhiệm, khuyến 
khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học và quản lí. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học đòi hỏi phải có một đội 
ngũ nhà giáo đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh và thực hiện được nhiệm vụ mà 
Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một trong 
những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết đóng góp cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 
học. Việc thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở trường Tiểu học Thị trấn Than 
Uyên tôi nhận thấy cũng rất thiết thực.
 Thực tế giáo viên dạy ở trường Tiểu học Thị trấn huyên Than Uyên đa số có trình độ 
chuyên môn trên chuẩn (32/34 = 94% có trình độ Đại học và Cao đẳng) nhiều giáo viên có 
tay nghề vững vàng, tuy nhiên hàng năm đều có một số giáo viên mới ra trường có kiến thức 
nhưng chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Bên cạnh đó những giáo viên mới được luân chuyển 
ở vùng sâu, vùng xa về, tuy là những giáo viên có thâm niên dạy học, song chưa có kinh 
nghiệm giảng dạy ở trường chuẩn Thị trấn, vì thế việc bồi dưỡng phương pháp, kiến thức cho 
giáo viên là cần thiết. Thị trấn là vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tỉ lệ học sinh 
khá giỏi cao, một số giáo viên thiếu hụt về kiến thức và khả năng vận dụng phương pháp vào 
giảng dạy cũng như giáo dục học sinh còn thiếu linh hoạt chưa phù hợp với đối tượng học 
sinh nên không thể đáp ứng được môi trường giáo dục của nhà trường, không thể có khả năng 
giảng dạy các lớp chọn, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, không có phương pháp phụ đạo 
học sinh yếu. Đứng trước yêu cầu của một trường chuẩn Quốc gia đòi hỏi phải có một đội 
ngũ giáo viên giỏi về tay nghề, có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp và biết cách tổ 
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp... bản thân tôi là một cán bộ quản lý đã lâu năm, tôi 
luôn trăn trở làm thế nào để giúp đỡ giáo viên trong nhà trường nâng cao trình độ chuyên 
môn để giảng dạy đạt chất lượng hiệu quả cao hơn. Vì vậy tôi quyết định nghiên cứu và chọn 
đề tài “Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học”
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu:
 Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng và những giải pháp nâng cao trình độ chất lượng giáo Phần giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận
 Quản lí giáo dục là to chức và điều khiển các hoạt động giáo dục một cách có mục 
đích, có kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã xác định. Vì vậy người quản lí cần phải 
giúp đỡ, bồi dưỡng để xây dựng niềm tin trong giáo viên, nhằm duy trì nuôi dưỡng nhằm tạo 
lập mối quan hệ, từ đó khuyến khích sự giao tiếp hai chiều giúp hình thành động cơ cho giáo 
viên, phát huy tiềm năng sáng tạo trong hoạt động sư phạm của mỗi giáo viên.
 Ngày nay sức mạnh của một quốc gia không chỉ được đo bằng giá trị thặng dư, bằng 
nguồn ngoại tệ, bằng những tòa nhà cao chọc trời mà sức mạnh ấy được đo bằng tri thức, bằng 
nội lực chất xám thể hiện qua mặt bằng giáo dục chung. Để có được điều đó bên cạnh những 
yếu tố thông minh, di truyền, điều kiện về cơ sở vật chất, truyền thống giáo dục thì không thể 
bỏ qua vai trò của các nhà giáo - những người góp phần định hướng và khơi dậy nguồn sáng 
tạo cho trẻ.
 Từ những năm học đầu tiên của bậc tiểu học, trong giáo dục truyền thống vai trò của 
người giáo viên được coi như một cái đỉnh trong việc truyền thụ kiến thức “Một đứa trẻ giỏi 
ắt phải có người thầy giàu kinh nghiệm”. Ngày nay với phong trào cải cách sự nghiệp giáo 
dục thì vai trò nhà giáo là mở ra cánh cửa đúng hướng để học sinh tự tin học tập tiếp. Nhà giáo 
ngày nay không chỉ là người thầy, là người mẹ, là bác sĩ tâm lí là mô hình nhân cách mẫu mực, 
là “Ông thầy tổng thể”. Vì vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ giáo dục giảng dạy theo mục 
tiêu nguyên lí chương trình giáo dục, phối hợp với đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, 
Sao nhi đồng, gia đình và các tổ chức xã hội để có tiếng nói chung trong nhiệm vụ giảng dạy 
và giáo dục.
 Giáo viên phải nắm vững mục tiêu từng môn học, cấp học yêu cầu kiến thức kĩ năng 
của từng lớp trong chương trình Tiểu học để giúp học sinh nắm vững kiến thức một cách có 
hệ thống. Hiểu được “ lòng trung thành” của một giáo viên đối với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam là: đào tạo thế hệ trẻ biết yêu quê hương đất nước, có ý thức phấn đấu để trở thành 
người công dân có ích cho xã hội.
 Nhà giáo cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng trình độ chất lượng để đáp ứng yêu cầu 
đổi mới hiện nay, dạy học lấy học sinh làm trung tâm là phải biết lựa chọn phương pháp, hình 
thức dạy học phù hợp với từng môn học, tiết học, các kiểu bài, nhóm bài mới, bài khó, chú ý 
đến cách sử dụng đồ dùng dạy học ...để phát triển tư duy, năng lực của học sinh tự phát hiện 
và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới.
 Học sinh tiểu học thường hiếu động, “Học mà chơi, chơi mà học” vì thế đòi hỏi sự 
khéo léo can thận, cần có đức tính kiên trì, tận tình, chu đáo của giáo viên đó là những yếu tố 
đảm bảo sự hình thành kiến thức, kĩ năng cần thiết trong học tập cũng như tronng cuộc sống. 
Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Vì vậy người 
quản lí cần tập trung trí tuệ xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng và hiệu quả 
giáo dục.
 Thực trạng của vấn đề
 1. Đánh giá chung
 Trong những năm qua cùng với sự đoi mới đi lên của ngành giáo dục tỉnh Lai Châu 
nói chung cũng như huyện Than Uyên nói riêng, trường Tiểu học thị trấn Than Uyên có những 
chuyển biến đáng kể. Việc thực hiện đổi mới phương pháp đã có những chuyển biến rõ rệt, số 
giáo viên khá giỏi tăng, không còn giáo viên yếu kém, cơ sở vật chất trường lớp tương đối đầy 
đủ. Song chất lượng đội ngũ còn biến động do luân chuyển giáo viên từ vùng không thuận lợi TT Tuổi nghề Năm học
 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013
 1 Dưới 5 năm 4 7 6 6
 2 Từ 5 năm đến 10 năm 7 3 4 4
 3 Từ 10 năm trở lên 14 18 22 24
 Nhìn vào bảng trên ta thấy số giáo viên có tuổi nghề trên 10 năm chiếm tỉ lệ khá cao, 
điều đó đồng nghĩa với việc nhà trường có đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng 
dạy và chủ nhiệm. Song bên cạnh đó cũng còn những giáo viên có thâm niên công tác, việc 
đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận với phương 
pháp mới, công nghệ thông tin... còn gặp nhiều hạn chế.
2.3. Đánh giá đội ngũ giáo viên qua phân loại quản lí.
 Việc đánh giá phân loại qua dự giờ, qua thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục 
học sinh, công tác chủ nhiệm lớp, huy động học sinh của người quản lí cũng là một cách đánh 
giá tương đối chính xác xong chưa thể hiện được mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên, cách đánh 
giá đó được thể hiện qua biểu:
 Tổng số giáo Kết quả xếp loại
 Năm học
 viên Tốt Khá Đạt YC Chưa đạt
 2009-2010 25 17/25=68% 7/25=28% 1/25=4%
 2010-2011 28 23/28=82,1% 5/28=17,9%
 2011-2012 32 28/32=87,5% 3/32=9,3% 1/32=3,2%
 2012-2013 34 30/34=88,3% 3/34=8,8 1/34=2,9%
 Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ giáo viên khá giỏi tăng theo từng năm, song bên cạnh đó, 
số giáo viên để bố trí dạy lớp chọn hay để bồi dưỡng học sinh giỏi không có nhiều. Trong 
trường còn một số giáo viên chỉ dạy tốt ở khối lớp 1,2,3 (16/34 = 47%), số giáo viên này 
không có khả năng dạy ở các lớp 4,5 do thiếu hụt về kiến thức, về phương pháp. Bên cạnh đó 
Số giáo viên mới ra trường (5/34 = 14,7%) thì có kiến thức song lại chưa có phương pháp, 
kinh nghiệm để bồi dưỡng học sinh giỏi... vì thế chất lượng các kì thi học sinh giỏi các cấp 
còn chưa đạt được như mong muốn. Một số ít giáo viên còn chưa có phương pháp phụ đạo 
học sinh yếu, chưa biết sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học, chưa sáng tạo trong giảng 
dạy, nên chất lượng giảng dạy còn chưa cao. Bởi vậy đòi hỏi người làm công tác quản lí phải 
đánh giá thực chất từng giáo viên, thấy mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên để bồi dưỡng đội ngũ 
hiệu quả hơn.
2.4 Đánh giá thực trạng giáo viên theo trình độ kiến thức và phương pháp đồng thời 
kết hợp cả hai yếu tố này.
 Đánh giá đúng giúp quá trình bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả ta cần phân nhóm giáo 
viên theo trình độ kiến thức và phương pháp.
2.4.1 Nhóm giáo viên có kiến thức và phương pháp (14/34 giáo viên đạt 41,4%)
 Đây là nhóm giáo viên nắm chắc phương pháp dạy học, có khả năng to chức lớp tốt, chưa liên tục, chưa kịp thời.
 Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới 
việc nâng cao tay nghề: Một số giáo viên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của bản thân, chưa 
nhìn thấy sự đòi hỏi của học sinh ở chính những công việc hàng ngày của mình nên khả năng 
tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa thường xuyên, chưa có 
ý thức tự vươn lên, trong giảng dạy thường dạy hết nội dung sách giáo khoa, còn ngại thực 
hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy... nên chưa thực sự phát huy tính tích cực 
của học sinh trong học tập dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao.
 Tóm lại : Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân bao trùm vẫn là do trình độ tri 
thức, sự hiểu biết của giáo viên còn hạn chế vì thế dẫn đến kiến thức và phương pháp giảng 
dạy của giáo viên còn hạn chế.
II. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
1. Một số giải pháp chung:
 Xác định các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên, tôi đã tiến hành một số biện 
pháp bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học như sau:
 Thường xuyên dự giờ lên lớp của giáo viên, qua dự giờ chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu, rút 
kinh nghiệm, chỉ ra hướng sửa chữa và thời gian sửa chữa. Qua dự giờ Ban Giám hiệu cần có 
sự động viên kịp thời, không gây áp lực cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên có chuyên 
môn yếu có cơ hội học tập kinh nghiệm của giáo viên có chuyên môn vững, đi sâu vào hai 
môn Toán và Tiếng Việt, sinh hoạt chuyên môn theo to, tập trung cả trường. To chức hội giảng 
theo chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn tập trung vào phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và 
phụ đạo học sinh yếu 2 môn Toán, Tiếng Việt. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về Bồi 
dưỡng học sinh giỏi trong toàn trường. qua đó thảo luận cùng xây dựng phương pháp chung, 
tất cả đều được ghi chép cụ thể, chi tiết, cùng đưa ra những vướng mắc cùng trao đổi, đi đến 
thống nhất phương pháp thực hiện có hiệu quả nhất.
 Xây dựng quy chế chuyên môn: Hướng dẫn cách soạn giáo án (với giáo viên mới), 
cách xác định Chuẩn kiến thức kỹ năng của từng môn học, giúp giáo viên nắm được mục tiêu 
tiết dạy.
 Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp, sử dụng phương pháp phù hợp với từng đối tượng 
học sinh không nên tham kiến thức, nhưng không giảm nhẹ kiến thức đối với học sinh khá 
giỏi. Tích cực khuyến khích giáo viên thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng 
dạy, xây dựng một số tiết dạy giáo án điện tử để giáo viên được tham dự, đóng góp ý kiến 
thống nhất phương pháp, hình thức dạy trình chiếu.
 Để nâng cao tính tự giác, chủ động cho giáo viên. Nhà trường tổ chức cho giáo viên tự 
kiểm tra nhau (kiểm tra chéo) hồ sơ giáo viên qua đó giáo viên học tập cách trình bày giáo án 
của nhau, đồng thời giáo viên vững về soạn bài trên máy tính sẽ hướng dẫn sửa chữa cho một 
số giáo viên còn có những hạn chế trong khâu căn chỉnh, cách trình bày giáo án.Bên cạnh với 
cách làm ấy Ban Giám hiệu thường xuyên kiểm tra đột xuất hồ sơ, giáo án và việc thực hiện 
nhiệm vụ của giáo viên hoặc kết hợp với tổ Khảo thí kiểm tra.
 Phát động phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, thi viết chữ đẹp của giáo viên, thi làm 
đồ dùng dạy học.
 Tạo điều kiện cho giáo viên tham ra các lớp bồi dưỡng do Phòng Giáo dục và Đào tạo, 
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
 Kết hợp xây dựng đội ngũ giáo viên có chuyên môn tốt với việc bồi dưỡng thường 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_trinh_do_chu.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Tiểu học.pdf