Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo

doc 12 trang skquanly 21/06/2024 1050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC CÁC 
 TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ MẪU GIÁO
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc, được học tập, mà quan trọng là trẻ 
cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi, ngoài nhu cầu chơi với đồ chơi, chơi 
đóng vai, trẻ cần phải được vui chơi tập thể qua đó giúp trẻ biết đoàn kết, gắn bó 
nhau trong các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Xuất phát từ vai trò quan trọng của 
hoạt động vui chơi đối với trẻ, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân 
gian là một việc làm cần thiết . 
 Trò chơi dân gian đã mang lại cho trẻ nhiều kỷ niệm của tuổi thơ và những 
tiếng cười vui tươi hồn nhiên thoải mái, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui 
chơi, trẻ được hoạt động tập thể chia sẻ niềm vui của trẻ với bạn bè, cộng đồng. 
Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã 
hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 
 Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong 
trường học, nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian có hiệu quả, 
lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một vấn đề cần thiết. Là một giáo viên mầm non, 
tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có 
hiệu quả nhất nên tôi đã nghiên cứu và tìm ra “Một số giải pháp nâng cao hiệu 
quả tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo” với mong muốn đưa những 
biện pháp mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong 
ngày đạt kết quả tốt.
 B. NỘI DUNG
 I. Thực trạng
 Đầu năm học được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi được 
đảm nhận dạy lớp lá 1, với tổng số trẻ là: 35/16 trẻ nữ. Trong đó có 23 trẻ đã được 
học qua lớp nhóm, mầm, chồi, và còn 12 trẻ còn lại là chưa được học qua lớp 
nhóm, mầm, chồi. Trong nhiều năm công tác bản thân được Ban giám hiệu đánh 
giá cao cách tổ chức các hoạt động dạy và học.
 Qua thực tế giảng dạy của lớp mình phụ trách và theo sự chỉ đạo của Ban 
 1 vậy, ngay từ đầu năm học tôi bám sát kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục 
năm học và dựa trên cơ sở nhận thức, khả năng của trẻ trên lớp lựa chọn những trò 
chơi dân gian phù hợp đưa vào kế hoạch thực hiện. Cụ thể như sau:
 Với trẻ ở độ tuổi lớp lá khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã 
cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò chơi dài 
hơn và khó hơn.: “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Nu na 
nu nống”, “Dung dăng dung dẻ”, “Cò bẹp”, “Kéo co”, “Cờ láu ngô”, “Trồng nụ 
trồng hoa”, “Cướp cờ”, “ Bịt mắt bắt dê”.
 Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ tôi thực hiện theo các bước sau:
 - Trò chơi phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ chứ không quá khó.
 - Nơi đặt đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi là nơi dễ tìm thấy.
 - Tạo hứng thú cho trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ khi tham gia trò chơi.
 - Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
 - Trò chơi phải phù hợp với không gian, thời gian và điều kiện thực tế của 
trường lớp, địa phương nơi trẻ sinh sống.
 Trò chơi dân gian ở trẻ 5 tuổi rất phong phú và đa dạng, để trẻ tham gia tốt 
trò chơi đòi hỏi trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm về các sự vật, hiện tượng trong 
cuộc sống, trẻ phải biết phân tích, biết tổng hợp, biết lien hệ các sự vật hiện tượng 
để thực hiện tốt trò chơi của mình. Các hành động chơi của trẻ mẫu giáo 5 tuổi đòi 
hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trước 
khi thực hiện động tác chơi như chơi “ Ô ăn quan”, “Cờ đi đường”  đây là cơ sở 
để phát triển tư duy logic cho trẻ.
 Căn cứ vào khả năng nhận thức của trẻ lớp mình, căn cứ vào kế hoạch thực 
hiện các hoạt động theo các chủ đề, tôi đã lựa chọn, sưu tầm những trò chơi dân 
gian phù hợp với từng chủ đề.
 Ví dụ: Chủ đề trường mầm non thì chọn những trò chơi như: Nhảy bao, thả 
đỉa ba ba, kéo co, bắn bi.
 Chủ đề gia đình: Nu na nu nống, chi chi chành chành, hội đồng tổng cốc, 
chốn tìm, ô ăn quan
 Chủ đề nghề nghiệp: Đi cà kheo, ném còn, kéo cưa lừa xẻ.
 3 mây, nu na nu nống”Điểm đặc biệt của trò chơi dân gian là khi chơi trẻ không 
bao giờ chỉ thực hiện độc lập các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi 
vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí 
chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn, không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, bài nào 
cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. 
 Ví dụ như: chơi “nu na nu nóng”, trẻ hát “nu na nu nóng, cái bóng nằm 
trong, con ong nằm ngoài, củ khoai chấm mật”. Câu hát dường như chẳng có ý 
nghĩa nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành, hay như chơi 
“rồng rắng lên mây”, nếu trẻ không thuộc lời trò chơi diễn ra không soi nổi. Trò 
chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi thường cho trẻ làm 
quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào 
các thời điểm hoạt động ngoài trờiKhi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho 
trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó, trẻ chơi rất hứng thú và tích 
cực tham gia chơi.
 3. Xây dựng góc trò chơi dân gian trong lớp học
 Tổ chức môi trường hoạt động của trẻ trong trường, lớp mẫu giáo có vai trò 
quan trọng đối với sự phát triển về thể chât, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm- xã hội, khả 
năng thẩm mĩ, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, bố trí và tổ chức môi trường hoạt động cho 
trẻ chơi và hoạt động cần đảm bảo trên nguyên tắc cho trẻ “chơi mà học” và phải 
tính đến các yếu tố không gian thực tế. Mục đích tổ chức hoạt động; an toàn cho 
trẻ và linh hoạt, dễ thay đổi theo mục đích giáo dục theo các chủ đề. Hiện nay, mỗi 
lớp mầm non đều có năm góc hoạt động, bao gồm: Góc phân vai, góc học tập và 
sách, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên, góc xây dựng – lắp ghép. Mỗi góc có một đặc 
điểm và tác động giáo dục riêng đến sự phát triển của trẻ lứa tuổi mầm non. Mỗi 
góc có một tác động giáo dục riêng nhưng đều có một điểm chung là góp phần phát 
triển óc sáng tạo, thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ và hơn tất cả là hình thành 
ở trẻ niềm say mê, hứng thú khi trẻ tới trường mầm non .
 Trong một lớp mầm non nên tổ chức thêm góc trò chơi dân gian, bởi trò 
chơi dân gian là một hình thức giáo dục có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển 
toàn diện của trẻ. Do đó, để tăng số lần trẻ được tham gia chơi các trò chơi dân 
 5 Ví dụ: Với lĩnh vực giáo dục thể chất nên lựa chọn các trò chơi vận động 
nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động, nhiều trò chơi đòi hỏi 
trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng trẻ phải có sức khỏe mới 
có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.
 Ví dụ: Với trò chơi “Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “ Xin 
khúc đuôi, tha hồ đuổi bắt”, lập tức trẻ làm “đuôi” (trẻ đứng sau cùng) phải chạy 
thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” bắt, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại 
phải làm “thầy” để đi đuổi những trẻ khác.
 Trò chơi “Trồng nụ trồng hoa”, có nhiều nấc chơi nho nhỏ từ bàn một đến 
bàn haiđến bàn mười (Trồng nụ trồng hoa)trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết 
nấc này mới đi tiếp nấc sau, như vậy trẻ phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn và khéo léo 
mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi.
 Trò chơi “Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh miệng 
vì nếu câu cuối bài là “ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay ra, ngón 
tay của nó sẽ bị giữ lại, là thua.
 Với hoạt động môi trường xung quanh, toán, văn học cũng có thể đang xen 
trò chơi dân gian vào (khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng được các tiêu chí sau). 
Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ, phát triển ngôn ngữ.
 Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng 
sử dụng đồ dùng đồ chơiRèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.
 Ví dụ: Lời đồng dao của trò chơi chuyền “Con ruồi có cánh, Đòn gánh có 
mấu, Châu chấu có chân” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một 
số con vật và đồ vật quen thuộc.
 Với môn âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò 
chơi “Tập tầm vông”  Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt 
động chung, một điều cần đặc biệt lưu ý đó phải lựa chọ trò chơi phù hợp với đề tài 
và chủ điểm của bài dạy, chẳng hạn như: “Bịt mắt bắt dê”, “ Thi tìm những con vật 
có từ láy”. Chủ điểm “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi “ Trồng 
nụ trồng hoa”, chủ điểm “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu 
 7 chơi tránh để tình trạng những trẻ nào nhanh nhẹn, hoạt bát thì luôn được chọn 
chơi chính, còn những trẻ nhút nhát thì chỉ ở dưới cổ vũ.
 Ví dụ: Trong trò chơi “Mèo đuổi chuột” hay “Bịt mắt bắt dê” tôi mời những 
trẻ nhút nhát lên chơi chính đóng làm mèo (chuột) hay làm người đi bắt dê. Và 
trong khi chơi nếu trẻ chơi tốt tôi kịp thời khen ngợi trẻ luôn để trẻ tự tin, mạnh 
dạn hơn.
 6. Phối kết hợp cùng với phụ huynh trong việc tổ chức trò chơi dân gian 
cho trẻ.
 Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc tổ chức trò chơi dân gian 
cho trẻ là rất quan trọng bởi gia đình là môi trường đầu tiên mà đứa trẻ được tiếp 
xúc. Chính vì vậy trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều những văn hóa của môi trường đó 
như: Tính cách, ngôn ngữ, chế độ sinh hoạt ... Việc trao đổi thường xuyên với phụ 
huynh về vấn đề tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ chơi giúp phụ huynh hiểu được 
tầm quan trọng trò chơi dân gian đối với sự phát triển toàn diện của đứa trẻ. Hơn 
nữa qua quá trình trao đổi, tiếp xúc với phụ huynh giúp cho người giáo viên mầm 
non hiểu được rõ hơn về bản sắc văn hóa nơi trẻ sống, tìm hiểu thêm được một số 
trò chơi dân gian của địa phương để đưa vào tổ chức cho trẻ chơi.
 Để công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc tổ chức trò chơi dân gian 
cho trẻ đạt hiệu quả tối ưu thì trong khi lập kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, giáo 
viên cần phải đưa nội dung phối hợp với gia đình trẻ vào kế hoạch, đặc biệt là nội 
dung tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.
 Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi 
chuột”; “Bịt mắt bắt dê”; “Thả đỉa ba ba”:
 Trao đổi với phụ huynh về chủ đề, cung cấp cho phụ huynh cách chơi, bài 
đồng dao gắn với trò chơi đó để phụ huynh về nhà cùng chơi với trẻ. 
 Trong kế hoạch phải thể hiện rõ được mục đích, nội dung, thời gian, biện 
pháp thực hiện và kết quả đạt được, những tồn tại và hướng giải quyết. 
 Quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non mang đặc tính xã hội 
hoá cáo, để thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc, giáo dục, vui chơi của trẻ em ở 
lứa tuổi này cần thiết có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình. Và 
 9 Giáo viên và phụ huynh gắn bó chặt chẽ hơn, trẻ đến lớp đông hơn, phụ 
huynh ủng hộ và giúp đỡ nhiều hơn đến các phong trào của nhà trường.
 2. Bài học kinh nghiệm.
 Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi rút ra được một số bài 
học kinh nghiệm sau:
 Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. 
trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa món nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao 
nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ trở thành 
những người lao động tài giỏi trong tương lai. Muốn tổ chức trò chơi dân gian đạt 
được hiệu quả tốt nhất thì trước tiên giáo viên cần chuẩn bị tốt mọi điều kiện trươc 
khi tổ chức chơi; tìm hiểu kỹ cách chơi, luật chơi.
 Tích cực sưu tầm, lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với đặc điểm nhận 
thức của trẻ, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Cần phải lực chọn và 
tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi dân gian giúp trẻ hình thành tinh thần tập thể, 
biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, biết giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với ban.
 Để thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ và đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu 
giáo viên mầm non cần linh hoạt, sáng tạo và tận dụng mọi cơ hội cho trẻ được 
tham gia trò chơi dân gian. Chịu khó sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên làm đồ 
dùng đồ chơi cho trẻ; Xây dựng môi trường hoạt động nhằm khơi gợi hứng thú 
chơi của trẻ.
 Với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được chủ 
động tự tổ chức trò chơi dân gian mà trẻ thích. Đồng thời giáo viên là người quan 
sát, theo dõi động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
 C. KẾT LUẬN
 Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, 
vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát 
triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ. Những trẻ chơi một cách hăng hái, 
hoạt động nổi bật trong khi chơi thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, 
tháo vát và biết tổ chức trong cuộc sống. Cần phải tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi 
dân gian để phát triển ở trẻ tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_to.doc