Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ

doc 19 trang skquanly 07/12/2024 170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra nội bộ
 ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
 KIỂM TRA NỘI BỘ
 I, Phần mở đầu:
 1. Lý do chọn đề tài.
 Trong công tác quản lý trường học, người lãnh đạo muốn thực hiện tốt một 
nhiệm vụ, và để nhiệm vụ đó đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý phải thực hiện các 
chức năng quản lý: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và 
khâu cuối cùng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Thực hiện tốt công tác kiểm tra 
nội bộ trường học là thực hiện một chức năng quản lý giáo dục, chức năng thiết 
yếu của các cơ quan quản lý giáo dục, là công cụ sắc bén góp phần tăng cường 
hiệu lực, hiệu quả giáo dục. Tại hội nghị thanh tra miền Bắc ngày 19/4/1957 Bác 
Hồ đã nói: “ Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. 
 Thanh tra, kiểm tra giáo dục là sự nghiệp của cán bộ lãnh đạo giáo dục; lãnh 
đạo phải kiểm tra, thanh tra thường xuyên: “ Không coi trọng kiểm tra nội bộ 
trường học tức là tự tước mất vũ khí cần thiết của người lãnh đạo” (Phạm văn 
Đồng).
 Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một hoạt động được tiến hành thường 
xuyên, liên tục thông qua hệ thống công cụ để thu thập, cập nhật, so sánh và phân 
tích các dữ liệu trong suốt quá trình thực hiện. Qua đó người cán bộ có cách nhìn 
nhận chính xác, khách quan các hoạt động. Việc kiểm tra đánh giá là một quy trình 
mang tính khoa học và tính sư phạm cao. Nó sẽ giúp người quản lý thấy rõ việc 
thực hiện nhiệm vụ diễn ra như thế nào, kết quả công việc ra sao để có điều chỉnh 
bổ sung kịp thời.
 Tôi chọn chọn đề tài trước hết do yếu cầu công tác quản lý đặt ra, vì kiểm tra 
là một chu trình của công tác quản lý: Xây dựng kế hoạch – Tổ chức thực hiện – 
Chỉ đạo – Kiểm tra. Kiểm tra nội bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình thực 
hiện nhiệm vụ năm học; công tác kiểm tra phải được đổi mới một cách mạnh mẽ 
mới đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay, nếu không đổi mới phương pháp 
kiểm tra thì nhiệm vụ kiểm tra nội bộ sẽ không có tác động tích cực trong đổi mới 
phương pháp giảng dạy và hoạt động giáo dục. Đây là một công việc khó, song rất 
cần thiết. Trong quá trình quản lý tôi luôn nghiên cứu, tìm tòi và tích lũy kinh 
nghiệm trong quá trình kiểm tra nội bộ để công tác quản lý của mình đạt hiệu 
quả hơn. Vì vậy tôi chọn đề tài : “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm 
tra nội bộ.” 
 Để thực hiện đề tài này bản thân cần phải nhận thức tốt một số điểm sau: 
 - Trước hết là điểm mới về nhận thức: Sáng kiến kinh nghiệm này hoàn toàn 
không mang tính hình thức, rập khuôn máy móc. Dấu ấn cá nhân người thực hiện 
xuyên suốt về hình thức, nội dung. Trong đó lấy hiệu quả công việc làm trọng tâm. 
Trong kiểm tra cũng như xếp loại theo sự chỉ đạo chung của ngành, của cấp trên. 
 - Trong việc thực hiện sáng kiến bản thân đã mạnh dạn chỉ ra mặt trái, mặt tồn 
tại và quyết tâm khắc phục một cách triệt để. Những điều chưa làm được do nhiều 
nguyên nhân cũng được đề cập đến. 
 1 cầu của đánh giá là khách quan, chính xác, công bằng đồng thời định hướng, 
khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của đối tượng kiểm tra.
 - Tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực 
hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình.Yêu cầu của tư vấn là các ý kiến tư vấn 
phải sát thực, khả thi giúp cho đối tượng kiểm tra nâng cao chất lượng công việc 
của mình.
 - Thúc đẩy: là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những 
định hướng mới và kiến nghị với các cấp quản lý nhằm hoàn thiện dần hoạt động của đối 
tượng kiểm tra và có những kiến nghị xác đáng đối với các cấp quản lý nhằm phát triển tổ 
chức, phát triển cá nhân trong đơn vị.
 Tuy các hoạt động trên có những điểm khác nhau, song chúng có mối quan hệ 
chặt chẽ với nhau, kiểm tra nội bộ cung cấp thông tin, tin cậy sử dụng số liệu, kết 
luận, đánh giá của kiểm tra nội bộ đồng thời lại giúp cho công tác kiểm tra nội bộ 
được chính xác hơn, hiệu quả hơn. Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng 
định “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất 
định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”.
 Các nguyên tắc kiểm tra
 Kiểm tra trong nhà trường đánh giá kết quả hoạt động, không " Bới lông tìm vết "; 
kiểm tra có tính bồi dưỡng, đôn đốc, thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thông 
qua kiểm tra giúp cho hiệu trưởng có những thông tin xác thực về hoạt động của đối tượng, 
nâng cao hiệu quả hoạt động trường học. Ngoài ra, còn phải tính đến hiệu quả kinh tế trong 
kiểm tra, nghĩa là các lợi ích mà kiểm tra mang lại phải lớn hơn các chi phí cùng hậu quả do 
kiểm tra gây ra. 
 Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, đây là nguyên tắc hàng đầu của 
kiểm tra và kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh định 
kiến, suy diễn cũng như tránh làm hình thức, giả tạo. Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời, 
theo đúng kế hoạch, không phải "khi có vấn đề" mới kiểm tra. 
 Kiểm tra phải công khai, đó là thể hiện dân chủ trong quản lý cần phải huy động cán 
bộ, giáo viên cốt cán tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra thành quá trình 
tự kiểm tra của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường.
 c. Nội dung của kiểm tra nội bộ, kiểm tra nội bộ có nhiều nội dung, song việc 
kiểm tra nội bộ có hiệu quả nhất cần tập trung vào kiểm tra một số hoạt động sau:
 - Các hoạt động quản lí giáo dục
 Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch năm học (kế hoạch chung và 
các kế hoạch theo từng chuyên đề) của ban giám hiệu, các tổ khối trưởng, giáo viên,
 Việc bố trí, sắp xếp, sử dụng đội ngũ
 Việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai; tiếp công dân và giải quyết khiếu 
nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
 Việc chi đạo, phối hợp hoạt động với các tổ chức, đoàn thể
 - Các hoạt động quản lý chuyên môn, dạy - học và giáo dục
 Quản lý, điều hành của các tổ, nhóm chuyên môn 
 Các hoạt động sư phạm của giáo viên 
 Thực hiện các quy định về hồ sơ chuyên môn; kế hoạch dạy học; kiểm tra, chấm 
chữa trả bài; đổỉ mới phương pháp, ứng dụng CNTT trong dạy học; sử dụng thiết bị 
ĐDDH, thí nghiệm thực hành; dự giờ, tự bồi dưỡng; 
 3 Học sinh dân tộc thiểu số đồ dùng tập học tập đôi khi chưa đầy đủ, bảo quản 
chưa tốt, đi học tính chuyên cần chưa cao.
 c. Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
 - Nhà trường có diện tích khuôn viên đảm bảo theo quy định (15980 m 2/ 542 
hs, TB: 29 m2/ 1 hs), cảnh quan, môi trường sư phạm đáp ứng được các tiêu chí về 
trường học thân thiện: có cây xanh bóng mát, vệ sinh sạch sẽ đáp ứng đủ theo điều 
lệ trường tiểu học.
 - Nhà trường có 28 phòng học, 02 phòng làm việc, 02 phòng Tin học, 01 
phòng tiếng Anh, 01 Y tế, 02 Thư viện.
 - Khu vực để xe: 01 nhà xe dành cho học sinh; 03 nhà xe dành cho GV-NV;
 - Vệ sinh: 03 nhà vệ sinh dành cho học sinh; 03 nhà vệ sinh dành cho GV-
NV;
 - Sân chơi, bãi tập: Không có sân chơi, bãi tập riêng, bố trí sân chơi, bãi tập 
trên sân trường; sân trường rộng; 350 m2. 
 - Dụng cụ TDTT: Tương đối đầy đủ cho học sinh luyện tập thể chất.
 * Thuận lợi
 CSVC của trường lớp tương đối khang trang, cảnh quan sư phạm sạch đẹp, có 
đủ phòng học cho học sinh học 2 buổi/ ngày đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 
 * Khó khăn 
 - Bàn ghế của học sinh một số bộ đã xuống cấp do sử dụng nhiều năm.
 - 03 điểm trường nằm cách xa nhau, hệ thống điện, nước, quạt phải tu sửa 
thường xuyên.
 - Một số thiết bị chưa đồng bộ nên việc sử dụng hiệu quả chưa cao.
 d. Đánh giá chung về thực trạng kiểm tra nội bộ nhà trường
 * Ưu điểm:
 - Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của thanh tra PGD&ĐT, Thanh tra 
Nhà nước Huyện về công tác kiểm tra nội bộ trường học.
 Hệ thống văn bản của công tác thanh tra hướng dẫn chỉ đạo kịp thời, đầy đủ.
 - Đội ngũ CBVC của trường có trình độ chuyên môn vững vàng, thực hiện 
quy chế chuyên môn, quy chế làm việc nghiêm túc .
 - Lực lượng cốt cán kểm tra thông suốt về công việc kiểm tra, có ý thức trách 
nhiệm đôn đốc đội ngũ thực hiện công tác giảng dạy và lập các hồ sơ sổ sách đúng 
theo qui chế hoạt động chuyên môn.
 - Điều kiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy tương đối đầy đủ, nền nếp giảng 
dạy nghiêm túc.
 - Kiểm tra nội bộ là việc làm thường xuyên hàng năm nên ban KTNB đã có 
nhiều kinh nghiệm.
 Công tác kiểm tra nội bộ trường học giúp nhà trường quản lý và động viên, 
giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục, góp phần nâng cao 
hiệu quả và chất lượng giáo dục. Mặt khác việc kiểm tra nội bộ trường học còn 
giúp Ban giám hiệu nắm rõ việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học, việc 
chuẩn bị bài, lên lớp, đánh giá học sinh, mức độ tiến bộ của học sinh qua từng học 
kỳ, cả năm không những thế còn nắm được việc thực hiện công tác chủ nhiệm, các 
hoạt động giáo dục khác và công tác bồi dưỡng tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ 
 5 pháp, đáp ứng yêu cẩu cơ sở vật chất tốt cho dạy và học; nền nếp, kỉ cương của 
nhà trường được giữ vững tôi thực hiện các giải pháp sau để nâng cao hiệu quả 
công tác kiểm tra nội bộ:
 b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 b.1 Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 
về công tác kiểm tra nội bộ trường học.
 Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo 
Krông Ana là công tác kiểm tra nội bộ trường học đòi hỏi cấp ủy các chi bộ, lãnh 
đạo các cơ quan cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra của 
cấp trên đối với cấp dưới, đề cao kiểm tra nội bộ cơ quan, đơn vị, tổ chức. Nâng 
cao hiệu quả của kiểm tra nhà nước và kiểm tra chuyên ngành, làm cho công tác 
kiểm tra là công cụ quan trọng để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước, 
tăng cường tính kỉ luật và làm cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh góp phần 
phát triển giáo dục và đào tạo.
 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục 
trong toàn xã hội, xây dựng ý thức quyết tâm thực hiện đổi mới giáo dục cả về nội 
dung và phương pháp, tăng cương công tác tham mưu của nhà trường với UBND 
xã, huyện và chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện 
tốt chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ 
trường học làm tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng trọng việc quản lý hoạt 
động của nhà trường đưa các hoạt động của nhà trường thực hiện đúng kỉ cương, 
nền nếp, nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng 
giáo dục toàn diện.
 Đầu năm học khi có kế hoạch kiểm tra của Phòng Giáo dục hướng dẫn nhà 
trường xây dựng kế hoạch cụ thể, ra quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ. 
Thông qua các văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra, kế hoạch kiểm tra của Phòng 
Giáo dục và của nhà trường trước Hội đồng sư phạm:
 - Văn bản chỉ đạo của các cấp, của đơn vị:
 - Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp như: TT39/2013/TT – 
BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 về việc Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành 
trong lĩnh vự giáo dục; 
 Hướng dẫn số 218/PGDĐT-TKTr ngày 18 tháng 10 năm 2017 về việc Hướng 
dẫn thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học năm học 2017-2018;
 - Nhà trường ban hành kế hoạch số 45/KH-THLHP ngày 20/10/2017 V/v kiểm 
tra nội bộ năm học 2017 – 2018 ban hành quyết định, phân công nhiệm vụ kèm theo 
đầy đủ.
 Hàng tháng nhà trường ra các quyết định kiểm tra nội bộ từ số: 51 đến 57 ( bao 
gồm 08 Quyết định).
 b.2 Xây dựng lực lượng kiểm tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên 
trong nhà trường bao gồm CBQL, tổ trưởng tổ chuyên môn, các giáo viên, nhân 
viên có năng lực, có uy tín.
 Trưởng ban kiểm tra tra soát, lựa chọn những cán bộ, giáo viên có năng lực, 
có kinh nghiệm công tác, am hiểu các văn bản quy định.
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_kie.doc