Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ

doc 49 trang skquanly 21/05/2025 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1
 1.1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................1
 1.2. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................1
 1.3. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................2
 2.1. Một số vấn đề lý luận chung về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng .....2
 2.1.1. Khái niệm công tác kiểm tra................................................................2
 2.1.2. Khái niệm công tác giám sát ...............................................................3
 2.1.3. Phân biệt giữa kiểm tra và giám sát....................................................3
 2.1.4. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy ..............................................4
 2.1.5. Công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra...............................6
 2.1.6. Ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát .............................6
 2.2. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên tại 
 một số đảng bộ, chi bộ trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ trong thời 
 gian qua .............................................................................................................7
 2.2.1. Thuận lợi .............................................................................................7
 2.2.2. Khó khăn, hạn chế...............................................................................8
 2.2.3. Đánh giá chung về công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng 
 viên tại các đảng bộ, chi bộ trường học trên địa bàn huyện Tân Kỳ trong 
 thời gian qua. ................................................................................................9
 2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát tổ chức 
 đảng và đảng viên tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ...................................11
 2.3.1. Nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy, chi bộ và đảng viên về 
 vị trí, vai trò, sự cần thiết và tính cấp bách của công tác kiểm tra, giám sát
 .....................................................................................................................11
 2.3.2. Chú trọng bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm 
 tra, giám sát trong Đảng .............................................................................13
 2.3.3. Chú trọng xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm của 
 Đảng ủy, Ủy ban kiểm Đảng ủy tinh gọn, phù hợp, hiệu quả .....................15
 2.3.4. Tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và 
 đảng viên với công tác kiểm tra nội bộ của nhà trường..............................19
 2.3.5. Coi trọng và thực hiện đúng quy định kiểm tra dấu hiệu vi phạm của 
 tổ chức đảng, đảng viên ..............................................................................21
 2.3.6. Tăng cường công tác xử lý sau kiểm tra, giám sát............................23
 2.3.7. Quan tâm sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, 
 giám sát, qua đó đúc rút kinh nghiệm, từng bước bổ sung, hoàn thiện 
 nghiệp vụ kiểm tra, giám sát của Ðảng.......................................................24
 2.4. Những kết quả đạt được trong những năm gần đây về công tác kiểm tra, 
 giám sát tại Đảng bộ Trường THPT Tân Kỳ...................................................24
 2.4.1. Kết quả đạt được ...............................................................................24
 2.4.2. Thành tích được ghi nhận trong lĩnh vực công tác kiểm tra, giám sát
 .....................................................................................................................39 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT Viết tắt Nội dung
 1 GDPT Giáo dục phổ thông
 2 THPT Trung học phổ thông
 3 BGDĐT Bộ giáo dục đào tạo
 4 TTGDNN-GDTX Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục 
 thường xuyên
 5 NQ/TW Nghị quyết Trung ương
 6 TCĐ Tổ chức đảng
 7 UBKT Ủy ban Kiểm tra
 8 GDĐT Giáo dục đào tạo
 9 BGH Ban giám hiệu
 10 KT, GS Kiểm tra, giám sát
 11 CN UBKT Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
 12 UBND Ủy ban nhân dân
 13 THCS Trung học cơ sở
 14 GD Giáo dục
 15 Đ/c Đồng chí
 16 GV Giáo viên
 17 KK Khuyến khích
 18 HS Học sinh
 19 CSTĐ Chiến sĩ thi đua
 20 TW Trung ương chặn những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong tư tưởng và hành động của các tổ 
chức và cá nhân đảng viên trong nhà trường. Điều đó góp phần không nhỏ vào 
việc tăng cường phát huy vai trò, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong mọi hoạt 
động nói chung và trong hoạt động chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên 
môn của nhà trường nói riêng.
 - Trong bối cảnh xã hội ngày càng có nhiều phức tạp, đâu đó vẫn còn tồn 
tại một số ít những cá nhân giáo viên – đảng viên còn có những hành động, biểu 
hiện tiêu cực, thiếu tính mô phạm, thậm chí vi phạm đạo đức, tư cách nhà giáo 
làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh cao cả của người giáo viên nhân dân thì 
việc kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên lại càng cần được coi trọng. 
Đặc biệt, thực hiện nhiều văn bản chỉ đạo mới của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT 
Nghệ An, công tác kiểm tra nội bộ trường học cũng đã có nhiều thay đổi theo 
hướng tinh giản nhưng tích cực, hiệu quả. Vì vậy, đỏi hỏi công tác kiểm tra, 
giám sát tổ chức Đảng và đảng viên cũng cần phải có những đổi mới, mang tính 
tiên phong, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và đáp ứng những 
nhu cầu cấp thiết của ngành GD&ĐT.
 1.3. Đóng góp mới của đề tài
 Từ trước đến nay đã có một số đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu về 
công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng. Song chủ yếu, các bài 
viết, các đề tài này còn dừng lại ở tính lý thuyết hoặc mới chỉ đưa ra một số giải 
pháp ứng dụng trong các lĩnh vực mang tính vĩ mô hoặc các giải pháp cụ thể 
nhưng chỉ ứng dụng ở các tổ chức Đảng thuộc các ngành, nghề khác. Đặc biệt, 
các đề tài đề cập đến các giải pháp về công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng 
và đảng viên tại các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, địa 
bàn huyện Tân Kỳ nói riêng gần như chưa thấy triển khai và áp dụng.
 Đề tài này đã đi sâu nghiên cứu, ứng dụng, đúc rút kinh nghiệm về một số 
giải pháp mới giúp cho công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên tại 
Đảng bộ trường học được phối hợp chặt chẽ với công tác kiểm tra nội bộ của 
nhà trường để đạt được hiệu quả cao trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng nói 
chung và công tác xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng dạy học của nhà 
trường nói riêng. 
 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 2.1. Một số vấn đề lý luận chung về công tác kiểm tra, giám sát của 
Đảng
 2.1.1. Khái niệm công tác kiểm tra
 Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là 
việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm hoặc vi phạm của 
cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành cương lĩnh * Khác nhau:
 a- Về mục đích:
 - Giám sát: Là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa, 
ngăn chặn xảy ra vi phạm từ lúc mới manh nha. Giám sát giúp đối tượng giám 
sát thực hiện đúng quy định, quy chế; phát hiện, góp ý, phản ánh, đề xuất; giám 
sát để phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm là chính. Qua giám sát, nếu 
phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra.
 - Còn mục đích của kiểm tra: Là để làm rõ đúng, sai. Sau khi kiểm tra 
phải kết luận và xử lý (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý). Có thể có vi phạm 
rồi mới kiểm tra, có vụ việc vi phạm đã qua nhiều năm mới kiểm tra để làm rõ 
nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân của vi phạm để xử lý (nếu 
có).
 b- Về đối tượng:
 - Đối với kiểm tra: Đảng viên vừa là đối tượng kiểm tra vừa là chủ thể 
kiểm tra.
 - Đối với giám sát: Đảng viên chỉ là đối tượng giám sát và chỉ trở thành 
chủ thể giám sát khi được TCĐ có thẩm quyền phân công.
 c- Về phương pháp và hình thức:
 - Giám sát: Không cần thẩm tra, xác minh, không xem xét thi hành kỷ luật 
như một cuộc kiểm tra. Thông qua giám sát, theo dõi để phát hiện vấn đề, phản 
ánh với tổ chức đảng và cá nhân, nhằm kịp thời chấn chỉnh, sữa chữa khuyết 
điểm, tránh để xảy ra vi phạm.
 - Còn phương pháp kiểm tra: Là tiến hành theo quy trình; thành lập tổ 
(hoặc đoàn) kiểm tra; coi trọng thẩm tra, xác minh; sau khi có kết luận cuộc 
kiểm tra, có đánh giá, nhận xét ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và xử lý 
kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý); công 
tác kiểm tra có chủ thể là đảng viên vừa có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra và tự 
kiểm tra, vừa là đối tượng kiểm tra.
 * Như vậy, giám sát và kiểm tra có mối quan hệ tác động lẫn nhau: Muốn 
thực hiện tốt việc giám sát thì phải có quan sát theo dõi, xem xét tình hình thực 
tế của đối tượng được giám sát; muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì phải thường 
xuyên thực hiện việc giám sát.
 2.1.4. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy
 2.1.4.1. Công tác kiểm tra của cấp ủy (Cấp ủy kiểm tra theo Điều 30, 
Điều lệ Đảng)
 * Công tác kiểm tra của đảng ủy cơ sở: 3. Việc giữ gìn đoàn kết nội bộ, quản lý đảng viên, chỉ đạo thực hiện quy 
định về những điều cán bộ, đảng viên không được làm và giữ mối liên hệ với 
cấp ủy nơi cư trú.
 Nội dung giám sát đối với đảng viên: Việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
 * Công tác giám sát của đảng ủy bộ phận:
 Đảng ủy bộ phận thực hiện giám sát theo chức năng, nhiệm vụ và do đảng 
ủy cơ sở giao. Nội dung, đối tượng giám sát như của đảng ủy cơ sở.
 * Công tác giám sát của chi bộ (chi bộ cơ sở, chi bộ thuộc đảng bộ cơ sở 
và chi bộ thuộc đảng bộ bộ phận)
 Chi bộ giám sát đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
 2.1.5. Công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra
 Ủy ban Kiểm tra của đảng ủy cơ sở thực hiện theo Điều 32 Điều lệ Đảng 
có 6 nhiệm vụ:
 1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi 
phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện 
nhiệm vụ đảng viên.
 2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc 
thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các 
nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám 
sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
 3. Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và 
tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của 
Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của ban chấp 
hành Trung ương.
 4. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc 
đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật.
 5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu 
nại về kỷ luật đảng
 6. Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy 
cùng cấp.
 (Đây là 6 nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp cần phân biệt rõ với nội 
dung kiểm tra, giám sát của cấp ủy).
 2.1.6. Ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát
 - Kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là biểu hiện nghiêm túc 
của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội. Vì thực tế 
luôn vận động, phát triển theo quy luật khách quan, nên ý định, chủ trương, kế 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc