Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh

doc 38 trang skquanly 06/06/2025 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh
 ê tức về cMẫu viết sáng kiến kinh nghiệm
 HƯỚNG DẪN BỐ CỤC VÀ CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH 
 NGHIỆM
 A Định dạng chung:
 - Giấy khổ A4 (21,0 x 29,7cm)
 - Phông chữ: Time New Roman
 - Lề trên: 3 cm
 - Lề dưới: 2,5 cm
 - Lề trái: 2,5 cm
 - Lề phải: 2,5 cm
 - Khoảng cách dòng: 1,5 cm
 - Số trang ở trung tâm lề dưới
 B. Cấu trúc của một bài sáng kiến kinh nghiệm:
 Các phần chính Ghi chú
 Trang bìa 
 Mục lục Trang mới( không đánh số trang)
 Danh mục chữ viết tắt (nếu có) Trang số 1
 I. Đặt vấn đề sang trang mới
 II. Giải quyết vấn đề ..
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề 
 2. Thực trạng của vấn đề 
 3. Các biện pháp đã tiến hành 
 để giải quyết vấn đề 
 4. Hiệu quả SKKN 
 III. Kết luận, kiến nghị
 Tài liệu tham khảo. Trang cuối
 Chú Ý:
 -Mỗi SKKN từ 10 đến 20 trang
 -Những SKKN sao chép, có nội dung giống nhau đều bị xếp loại không 
đạt và những cá nhân có SKKN sao chép BGK sẽ xem xét, sử lý.
 - Không nhận các SKKN viết tập thể
 C. Gợi ý nội dung các phần chính của SKKN:
 I. Đặt vấn đề
 1 Phần này tác giả chủ yếu trình bày lí do chọn chủ đề. Cụ thể tác giả cần 
trình bày được các ý chính sau đây
 - Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, quản lí 
mà tác giả đã chọn để viết SKKN.
 - Ý nghĩa và tác dụng ( về mặt lí luận) của hiện tượng ( vấn đề) có trong 
giảng dạy, giáo dục, quản lí.
 - Những mâu thuẫn giữa thực trạng ( có những bất hợp lí, có những điều 
cần cải tiến, sửa đổi.) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Những 
SKKN này đã áp dụng và mang lại hiêu quả rõ rệt.
 Từ những ý đó, tác giả khẳng đinh lí do mình chọn vấn đề để viết SKKN
 II. Giải quyết vấn đề:
 1 - Mô tả trình bày từng giải pháp, biện pháp kinh nghiệm đã thực hiện; 
phân tích, so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp, 
kinh nghiệm để chứng minh, thuyết phục về hiệu quả mà giải pháp, biện pháp, 
kinh nghiệm mang lại trong thực tế triển khai tại cơ quan, nhà trường (20 điểm)
 - Đánh giá được hiệu quả mà các giải pháp, kinh nghiệm mang lại; ý 
nghĩa của nó đối với thực tiễn quản lý và giảng dạy ở cơ quan, nhà trường; 
(10điểm)
 - Chỉ rõ được tính mới, tính sáng tạo của giải pháp, biện pháp, kinh 
nghiệm đã đúc rút từ thực tế đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lý luận về giáo 
dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành về giáo dục và đào tạo của 
Nhà nước. (30 điểm)
 c. Kết luận và khuyến nghị (10 điểm)
 - Khẳng định kết quả mà SKKN mang lại;
 - Nêu vắn tắt điều kiện, yêu cầu và hoàn cảnh áp dụng;
 - Gợi mở những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu;
 - Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan 
đến áp dụngvà phổ biến SKKN.
 Xếp loại: Loại A (xuất sắc): Từ 85-100đ Loại B (khá): 65-
84đ
 Thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, 
ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định ra cách làm việc, 
cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng” (2).
 Vì sao Bác căn dặn như thế? Vì trong nhân dân có nhiều giai cấp, tầng 
lớp, dân tộc, tôn giáo khác nhau; có nghề nghiệp, trình độ, năng lực không giống 
nhau nên có yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích khác nhau. Trong nhân dân lại có bộ 
phận tiên tiến, bộ phận trung bình, bộ phận chậm tiến. Mặt khác, cách mạng là 
sự nghiệp của quần chúng, nhưng các tầng lớp nhân dân lại không đồng đều về 
trình độ nhận thức, hoàn cảnh xuất thân. Do đó, người làm dân vận phải hiểu rõ 
thực tế này để có cách làm thật phù hợp.
 Cán bộ “dân vận khéo”, theo Hồ Chí Minh, đó phải là những người có kỹ 
năng nghiệp vụ. Kỹ năng ấy bao gồm: “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, 
miệng nói, tay làm”(3). Nghĩa là phải vận dụng “ngũ quan”, hiểu rõ thực tế, nói 
phải đi đôi với làm. Phải có óc nghiên cứu để nắm vững bản chất của con người, 
của sự việc. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắc nhở: “Dân vận khéo” 
là phải tránh bệnh chủ quan, phải phát huy dân chủ. Bởi theo Người: “Có dân 
chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến” (4) và “Có phát huy dân 
chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách 
mạng tiến lên”(5).
 “Dân vận khéo” theo Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bao hàm cả việc thành 
thạo quy trình dân vận. Đó là phải có phương pháp tuyên truyền, giải thích cho 
dân hiểu; phải dân chủ bàn bạc với dân để đặt kế hoạch rồi tổ chức cho toàn dân 
thi hành; phải kiểm tra, theo dõi, động viên, khuyến khích nhân dân; khi xong 
phải kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng kịp thời. 
Nhất là công tác kiểm tra để biến các chủ trương, chính sách, các chỉ thị, nghị 
quyết về công tác dân vận được thi hành đến đâu, ưu khuyết điểm, hạn chế gì để 
từ đó có hướng giải quyết nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn.
 3 Tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân trực tiếp lãnh đạo tiến hành công tác dân 
vận. Do vậy, cấp ủy đảng ở cơ sở phải đề ra chủ trương, biện pháp cụ thể cho 
từng thời gian nhất định; giao trách nhiệm dân vận cho từng cán bộ, đảng viên; 
lãnh đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ 
nữ, hội chiến binh cùng tiến hành công tác dân vận. Đặc biệt, phải xác định rõ 
chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị và lãnh đạo, chỉ 
đạo việc kiểm tra, đôn đốc, phối hợp giữa các tổ chức trong công tác dân vận 
phải nhịp nhàng, đồng bộ.
 Bốn là, xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo”.
 Để xây dựng được mô hình "Dân vận khéo" đòi hỏi cấp ủy mỗi địa 
phương phải có chủ trương, kế hoạch sát thực tế và thực hiện chặt chẽ các khâu: 
Lựa chọn mô hình; dự kiến nhân sự; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp 
dân vận; xây dựng cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết cho công tác dân vận; 
thử nghiệm mô hình và tổ chức rút kinh nghiệm; học tập, vận dụng để nhân rộng 
mô hình.
 5 + Phải cho dân biết: Quyền làm chủ của nhân dân, đường lối, chính sách 
của Đảng, Nhà nước, thông tin thời sự, chính sách, cán bộ lãnh đạo, quản lý 
mình.
 + Giải thích cho dân hiểu: "Trước nhất là phải tìm mọi cách giải 
thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ 
của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được".
 + Bày cách cho dân làm: "phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh 
nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa 
phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành". Và "Trong lúc thi hành 
phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân".
 + Tiến hành kiểm tra, kiểm soát: "Khi thi hành xong phải cùng với 
dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng".
 Theo Hồ Chí Minh, mục đích có đồng, chí mới đồng, chí có đồng, tâm 
mới đồng, tâm đã đồng lại phải biết cách làm, thì làm mới chóng. Đó chính là 
khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà ngày nay chúng ta 
thường đề cập tới.
 III. Ai phụ trách dân vận?
 Hồ Chí Minh chỉ rõ ai (lực lượng) làm công tác dân vận là: “tất cả cán bộ 
chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân 
(Liên Việt, Việt Minh,v.v.) đều phải phụ trách dân vận”.Như vậy, lực lượng làm 
công tác dân vận không chỉ là những người chuyên trách công tác này, mà 
rất đông đảo, với nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia. Đó chính là sức mạnh 
nói chung, trên các phong trào cách mạng nói chung, trên các mặt trận và lĩnh 
vực cụ thể nói riêng, trong đó có lĩnh vực dân vận.
 Lực lượng làm công tác dân vận là lực lượng của cả hệ thống chính trị - 
trước hết là của chính quyền. Điều ấy có nghĩa là, tất cả cán bộ chính quyền đều 
phải làm dân vận. Đây là đặc điểm nổi bật của công tác dân vận khi Đảng ta có 
chính quyền. Chính quyền của ta là công cụ chủ yếu của nhân dân. Chính quyền 
không những chỉ phải làm dân vận mà còn có nhiều điều kiện làm công tác dân 
vận thuận lợi hơn.
 IV. Dân vận phải thế nào?
 Đây chính là vấn đề được Hồ Chí Minh đặt ra về phương pháp dân vận 
với những yêu cầu rất cụ thể với cán cán bộ dân vận. Người đúc kết thành 12 từ: 
Đó là “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.
 - Óc nghĩ: Điều này được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí hàng đầu, cho thấy 
người đặc biệt đề cao trí tuệ và yêu cầu về sự “động não” của người làm công 
tác dân vận.
 Bác Hồ muốn khẳng định, công tác dân vận không chỉ là những thao tác 
cụ thể, những công thức có sẵn mà bản thân nó là một khoa học -khoa học về 
 7 còn phải có thái độ mềm mỏng; đối với người già, các bậc lão thành phải cung 
kính, lễ độ, với đồng chí, đồng bào phải đúng mực, nghiêm trang, với nhi đồng 
phải thương yêu, quý mến.
 - Tay làm:là thể hiện quan niệm học đi đôi với hành, là gương mẫu,làm 
gương trước cho quần chúng. Nếu nói là để dân nghe, thì làm là để dân thấy, dân 
tin, dân học làm theo. Lời nói đi đôi với hành độnglà một yêu cầu, một phương 
pháp hết sức quan trọng đối với cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác dân vận 
nói riêng. Sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến hai mặt của một vấn đề 
này. Người từng có hàng loạt bài viết, bài nói phê phán những cán bộ, đảng viên 
“nói không đi đôi với làm”, “nói hay mà làm dở” hoặc “đánh trống bỏ dùi”. 
Người chỉ rõ “cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói, tay 
làm để làm gương cho nhân dân. Nói hay mà không làm thì nói vô ích”.
 Như vậy: “Mắt trông, tai nghe, chân đi” là yêu cầu sát cơ sở, sát thực tế, 
đến với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân mà giúp dân 
giải quyết các công việc cụ thể, đề xuất chính sách hoặc điều chỉnh chính sách 
cho phù hợp, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách.
 “Miệng nói, tay làm” là phong cách quan trọng nhất hiện nay, “phải thật 
thà nhúng tay vào việc”, không được nói một đằng, làm một nẻo, miệng thì vận 
động người khác nhưng mình thì không làm hoặc làm ngược lại. Bác cũng 
nghiêm khắc phê phán “bệnh nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh”.Đây cũng thể 
hiện sự nhất quán trong tư tưởng và hành động thường ngày Chủ tịch Hồ Chí 
Minh.
 "Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm" là có sự thống 
nhất, hòa quyện chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Đó có thể coi cẩm nang về 
phương pháp dân vận cho tất cả cán bộ, đảng viên trong công tác dân vận.
 Cuối cùng, Người khẳng định rõ tầm quan trọng của công tác dân 
vận:“Dân vận kém thì việc gì cũng kém”. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành 
công”.
 * Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm
 - Đây có thể coi là “cương lĩnh dân vận” của Đảng cộng sản Việt Nam có 
giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần thiết trong mọi giai đoạn cách mạng. Thể 
hiện rất rõ tư tưởng trọng dân và tin dân, phong cách quần chúng của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh.
 - Lấy dân là đối tượng phục vụ và để phục vụ dân, Người luôn gần gũi với 
nhân dân để thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí và thực hành 
dân chủ.
 - Quan trọng nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra quy trình và phương 
pháp dân vận:
 9 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Họ và tên: LÊ VĂN THẮNG
 Đơn vị công tác: Phường Trần Phú – Thành phố Hà Tĩnh
 Chức vụ: Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy.
 “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN 
 TRONG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ VĂN MINH”
 Phần mở đầu
 I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
 Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí 
Minh về cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Đảng 
ta luôn xác định: Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược 
đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta; là điều kiện quan trọng bảo đảm 
cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà 
nước với nhân dân. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta 
trong điều kiện hội nhập quốc tế càng đòi hỏi phải phát huy cao độ khối đoàn 
kết và sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, đưa đất nước 
thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, thực hiện thành công công cuộc đổi mới, công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và thực tế, trong mỗi giai đoạn lịch sử cách 
mạng, công tác dân vận có phương thức, nội dung khác nhau nhưng đều nhằm 
mục tiêu vận động tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các phong 
trào cách mạng, thi đua yêu nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; 
củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.
 Trong những năm qua, công tác dân vận luôn được cấp ủy, chính quyền, 
các ngành, đoàn thể, địa phương quan tâm đúng mức, với nhiều cách làm hay, 
sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực. Nội dung công tác dân vận có trọng 
tâm, trọng điểm, hình thức đa dạng, phong phú, xác định được mô hình phù hợp 
với yêu cầu của thực tiễn, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và 
tình hình địa bàn; tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân 
thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà 
nước, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đội ngũ 
cán bộ dân vận đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp thực 
hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_con.doc