Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

PHẦN MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân ”, Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém ”. Cán bộ là người đem chính sách của Đảng và Nhà nước giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, do vậy ngoài năng lực, người công chức phải thực sự là những người có tư cách đạo đức tốt. Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI đã đánh giá: bên cạnh đa số cán bộ, đảng viên, công chức có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng, thì vẫn còn “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”, những biểu hiện đó có nguy cơ làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều năm chậm được khắc phục, nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự mất dần lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ Xã hội chủ nghĩa mà Đảng đang ra sức phấn đấu xây dựng. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm quá trình hiện thực hóa quyền lực Nhà nước trong nhân dân. Nhà nước ta là "Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân" mà cán bộ công chức là nhân tố bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy công quyền đó. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thể hiện ở nhiều PHẦN NỘI DUNG I. Thực trạng vấn đề đạo đức công vụ hiện nay của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức 1. Ưu điểm Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham gia công tác quản lý, lãnh đạo các cấp phát huy tốt vai trò và khả năng của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào sự đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã vượt qua khó khăn, thử thách, cố gắng thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự phân công của tổ chức, lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân. Mặc dù gặp nhiều khó khăn và chịu tác động phức tạp trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhưng đội ngũ cán bộ, công chức đã góp phần to lớn trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế của đất nước với nền kinh tế của thế giới. Trình độ cán bộ, công chức hiện nay ngày càng được nâng cao (về trình độ lý luận chính trị, trí tuệ, bản lĩnh). Cách thức làm việc chuyên nghiệp hơn. Việc cải cách hành chính ngày càng được cải thiện, việc công khai các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục hành chính góp phần thuận tiện cho tổ chức và nhân dân trong quá trình thực hiện và trao đổi công việc. Hệ thống văn bản quy định về đạo đức công vụ ngày càng được hoàn thiện hơn. Một số cơ quan đã thiết lập đường dây nóng để nhân dân phản ánh kịp thời những vấn đề sai phạm, khó khăn và những thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã góp phần làm lành mạnh nền công vụ. 2. Những hạn chế, yếu kém Đạo đức là những chuẩn mực xử sự được xã hội thừa nhận, được hình thành và vận dụng từ chính thực tế của đời sống xã hội. Với những chuyển biến phát triển hội nhập nền kinh tế quốc tế đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, đạo đức là một trong những lĩnh vực có nhiều thay đổi nhất. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, xã hội ngày càng phát triển đã ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về nhiều mặt đến lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, tạo sự chuyển biến lớn về tư tưởng, đạo đức lối sống của cán bộ, công chức, viên chức. Như vậy, việc vi phạm đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức đã gây ra những hậu quả khó lường cho bản thân và xã hội, chính những biểu hiện đó đã gây nên sự bất bình của nhân dân, tạo dư luận không tốt. 3. Nguyên nhân Việc triển khai Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước của một số cơ quan, đơn vị còn chậm, thiếu quyết liệt nên hiệu quả chưa cao. Một số nơi người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự gương mẫu trong vấn đề đạo đức lối sống và trách nhiệm trong công việc nên đã tác động tiêu cực đến tư tưởng của cấp dưới trong thực thi nhiệm vụ. Năng lực, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước. Một số cán bộ, công chức, viên chức có năng lực công tác nhưng phẩm chất đạo đức còn hạn chế trong việc thực hiện nhiêm vụ, công vụ gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của bộ máy công quyền. Một số cơ quan, đơn vị chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, cũng như việc xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp vi phạm đạo đức công vụ chưa nghiêm nên chưa thật sự có tính răn đe, làm gương. Thiếu những quy định cụ thể trong các đơn vị về trách nhiệm của cán bộ, công chức; cơ chế quản lý, kiểm tra giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa nghiêm túc và thiếu đồng bộ. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, thụ động trong công việc, thiếu chủ động trong công tác tham mưu. Mặt trái của cơ chế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến tư tưởng tình cảm của cán bộ đảng viên, công chức, viên chức trong khi chế độ chính sách đãi ngộ, nhất là chính sách tiền lương của cán bộ công chức còn nhiều bất cập. Các thế lực thù địch ráo riết thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình, bằng mọi âm mưu thủ đoạn tinh vi và thâm độc... làm tha hoá cán bộ đảng viên, hòng thực hiện những âm mưu, ý đồ thâm độc của chúng. II. Nội dung sáng kiến 1. Bản chất của sáng kiến Một trong những đặc trưng của hoạt động công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước (hoạt động gắn với nhà nước hoặc nhân danh nhà nước) do trách nhiệm. Cải cách hệ thống tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo trả đúng sức lao động và giá trị cống hiến của cán bộ, công chức, tạo động lực thực hiện công vụ là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng nhằm khuyến khích sự tận tâm thực hiện công vụ, khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần đối với cán bộ, công chức làm việc tốt, tận tụy và trong sạch. 1.6. Thường xuyên giáo dục và nêu cao tinh thần tự tu dưỡng đạo đức công vụ thông qua việc giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa giao tiếp, ý thức lao động, kỹ năng lao động nghề nghiệp, giáo dục phẩm hạnh, lòng tự trọng, tình thương yêu con người... Đặc biệt chú trọng mối quan hệ mật thiết giữa quy phạm pháp luật và các quy phạm đạo đức. Mặt khác, coi việc xử lý nghiêm, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật. 1.7. Thông qua hoạt động công vụ, phục vụ nhân dân, người cán bộ, công chức không chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình là cống hiến cho xã hội mà còn phát triển làm phong phú bản thân. Mọi cán bộ, công chức đều phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức công chức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: Đạo đức cách mạng không phải tự nhiên có được, mà nó là kết quả của cả một quá trình khổ luyện, phấn đấu không ngừng, “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. 1.8. Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức, tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa và xử phạt hành vi vi phạm đạo đức công vụ. Thực hiện công khai hóa quá trình tuyển chọn, sử dụng đánh giá cán bộ, công chức, đưa các yếu tố về đạo đức công vụ vào nội dung tuyển dụng và đánh giá kết quả hoạt động. Có quy định rõ, cụ thể các hành vi cán bộ, công chức được làm hoặc không được làm, công khai các lợi ích của họ, có chế tài xử phạm nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, tùy theo mức độ vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và hoạt động công vụ, đảm bảo quyền dân chủ cơ sở để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ. Hoàn thiện cơ chế quản lý và làm rõ thẩm quyền quản lý từng loại cán bộ, công chức của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị; định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong quản lý hoạt động công vụ của cấp dưới thuộc quyền. 1.9. Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức có hành vi vi phạm đạo đức công vụ, những hành vi gây Là một trong những tiêu chí để đánh giá công chức, viên chức. 2.2. Nhược điểm: Ở đây là các giải pháp nói chung, để thực hiện được tất cả các giải pháp đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phải có nguồn lực, thời gian nhất định mới có thể thực hiện được (như việc xây dựng và hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật có liên quan phải do cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu ban hành, vấn đề cơ chế, nguồn tài chính liên quan đến các chính sách ưu đãi, khen thưởng động viện kịp thời đối với công chức, viên chức...). III. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức” đã từng bước được áp dụng đối với đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và trong công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam từ năm 2016 đến nay và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Phạm vi có thể áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng đối với tất cả các cơ quan đơn vị trong công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức, và các cá nhân cán bộ công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước nói chung, tuy nhiên trong quá trình áp dụng sáng kiến cần căn cứ vào điều kiện thực tế của từng cơ quan đơn vị, cá nhân cụ thể để có thể thực hiện cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. IV. Hiệu quả dự kiến có thể thu được khi áp dụng sáng kiến Sáng kiến được thực hiện sẽ góp phần nâng cao đạo đức công vụ, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại cơ quan nhà nước. Sáng kiến có tính khả thi vì đây là nhiệm vụ gắn với thực hiện cải cách hành chính và dân chủ hoá đời sống xã hội và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mỗi tổ chức, cá nhân có thể vận dụng để thực hiện trong lĩnh vực công tác, tạo được môi trường chính trị - xã hội ổn định, lành mạnh, nhân dân tin tưởng và chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, đoàn kết một lòng phấn đấu đưa đất nước ta thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”. kiện làm việc tốt nhất và chế độ đãi ngộ công chức thoả đáng để thu hút người có tài, có đức, có cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan, đoàn thể và nhân dân. 2. Ý nghĩa của sáng kiến Để đảm bảo thực hiện cải cách hành chính thì điều quan trọng nhất là con người, con người ở đây là công chức trong bộ máy hành chính nhà nước, trong đó đạo đức công chức là một yếu tố vô cùng quan trọng được Đảng, Nhà nước ta quan tâm hàng đầu trong việc giáo dục và đào tạo đội ngũ công chức. Đạo đức công chức cần được chuẩn mực, bắt buộc mang tính nguyên tắc dựa trên các quy định pháp luật. 3. Đề xuất, kiến nghị 3.1. Đối với các cơ quan, đơn vị địa phương Cần thiết lập một đường dây nóng ở những nơi có khối lượng tiếp xúc với nhân dân nhiều để nhân dân kịp thời phản ánh những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức để lãnh đạo đơn vị kịp thời nắm bắt và xử lý. Cần nghiêm khắc xử lý trách nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm về đạo đức công vụ, có thể xử lý kỷ luật hoặc bố trí công tác khác nếu vi phạm xảy ra nhiều lần, không có biện pháp khắc phục hoặc khắc phục nhưng không có hiệu quả. Thường xuyên giáo dục và nêu cao tinh thần tự tu dưỡng đạo đức công vụ, kịp thời phát hiện để có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh những biểu hiện suy thoái về đạo đức công vụ. 3.2. Đối với Trung ương Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ...;xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả và xử lý nghiêm minh đối với những vi phạm về đạo đức và trách nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (quy định rõ hơn về thời hiệu xử lỷ kỷ luật cán bộ công chức vi phạm...)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_dao_duc_cong.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao đạo đức công vụ đối với đội ngũ cán bộ công chức, vi.pdf