Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn tâm lý cho học sinh Lớp 4, 5 trường Tiểu học Ngọc Lâm trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn tâm lý cho học sinh Lớp 4, 5 trường Tiểu học Ngọc Lâm trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng tư vấn tâm lý cho học sinh Lớp 4, 5 trường Tiểu học Ngọc Lâm trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19
1/13 I.ĐẶT VẤN ĐỀ Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học ở độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đâу là giai đoạn các em có những đặc điểm tâm ѕinh lý đặc biệt. Có thể nói đâу là giai đoạn các em bước đầu hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách ᴠà các kỹ năng quan trọng là tính tình thường mang tính bồng bột, sôi nổi, dễ bị kích động, dễ thay đổi, nhận thức của các em chưa thật sự chín chắn và có thể sẽ sai lệch nếu không được định hướng. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những bước đột phá, tạo sự chuyển biến nhanh về mọi mặt trong đời sống của người Việt Nam. Tuy nhiên, những biến động của nền kinh tế thị trường mở cửa cũng gây ra không ít tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, mà lực lượng đông nhất chính là học sinh trong đó có học sinh tiểu học . Thực tế hiện nay, hầu hết các em học ѕinh tiểu học có áp lực rất lớn đối ᴠới ᴠiệc học tập. Các phụ huуnh thường kỳ ᴠọng quá lớn ở con em mình, buộc các em phải tham gia hàng loạt các lớp học thêm ᴠề ᴠăn hóa ᴠà năng khiếu. Việc học tập không хuất phát từ tinh thần tự nguуện, ѕự đam mê dẫn đến ᴠiệc các em bị áp lực rất lớn ᴠà gâу thẳng cho học ѕinh. Điều nàу dẫn đến các em học tập không hiệu quả ᴠà không phát huу được hết năng lực ᴠốn có. Thực tế cho thấу, học ѕinh tiểu học có thể có những rối loạn ᴠề phát triển tâm lý, rối loạn phát triển các kỹ năng cơ bản thậm chí dẫn đến tình trạng trầm cảm. Những trạng thái cảm хúc tiêu cực khiến cho các em không có hứng thúc học tập dẫn đến ᴠiệc ᴠi phạm kỷ luật, bỏ học, trốn học dẫn đến ᴠiệc các em gặp nhiều khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức. Hơn bao giờ hết, các em cần được ѕự trợ giúp từ cha mẹ ᴠà thầу cô giáo. Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng nhiều đến ngành giáo dục toàn cầu nói chung và ngành giáo dục nước ta nói riêng. Trong đợt dịch lần thứ tư vừa qua có gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên và 1 triệu giáo viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang dạy và học trực tuyến. Việc học sinh phải ở nhà kéo dài, không có sự giao lưu, tiếp xúc trực tiếp đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, trẻ em mất đi môi trường lành mạnh để phát triển. Trẻ phải ngồi trước thiết bị điện tử thời gian dài khiến các em cảm giác cô lập, xa cách, từ đó trẻ dễ gia tăng cảm xúc tiêu cực, hay cáu gắt, cãi lại người lớn, luôn thấy mệt mỏi, buồn phiền, thậm chí trầm cảm, rối loạn hành vi và khó tập trung chú ý Trẻ không được đến trường, trong khi nhiều phụ huynh không có kỹ năng, kiến thức chăm sóc trẻ, thời gian trẻ ở nhà dài dẫn đến áp lực, căng thẳng, dễ gây ra mất an toàn cho trẻ. Những tác động đó đã ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần, thể chất và hạnh phúc của các em. 3/13 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Ngày 18/12/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường tiểu học nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Việc tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường tiểu học cũng giúp hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách. Đặc thù của trường tiểu học là giáo viên chủ nhiệm vừa dạy các bộ môn , vừa là giáo viên chủ nhiệm, quản lý trực tiếp, toàn diện học sinh của lớp mình phụ trách, chịu trách nhiệm về chương trình giảng dạy, phối hợp với các giáo viên năng khiếu, giáo viên tổng phụ trách Đội để hoàn thành kế hoạch giáo dục. Thời gian học sinh ở trường, tiếp xúc với thầy cô nhiều hơn thời gian tiếp xúc với cha mẹ. Như vậy, vai trò của người giáo viên trong việc tư vấn tâm lý cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 4,5 là vô cùng quan trọng, nhất là trong giai đoạn học sinh bị ảnh hưởng về tâm lý do dịch bệnh Covid – 19 vì phải học trực tuyến kéo dài. Với học sinh lớp 4,5 bên cạnh nội dung tư vấn như: Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi, giáo viên cần quan tâm đến tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục học trực tuyến an toàn, lành mạnh, thân thiện; tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác. 2. Thực trạng công tác tư vấn tâm lý cho học sinh lớp 4,5 của trường trường Tiểu học Ngọc Lâm Một số năm gần đây, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh lớp 4,5 của trường trường Tiểu học Ngọc Lâm đã được quan tâm. Những việc triển khai thực hiện công tác tư vấn tâm lý của giáo viên chủ nhiệm còn có những hạn chế nhất định. Giáo viên chủ nhiệm không có chuyên môn sâu các kiến thức về tâm lý, tư vấn tâm lý học đường. Bên cạnh đó giáo viên phải giải quyết các tình huống tư vấn phức tạp mang tính đặc thù theo từng lứa tuổi như: trẻ bị tự kỷ, 5/13 môn. Việc xây dựng kế hoạch có nội dung tư vấn tâm lý có thể là một chuyên đề riêng hoặc tích hợp trong các tiết dạy các môn học phù hợp với tổ chuyên môn. Trong kế hoạch cần nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh trong đại dịch Covid-19 từ đó xác định những nội dung tư vấn tâm lý phù hợp trong tình hình thực tế đối tượng học sinh của lớp mình. Những vấn đề tâm lý học sinh lớp 4,5 thường gặp phải trong đại dịch Covid-19 như: + Có cảm giác bị cô lập, xa cách, gây căng thẳng, lo âu. Từ đó trẻ dễ gia tăng cảm xúc tiêu cực, hay cáu gắt, cãi lại người lớn, luôn thấy mệt mỏi, buồn phiền, thậm chí trầm cảm, rối loạn hành vi vì khó tập trung chú ý. Do khó quản lý hoạt động trực tuyến, học sinh dễ bị sa vào những trang tin giả hoặc lừa đảo trên mạng. Có em còn bị cám dỗ bởi trò chơi điện tử rồi "nghiện game" lúc nào không hay. + Bên cạnh gián đoạn việc học, vấn đề tinh thần trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 cũng bị tác động. Có trẻ liên tục mất ngủ, bị sang chấn tâm lý, trầm cảm kéo dài. Các trục trặc tâm lý thường gặp là có biểu hiện rối loạn lo âu hoặc có các dấu chứng trầm cảm từ nhẹ đến nặng. + Một số học sinh có biểu hiện chán học, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. Việc đưa nội dung công tác tư vấn tâm lý cho học sinh lớp 4,5 trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 vào kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn đã giúp cho giáo ᴠiên coi đó là một nhiệm vụ phải thực hiện thường xuyên hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, từ đó nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác tư ᴠấn tâm lý cho học ѕinh. 3.2 Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm kỹ năng tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh lớp 4,5 trong đại dịch Covid-19. Sau khi nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh trong đại dịch Covid-19, tôi quan tâm đến việc hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm kỹ năng tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh lớp 4,5 trong đại dịch Covid-19. Để thực hiện được tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh, với tư cách là giáo viên chủ nhiệm, người thầy cần phải có đủ thời gian, đủ kiên nhẫn, đủ bản lĩnh để quan sát và quan trọng nhất là phải có đủ tình thương để có thể lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ và định hướng cho các em cách giải quyết những vấn đề tâm lý học sinh trong đại dịch Covid-19. Bởi không không chờ đến khi thật sự có vấn đề rồi mới đi tìm cách giải quyết, mà phải phát hiện được vấn đề khi nó còn tiềm ẩn, ngăn chặn những tình huống xấu phát sinh. Muốn làm được điều đó, việc đầu tiên, ngay từ đầu năm học, khi vừa nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu thật cặn kẽ tình hình học sinh thông qua 7/13 cám dỗ trò chơi điện tử, có em lo sợ quá thái về sức khỏe do bị ảnh hưởng từ gia đình Người giáo viên cần chủ động tìm hiểu trên các thông tin đại chúng, phối hợp với cha mẹ học sinh để tìm cách giải tỏa tâm lý cho phù hợp đối tượng. Bên cạnh dạy kiến thức, để học sinh có cách tiếp cận vấn đề dịch bệnh Covid-19 một cách tự nhiên, nhẹ nhàng để từ đó các em có cách phòng tránh bị lây nhiễm đồng thời tránh phản ứng lo sợ quá thái, tôi yêu cầu giáo viên cần lắng nghe và trả lời thắc mắc của học sinh sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích học sinh bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với học sinh về những cảm giác các em đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay. Nhấn mạnh rằng học sinh có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho học sinh khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Giúp học sinh hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để học sinh quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa. Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu học sinh chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu học sinh rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao. Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thiết lập kênh thông tin, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh. Khi giáo viên chủ nhiệm có kỹ năng tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong đại dịch Covid-19 sẽ giúp phát hiện được vấn đề khi nó còn tiềm ẩn, ngăn chặn những tình huống xấu phát sinh. 3.3. Khuyến khích giáo viên tạo môi trường tâm lý thoải mái cho học sinh trong các giờ học Để học sinh không bị áp lực học tập đồng thời đảm bảo hiệu quả của việc học trực tuyến, việc xây dựng môi trường tâm lý thuận lợi cho học sinh là một vấn đề cần thiết. Tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động học mà chơi, chơi mà học trong các giờ học trực tuyến. Đó có thể là một trò chơi để tìm hiểu, ôn tập kiến thức hoặc là hoạt động trò chơi du lịch qua màn ảnh nhỏ do 9/13 giúp cho vấn đó được xử lý một cách phù hợp, và từ đó giáo viên sẽ đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên cập nhật thông tin các vấn đề xảy ra liên quan đến tâm lý học sinh nó chung và học sinh tiểu học nói riêng trên các thông tin đại chúng, đưa vấn đế đó trong các buổi họp hội đồng, buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ để trao đổi. Đó là cách tạo tạo tình huống để biết quan điểm của giáo viên (với cách nhìn từ nhiều chiều) trong các tình huống đó, từ đó định hướng cho giáo viên cách xử lý khi gặp phải các tình huống tương tự ở lớp mình phụ trách. Ngoài ra, tôi còn chủ động tìm hiểu cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm thông tin về các chuyên gia tư vấn tâm lý, các trung tâm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, cơ sở y tế để phối hợp với cha mẹ học sinh xử lý kịp thời khi có các trường hợp học sinh cần can thiệp chuyên sâu. Việc chia sẻ các thông tin như vậy là một kênh giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm hỗ trợ tâm lý cho học sinh lớp 4,5 trong đại dịch Covid-19 một cách chủ động, hiệu quả và phù hợp nhất. 3.5. Nâng cao nhận thức sức khỏe tâm thần của giáo viên. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của giáo viên. Giáo viên phải chuyển từ dạy trực tiếp sang trực tuyến, công việc giảng dạy kéo theo nhiều hơn thường ngày, lịch sinh hoạt cũng bị đảo lộn do họ phải tìm khung giờ dạy phù hợp với từng đối tượng và điều kiện của học sinh. Dạy học trực tuyến đòi hỏi giáo viên làm việc nhiều hơn và trau dồi thêm nhiều kiến thức, phương pháp giảng dạy mới để đảm bảo chất lượng dạy và học. Ngoài học sinh, giáo viên còn chịu sự "giám sát" của phụ huynh và xã hội nên công việc cũng trở nên áp lực hơn. Giáo viên vừa làm vai trò giảng dạy vừa làm tư vấn tâm lý cho học sinh và phải làm nhiều công việc liên quan đến công tác phòng, chống dịch khác. Cùng với những thay đổi trong công việc, rào cản về đạo đức nghề nghiệp cũng tạo nên những khó khăn, bất ổn trong gia đình giáo viên, làm tăng thêm phần gánh nặng tinh thần cho họ. Trong khi đó, thu nhập của giáo viên không được cải thiện nhiều để họ trang trải cuộc sống. Ngoài vất vả từ công việc, dịch bệnh cũng khiến cho giáo viên lo lắng về sự ổn định trong công việc, sự an toàn của người thân, đồng nghiệp...Những áp lực trong công việc của giáo viên, thu nhập, cuộc sống đã tạo nên những áp lực về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên. Tính chất, môi trường, công việc ảnh hưởng đến giáo viên, nhiều người cảm thấy stress vì không cân đối được thời gian cho công việc và thời gian cho gia đình, dần dần sức khỏe của họ cũng bị bào mòn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_t.docx