Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp “Nâng cao chất lượng môn Phát triển vận động cho đội ngũ giáo viên” trong trường mầm non Hoa Hồng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp “Nâng cao chất lượng môn Phát triển vận động cho đội ngũ giáo viên” trong trường mầm non Hoa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp “Nâng cao chất lượng môn Phát triển vận động cho đội ngũ giáo viên” trong trường mầm non Hoa Hồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN - Họ và tên : Lê Thị Kim Hương Năm sinh: 1967 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSPMN - Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng - Đơn vị công tác : Trường Mầm non Hoa Hồng II. NỘI DUNG 1. Tên giải pháp: Một số giải pháp “Nâng cao chất lượng môn Phát triển vận động cho đội ngũ giáo viên” trong trường mầm non Hoa Hồng 2. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý. Trường Mầm non Hoa Hồng được thành lập từ năm 2005 đến nay, trường có 50% trẻ là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Trường tuy đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, nhưng cơ sở vật chất của trường còn hạn chế, 1 lớp phải học nhờ tại phòng nghệ thuật, 1 lớp tại phân hiệu buôn Cuê còn chật hẹp chưa đúng quy đinh và hầu hết các phân hiệu các đồ chơi hoạt động phát triển vận động còn nhiều hạn chế nhất là tại các điểm lẻ. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự nổ lực của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đạt được những kết quả sau: 2.1 Chất lượng đội ngũ - Tổng số CCVC 23; nữ 22; dân tộc: 04; nữ DT: 04 Trong đó: + Cán bộ quản lý: 03 + Giáo viên: 15 + Nhân viên : 05 - Tổng số CB, giáo viên đạt chuẩn: 18/18, tỷ lệ 100% Trong đó: Trên chuẩn 16/18, tỷ lệ 88,9% - Tổng số đảng viên: 13 a. Thuận lợi: Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn. Tất cả giáo viên đều có ý thức trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tôn trọng trẻ và tham gia tích cực các hoạt động phong trào do nhà trường và các cấp phát động. 1 vụ hàng đầu mà nhà trường chúng ta đang trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Trong đó môn phát triển vận động cho trẻ mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng. 4. Các Giải pháp quản lí. 4.1 Công tác xây dựng kế hoạch: Giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy môn “Phát triển vận động” cho giáo viên mầm non trong nhà trường. Là 1 cán bộ quản lí ta phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, cập nhật, nắm bắt chuyên đề và có kêws hoachj tổ chức các tổ chức các tiết chuyên đề sát với tình hình thực tế của đơn vị, đầu tư nghiên cứu chuyên môn, hiểu các kiến thức một cách trọn vẹn. Lĩnh hội các kiến thức thông qua các văn bản hướng dẫn chuyên môn của bậc học Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên đề, hội giảng, thao giảng của các tổ nhóm một cách cụ thể cho từng tháng, học kì và năm học. Thành lập các tổ nghiệp vụ để phối kết hợp với lãnh đạo nhà trường, kiểm tra nắm bắt chuyên môn nghiệp vụ của từng đồng chí. Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ và tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên hàng năm cụ thể, chi tiết. Lập kế hoạch các Hội thi của giáo viên và học sinh cụ thể trong năm học theo kế hoạch chỉ đạo của Ngành. Phối hợp với các đoàn thể lên kế hoạch đầu tư mua sắm các thiết bị cần thiết để phục vụ cho môn học và khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên tham gia làm các đồ dùng phục vụ trực tiếp cho môn học một cách có hiệu quả, nhưng đảm bảo tính vừa sức theo từng độ tuổi. 4.2 Công tác giáo dục tư tưởng: Nhà trường kết hợp với công đoàn chăm lo đời sống về tinh thần và vật chất cho tất cả giáo viên. Nhà trường luôn tạo mối quan hệ thân thiện, giữa nhà trường với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cha mẹ học sinh; giáo viên với trẻ; có kế hoạch xây dựng duy trì các chuyên đề đã học, phát huy tính sáng tạo, linh hoạt của từng giáo viên để tạo động lực cho giáo viên có sự phấn đấu vươn lên trong công tác chuyên môn, phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học nhằm huy động tối đa trẻ mầm non ra lớp. Nhất là nhiêm túc thực hiện tốt hoạt động chuyên môn để duy trì công tác bán trú tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tạo điều kiện thuận lợi cho các bậc cha mẹ phụ huynh yên tâm công tác và làm việc. Đồng thời mỗi giáo viên đều có ý thức trách nhiệm, tư tưởng trong hoạt động để quan tâm chăm sóc, dạy dỗ các cháu hàng ngày và có trách nhiệm cao. 4.3 Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi. Có kế hoạch xây dựng môi trường “Lấy trẻ làm trung tâm” trong đó có các đồ dùng thiết bị phục vụ cho hoạt động môn “Phát triển vận động” 3 5.1 Kết quả Giáo viên dạy giỏi cấp trường: Đạt 11/11 (tỷ lệ 100%); Tuyển chọn bồi dưỡng 4 bài đạt giải A cấp trường tham gia dự thi cấp huyện. Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 2 đồng chí tham gia đạt 2/2 đồng chí, trong đó có 1 đồng chí đạt giải khuyến khích. Tất các giáo viên trong nhà trường đều có kiến thức trong hoạt động dạy và học môn “Phát triển vận động” và sáng tạo trong cách làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn học một cách tốt nhất và hiệu quả cao. * Đề nghị các cấp khen thưởng - Đối với học sinh: Cháu ngoan Bác Hồ: 100 cháu, Bé ngoan : 125 cháu - Cán bộ viên chức: Danh hiệu thi đua đối với cá nhân: + Lao động tiên tiến: 19 đồng chí; + Chiến sĩ thi đua cơ sở: Đ/c 3 đồng chí. Khen thưởng đối với cá nhân: + UBND huyện tặng thưởng Giấy khen: 4 đồng chí. + UBND tỉnh khen: 1 đồng chí Khen thưởng đối với đối với tập thể: UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; UBND huyện tặng thưởng Giấy khen 6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo. - Năm học 2019-2020 nhà trường tiếp tục tham mưu xây dựng, tu sửa nâng cấp CSVC để huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi đến trường đạt kết quả cao hơn. - Tổ chức các chuyên đề trọng điểm về bồi dưỡng đội ngũ cho giáo viên nhằm đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; tập trung và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giảng dạy và chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại đơn vị. - Tích cực tham mưu với các cấp, các ngành làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ tốt cho môn “Phát triển vận động” tại các điểm lẻ. 7. Đề xuất, kiến nghị - Tổ chức thêm chuyên đề cụ thể theo từng loại tiết về môn “Phát triển vận động” và hoạt trọng tâm của từng tiết dạy theo chương trình “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy khả năng sáng tạo, linh hoạt của giáo viên 5
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_m.doc