Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Tây Phong
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Tây Phong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Tây Phong

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động chuyên môn. Tổ chuyên môn là một bộ phận hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của trường học nói chung và trường tiểu học nói riêng. Tổ chuyên môn quản lý giáo viên trong tổ một cách cụ thể. Ở đó diễn ra mọi hoạt động có liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp của mỗi nhà giáo; giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn là điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, trong trường tiểu học nói chung rất nhiều đơn vị chỉ đạo việc hoạt động của tổ chuyên môn rất tốt, thúc đẩy được phong trào dạy và học trong nhà trường. Tuy nhiên thực tế nói chung và ở trường Tiểu học Tây Phong nói riêng cũng có những tổ chuyên môn hoạt động còn hời hợt, các buổi sinh hoạt chuyên môn còn bộc lộ nhiều vấn đề bất cập cần phải thay đổi. Còn có tình trạng đơn điệu cả về hình thức và nội dung, chưa đạt hiệu quả cao, một số giáo viên còn chưa chú trọng tự học tự bồi dưỡng chuyên môn. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc rất nhiều vào công tác chỉ đạo của người cán bộ quản lí. Trước tình hình đó, là Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động chuyên môn trong nhà trường tôi băn khoăn, trăn trở làm sao để các tổ chuyên môn chủ động, linh hoạt trong hoạt động của mình. Do đó tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường Tiểu học Tây Phong”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Nhiệm vụ: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng về sinh hoạt tổ chuyên môn của nhà trường đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. 3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động của tổ chuyên môn trong trường tiểu học 1 Ngoài ra Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc. Năm học 2016-2017 Phòng GD&ĐT Krông Ana triển khai công văn số 61/BC-PGD ĐT ngày 03 tháng 10 năm 2016 về triển khai nhiệm vụ năm học nêu rõ: Năm học 2016-2017 tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Khuyến khích sự sáng tạo và đề cao trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, trách nhiệm giải trình của đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ và chức năng giám sát của xã hội, kiểm tra của cấp trên. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1. Thuận lợi Trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn của lãnh đạo Phòng GD&ĐT. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và có ý thức trách nhiệm trong công tác quản lí chỉ đạo. Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín đối với nhân dân. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tương đối đảm bảo. 2.2. Khó khăn Trường có 3 điểm trường cách nhau khá xa (4km). Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 30%. Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều. Một số giáo viên kinh nghiệm giảng dạy ít (mới ra trường), năng lực chuyên môn còn hạn chế (tuổi cao, người dân tộc thiểu số). Nhiều giáo viên nhà ở xa, giáo viên luân phiên nghỉ sản hàng năm. 3 Thứ hai, Tổ trưởng chưa thật sự linh hoạt trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch của tổ. Việc xây dựng kế hoạch chưa đúng quy trình; chưa xác định đúng căn cứ (còn căn cứ cả văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo); trình bày văn bản chưa khoa học. Tất các các hoạt động hầu như phụ thuộc vào sự chỉ đạo từ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. Các hoạt động trong tổ còn chung chung chưa cụ thể hóa phù hợp với đặc thù, đối tượng giáo viên - học sinh của tổ mình. Ví dụ: Tháng 8 nhà trường triển khai nội dung: Ra để kiểm tra lại cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học vào cuối năm học 2015-2016 (nếu có). Tổ cũng sao y như vậy trong khi tổ mình không có em nào phải kiểm tra lại. Thứ ba, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, hình thức đơn điệu. Hầu hết các buổi sinh hoạt tổ tập trung vào triển khai kế hoạch, đánh giá công việc thực hiện, thông báo một số văn bản, góp ý giờ dạy. Việc các thành viên đưa ra ý kiến cũng chỉ xoay quanh việc đánh giá, triển khai kế hoạch của tổ trưởng, rất ít khi đề cập đến những vướng mắc trong công tác chủ nhiệm, việc thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy,... Ý thức xây dựng ý kiến của tổ viên chưa cao. Một số giáo viên còn chưa thẳng thắn, ngại va chạm, dĩ hòa vi quý trong sinh hoạt. Thứ tư, tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lý coi mình cũng như giáo viên bình thường khác nên họ chỉ lo làm hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên theo đúng yêu cầu. Mọi hoạt động của tổ như xây dựng ma trận đề kiểm tra; tổ chức các cuộc thi cấp tổ (chữ viết đẹp, viết sáng kiến kinh nghiệm,...); công tác kiểm tra, giám sát; công tác bồi dưỡng giáo viên một số tổ trưởng chỉ làm qua loa, chiếu lệ, phó mặc cho Ban giám hiệu. Thứ năm, thời gian sinh hoạt tổ còn bất cập. Trường có 3 phân hiệu cách xa nhau, học sinh học 9 buổi/tuần, giáo viên nhà ở xa trường. Mặt khác, vào chiều thứ sáu hàng tuần đa số thời gian dành để họp chi bộ, cơ quan, chuyên môn, đoàn thể, tập huấn chuyên môn cấp trường, bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh nên việc tổ chức sinh hoạt tổ gặp khó khăn. Hầu hết thời gian sinh hoạt các tổ phải sử dụng ngoài giờ hành chính. Tóm lại muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường cần tìm ra biện pháp toàn diện tổng thể, chi tiết thiết thực phù hợp với thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn nhà trường. 5 - Là người có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng - Người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của Ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiến thức vững vàng. - Có khả năng kết nối, khích lệ, động viên anh em làm việc. Do đó, vào đầu năm học họp Chi bộ, đồng chí Bí thư định hướng để các tổ bình chọn tổ trưởng đảm bảo những điều kiện nêu trên. b.3. Làm tốt công tác bồi dưỡng b.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vị trí, nhiệm vụ, vai trò, công việc hoạt động của tổ chuyên môn Trong bất kỳ công việc nào nếu chúng ta không hiểu rõ về nội dung, bản chất của nó thì khó thành công. Do vậy muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, đề cao vai trò trách nhiệm của tổ trưởng giúp họ tự tin, chủ động trong công việc thì người cán bộ quản lí cần trao quyền và trách nhiệm cho họ. Để làm tốt công việc này, vào đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp chuyên môn xây dựng quy chế chuyên môn về nhiệm vụ, quyền hạn, công việc và quy trình của tổ chuyên môn. Ví dụ: Sau khi biên chế tổ chuyên môn, vào đầu tháng 8, nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên nắm được các nội dung sau: * Nhiệm vụ: Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục theo kế hoạch chung của trường. Tổ trưởng có nhiệm vụ: - Xây dựng chương trình hoạt động của tổ, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn, kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra; thảo luận, nhận định tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi của tổ phụ trách để đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Tổ trưởng trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, tổ chức dự giờ lên lớp của nhau để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ viên. 7 - Tổ chức cho các thành viên trong tổ xây dựng ma trận, đề kiểm tra định kỳ. Tổ chức thảo luận về nội dung, cấu trúc đề kiểm tra trước 1 tổ chức kiểm tra theo quy định. - Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn theo quy định - Bồi dưỡng nâng tay nghề giáo viên trong tổ. - Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong tổ. - Đề xuất, tham mưu với Ban giám hiệu khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường, tổ phân công. - Động viên tổ viên viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến, áp dụng cho toàn tổ cùng nhau học tập. * Tổ chức sinh hoạt chuyên môn - Thời lượng: Tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất 2 lần/tháng. Mỗi lần sinh hoạt ít nhất là 30 phút, tùy từng nội dung để bố trí thời gian, địa điểm hợp lý. - Nội dung + Tập trung vào những vấn đề chuyên môn: Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức rút kinh nghiệm các giờ dạy; ...hoặc các biện pháp bồi dưỡng giúp đỡ học sinh rèn luyện và học tập. + Tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề. Nội dung sinh hoạt chuyên đề cần được chuẩn bị chu đáo và mời lãnh đạo nhà trường tham dự. + Tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của các thành viên trong tổ. + Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của các thành viên trong tổ. + Các nội dung của các buổi sinh hoạt phải được ghi chép đầy đủ vào sổ ghi biên bản của tổ và sổ Hội họp của cá nhân. - Quy trình + Cuộc họp thứ nhất: Kiểm tra các mặt công tác của tổ, đặc biệt là việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ trong tháng trước. Căn cứ trên kế hoạch 9 Để hoạt động chuyên môn đạt hiệu quả thì người tổ trưởng phải biết xây dựng nội dung, hình thức sinh hoạt. Do vậy Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tập huấn định hướng cho đội ngũ tổ trưởng một số nội dung, kỹ năng tổ chức, điều hành các buổi sinh hoạt. Về nội dung sinh hoạt: Các nội dung sinh hoạt phải đi sâu về chuyên môn, phong phú về nội dung, đa dạng hình thức và phù hợp với đặc điểm tình hình của tổ giúp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục. Ví dụ: - Xây dựng quy chế hoạt động của tổ, - Xây dựng chỉ tiêu phấn đấu trong năm học, - Triển khai, đánh giá kế hoạch hàng tháng, - Sinh hoạt theo các chuyên đề như: phương pháp dạy Tiếng Việt 1 CGD; bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh có khả năng tiếp thu hạn chế; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2; kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,... - Tổ chức thao giảng, hội giảng tập trung, phân tích ưu, nhược điểm qua tiết dạy để đúc rút kinh nghiệm - Xây dựng ma trận đề kiểm tra - Kiểm tra chéo hồ sơ, rút kinh nghiệm. - Chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn trong việc đánh giá thường xuyên cho học sinh theo Thông tư 22 -.... Về hình thức tổ chức: Đa dạng hóa các hình thức để tránh nhàm chán. Sinh hoạt nên lấy giáo viên, học sinh làm trung tâm. Ví dụ: - Sinh hoạt tổ nhằm đánh giá hoạt động, triển khai kế hoạch tháng: tổ trưởng yêu cầu lần lượt các thành viên trong tổ báo cáo tình hình thực hiện (ưu điểm, tồn tại, đề xuất kiến nghị,...) của bản thân và lớp mình giảng dạy; sau đó tổ trưởng tổng hợp chung những mặt mạnh, mặt hạn chế, cùng các thành viên trong tổ tháo gỡ khó khăn. Những nội dung trong tổ chưa tháo gỡ được tổ trưởng ghi chép lại trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường và có hướng chỉ đạo tổ trong thời gian sớm nhất. - Sinh hoạt theo chuyên đề: Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước khi báo cáo và áp dụng. Do đó khi tổ chức chuyên đề thực hiện như sau: + Cử đại diện tổ báo cáo chuyên đề lý thuyết bằng văn bản (báo cáo được Ban giám hiệu nhà trường thẩm định); tổ chức dạy thực hành (nếu có) + Thảo luận: lần lượt các thành viên trong tổ xây dựng ý kiến, phản biện + Tổ trưởng kết luận nội dung thống nhất thực hiện 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc