Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường mầm non Đồng Tĩnh

docx 29 trang skquanly 24/04/2025 660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường mầm non Đồng Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường mầm non Đồng Tĩnh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường mầm non Đồng Tĩnh
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu 
Như chúng ta đã biết: Nhà giáo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công 
cuộc đổi mới GD&ĐT vì chính họ là những người thực thi công cuộc đổi mới. 
Nếu họ không có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ thì vô tình họ sẽ trở 
thành lực cản cho công cuộc đổi mới. Trong khi đó, phát triển một đội ngũ nhà 
giáo đạt chuẩn chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về trình độ cho các cấp 
học, bậc học là một việc rất khó khăn và phải thực hiện quyết liệt trong nhiều 
năm mới có được. Trước xu thế phát triển của lịch sử, những thách thức lớn 
của thời đại, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đất nước bước vào thời 
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, 
chính trị, xã hội trong giai đoạn cách mạng mới, nhất là trong điều kiện đất nước 
đang trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với thế giới thì vai trò của người 
giáo viên trong Nghị quyết trung ương II khoá VIII cũng chỉ rõ “Giáo viên là 
nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên 
phải có đủ đức tài”. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng chỉ rõ: 
“Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống 
lành mạnh. Không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, 
có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, tập thể, gắn bó với nhân dân, 
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm ”. 
Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới đòi hỏi 
người cán bộ quản lý không ngừng đổi mới công tác quản lý nhà giáo, không 
ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả, quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của 
các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên 
giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, 
đồng bộ về cơ cấu, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối 
sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, đội ngũ cán bộ quản 
lý đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy 
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 Với vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của ngành 
giáo dục nói chung và của từng nhà trường nói riêng, ngành giáo dục đưa sự 
nghiệp giáo dục nước nhà ngày một đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đất nước. thắng bại cho nhà trường nói riêng, cho ngành học nói chung, và đối với sự phát 
triển kinh tế xã hội đất nước của toàn nhân loại.
Bản thân được giao nhiệm vụ Phụ trách nhà trường. Trăn trở với mục tiêu chung 
của giáo dục bậc học mầm non có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ phát triển một 
cách toàn diện kể cả thể chất lẫn tinh thần. Cùng với nhiệm vụ chung của năm 
học tiếp tục thực hiện "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” và các 
cuộc vận động lớn của ngành. Đảm bảo tốt về chất lượng giúp cho trẻ phát triển 
ngày càng khỏe mạnh và thông minh để mai này làm những chủ nhân trong tương 
lai góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước góp phần thực hiện tốt các 
cuộc vận động, các phong trào thi đua vì trẻ ở lứa tuổi mầm non ngoài sự dạy dỗ 
của ông bà, cha mẹ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát 
triển toàn diện của trẻ là sự dạy dỗ của cô giáo mầm non. Để thực hiện tốt việc 
đó thì đội ngũ cán bộ giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng để góp 
phần cho sự thành công. Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công 
tác, tôi đã quyết định nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nâng cao chất 
lượng đội ngũ trong nhà trường nhằm năng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, 
giáo dục trẻ.
2. Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường mầm non ĐồngTĩnh 
- huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc”. 
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Dung
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Xã Đồng Tĩnh- huyện Tam Dương- Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 01684.850.188 
 Email: nguyenthikimdung.c0dongtinh@vinhphuc.edu.vn
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường mầm non ĐồngTĩnh - huyện 
Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Tháng 07/2016 đến tháng 02/2017.
6. Bản chất của sáng kiến: 6.1.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trường mầm non Đồng 
Tĩnh- Tam Dương- Vĩnh Phúc
Trường mầm non Đồng Tĩnh trong những năm qua luôn có sự thay đổi về công 
tác đội ngũ, số lượng quản lý, giáo viên, nhân viên nghỉ hưu; chuyển đến và đi 
do yêu cầu công tác; giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm giảng dạy, 
giáo viên lớn tuổi không còn năng động sáng tạo; giáo viên cũ trình độ chuyên 
môn đào tạo trước đây là trung cấp học tại chức. Với trình độ chuyên môn, tay 
nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, vì vậy trong công tác chăm sóc giáo 
dục trẻ gặp nhiều khó khăn; không đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện 
nay. 
Tình hình đội ngũ đầu năm học 2016- 2017 như sau:
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường là: 26 người
 + Ban giám hiệu : 03 
 + Giáo viên : 22
 + Nhân viên: 01 
- Trình độ đào tạo:
 + Đại học: 16
 + Trung cấp: 10 (trong đó đang học đại học 4 )
* Thuận lợi: 
- Trường mầm non Đồng Tĩnh có 100% cán bộ giáo viên nhân viên đã đạt 
chuẩn đào tạo. Đội ngũ giáo viên nhà trường tích cực tham gia học tập nâng cao
 trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. 
- Phần đông, đội ngũ nhà trường có tuổi đời tương đối trẻ khỏe, nhiệt tình, tận 
tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công 
việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và phần lớn là người địa phương nên 
thuận tiện trong việc đến trường và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. 
* Khó khăn: 
- Tỷ lệ giáo viên trên lớp thiếu, thiếu nhân viên kế toán Kết TT KK TTB TT TTB TT KK TTB TT KK TTB TT KK 
quả
 K TB
 SL 115 112 2 113 114 110 112 110 117 114 113 
 % 557 443 448 552 445 555 559 441 552 448 
 Nhận xét:
 Qua đánh giá tháng 07/2016, kết quả chất lượng giảng dạy, chất lượng hồ sơ 
 sổ sách; trình độ chuyên môn, tay nghề của một số giáo viên chưa cao.
 Việc nhận thức, tư tưởng và tinh thần tham gia các hoạt đông của một số giáo 
 viên trong nhà trường còn hạn chế.
 Bảng 2: Đánh giá chất lượng học sinh tháng 9/2016
 Tổng số: 442 học sinh
 Lĩnh Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển Phát triển 
 thể chất nhận thức ngôn ngữ tình cảm - thẩm mỹ
 vực kỹ năng xã 
 hội
 Chưa Chưa Chưa Chưa Chưa 
 Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
 Kết đạt đạt đạt đạt đạt
 quả
 SL 304 138 310 132 302 140 304 138 300 142
 % 69 31 70 30 68 32 69 31 68 32
 Nhận xét:
 Qua đánh giá tháng 09/2016, số lượng trẻ chưa đạt ở các lĩnh vực phát triển còn 
 cao.
 Trước tình hình thực trạng về chất lượng của nhà trường, tôi suy nghĩ và tìm ra 
 một số biện pháp chỉ đạo như sau:
 6.1.3. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm 
 non Đồng Tĩnh
 Biện pháp 1: Phân công, sắp xếp, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Với những giáo viên giỏi và trung bình; tuổi cao và ít tuổi, chúng tôi phân công 
phụ trách kèm nhau trong 1 lớp (có 2 giáo viên/lớp), 2 giáo viên cùng làm một 
công việc, cùng hoàn thành một nhiệm vụ nghe ra có vẻ dễ dàng hơn một người 
nhưng hoàn toàn không hẳn thế. Nếu hai người trái ngược bản tính, không có tinh 
thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau những khuyết điểm thì sẽ đi 
ngược lại những điều mong muốn, công việc sẽ thất bại hoàn toàn. Do đó, phân 
công 2 giáo viên đứng một lớp là việc chúng tôi phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng, 
làm sao để họ hòa hợp được với nhau, mỗi người bổ sung vào chỗ khuyết điểm 
cho nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ. Người xưa nói: “Gần đèn thì sáng” chúng tôi hy 
vọng với sự ảnh hưởng của một giáo viên giỏi bên cạnh thì những giáo viên yếu 
sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích cần thiết. Giáo viên già thì có nhiều kinh nghiệm 
tư vấn cho giáo viên trẻ.
Thật vậy, những giáo viên yếu không chỉ noi gương mà còn tiến bộ rõ rệt về mọi 
mặt. Đứng trước những con người giỏi ai cũng nhìn lại mình để suy xét, để xem 
lại bản thân mình từ đó mà cố gắng học tập noi gương người bên cạnh để phấn 
đấu vươn lên. Còn những giáo viên giỏi vì tinh thần trách nhiệm chung, vì danh 
hiệu và thành tích của lớp, và hơn hết vì tình đồng nghiệp đồng cam cộng khổ sẽ 
tích cực giúp đỡ giáo viên yếu, tận tình chỉ bảo, trao hết kinh nghiệm những kiến 
thức mình có để đồng nghiệp có thể tiến bộ hơn. 
Bên cạnh việc nắm bắt năng lực và khả năng của từng thành viên để bố trí lớp 
chúng tôi còn phân công, công việc hợp lý, mỗi người với những đặc điểm khác 
nhau sẽ phù hợp với từng công việc khác nhau.
Ví dụ: 
Giáo viên có năng khiếu âm nhạc thì bố trí và tổ chức các phong trào văn nghệ 
như: (Cô giáo Nguyễn Thị Thuỷ, Cô giáo Trần Thị Hải Oanh)
Những giáo viên linh hoạt có khả năng về công nghệ thông tin phân công chuyên 
tìm hiểu về các chương trình phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử để 
tập huấn lại cho các giáo viên trường như: (Cô giáo Đào Hồng Ngọc, Cô giáo 
Nguyễn Thị Thuỳ Dung).
Việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ sao cho mặt tích cực luôn được phát huy tối 
đa, mặt tiêu cực hạn chế tối thiểu đồng thời cũng phải biết tổ chức phân công theo 
từng nhóm tùy từng nhiệm vụ tạo cho giáo viên có tinh thần tập thể, làm việc theo 
nhóm.
Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong mái nhà 
chung vừa hình thành ý thức xây dựng một đội ngũ, một tập thể luôn luôn có trách 
nhiệm chung, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân làm cho mọi công 
việc của nhà trường được hoàn thành tốt đẹp. Đây là một biện pháp quan trọng B 01 02 02 02 01 08
 ơ Bồi dưỡng ngắn hạn:
 Nhà trường phân công dạy thay và sự hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp để tạo điều 
kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chuyên môn 
cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ
 Tham gia các lớp bồi dưỡng khi phòng tổ chức, nhà trường sẽ sắp xếp thời gian 
tạo điều kiện cho đội ngũ tham gia .
Bồi dưỡng giáo viên mới: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mớivề thực hiện 
chương trình giáo dục mầm non về các hoạt động, thiết kế bài giảng điện tử....
Bồi dưỡng nhân viên:
Song song với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu
cầu giảng dạy cho các cháu thì việc nâng cao chất lượng bữa ăn, An toàn thực 
phẩm trong nhà trường cũng rất quan trọng do đó trong năm học 2016- 2017 nhà 
trường tạo điều kiện cho 4 nhân viên cấp dưỡng mới tham dự lớp tập huấn về An 
toàn thực phẩm nhằm nâng cao kiến thức cho bộ phận cấp dưỡng
Bồi dưỡng thường xuyên:
Nhà trường tăng cường bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ với nhiều hình thức 
như sau:
+ Tăng cường việc dự giờ thăm lớp.
+ Tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên mới được dự giờ học tập rút kinh nghiệm 
qua các chuyên đề do tổ cũng như nhà trường, phòng tổ chức.
+ Tạo mọi điều kiện cho giáo viên được đi tham quan học tập, tham gia dự giờ 
học tập, rút kinh nghiệm ở các trường bạn trong và ngoài huyện.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch cử CBGVNV học các lớp nâng chuẩn, các lớp bồi 
dưỡng nâng cao trình độ và khả năng thực hành: Học các lớp Đại học, trung cấp 
chính trị, bồi dưỡng công tác y tế trường học, thiết kế bài giảng điện tử và các lớp 
tập huấn bồi dưỡng của ngành cấp trên triệu tập.
 Tiếp tục chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm 
chuyên môn, lấy đơn vị tổ nhóm chuyên môn nhà trường là nơi chỉ đạo, bồi dưỡng 
nâng cao kiến thức, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx