Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Lê Lợi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Lê Lợi

Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học I. Phần mở đầu. 1. Lí do chọn đề tài: Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị, các tổ chức xã hội, các ngành các cấp và mọi tầng lớp nhân dân thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Nhờ đó đội ngũ giáo viên không ngừng phát triển về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng. Tuy nhiên, trong các nhà trường hiện nay đội ngũ giáo viên vẫn còn nhiều bất cập. Giáo viên vừa thừa vừa thiếu, thừa về số lượng, thiếu về chất lượng về cơ cấu giáo viên. Đội ngũ giáo viên Tiểu học có nguồn đào tạo đa dạng, (chính quy, tại chức, từ xa,...) dẫn đến sự không đồng đều về năng lực sư phạm. Ngoài ra, hoàn cảnh sống và giao tiếp thường xuyên trong một địa bàn bó hẹp cũng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ. Mặt khác, một số ít giáo viên tư tưởng chạy theo lợi ích vật chất, thiếu tâm huyết, tự bồi dưỡng còn mang tính hình thức, chưa làm tròn trách nhiệm của người thầy nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không được nâng lên mà ngày càng mai một vì vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. Xuất phát từ thực tế trên, sau thời gian nghiên cứu bản thân tôi đã thấy được rõ vai trò, trách nhiệm của người cán bộ quản lí giáo dục đối với việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt. Như vậy đội ngũ giáo viên là cực kì quan trọng. Muốn chỉ đạo và điều hành đội ngũ giáo viên để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tinh thần tập thể, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của trường. Do đó, đòi hỏi người quản lí phải có những giải pháp hợp lí nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Thời gian từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017 tại trường Tiểu học Lê Lợi. Tác giả: Phạm Văn Chung – Đơn vị công tác: trường Tiểu học Lê Lợi - huyện Krông Ana1 Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học - Mỗi giáo viên lựa chọn một chủ đề mà họ muốn được học một cách độc lập. - Khuyến khích từng giáo viên lập kế hoạch học tập một cách kĩ lưỡng gồm các nội dung sau: + Các mục tiêu học tập cần phải đạt. + Các kiến thức và kĩ năng cần nắm vững. + Các hoạt động học tập sẽ thực hiện. + Cách đánh giá kết quả đạt được. + Thời gian hoàn thành - Cán bộ quản lí nên hỗ trợ (tài liệu, thời gian, kinh phí,), tiến hành kiểm tra, đánh giá và động viên, khen thưởng kịp thời. Không có phương pháp nào được coi là vạn năng cả, bởi lẽ mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, những hạn chế riêng đòi hỏi những điều kiện thực hiện khác nhau. Do vậy, muốn thành công cần vận dụng phối kết hợp nhiều phương pháp để lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp kia. Tùy theo điều kiện thực tế ở mỗi đơn vị, mỗi cá nhân sẽ lựa chọn những phương pháp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phù hợp. Điều cốt lõi bồi dưỡng phải là nhu cầu của mỗi giáo viên có như vậy thì công tác bồi dưỡng mới có hiệu quả thực sự. II. Phần nội dung. 1. Cơ sở lí luận: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đề ra nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011- 2015: «Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức». Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ giáo viên tiểu học là lực lượng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo mọi thành công của chủ trương đổi mới giáo dục, đồng thời là người trực tiếp thực hiện mục tiêu «Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở» (Điều 27 Luật Giáo dục). Mục tiêu giáo dục Tiểu học được cụ thể hóa thành mục tiêu của các môn học và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình Tiểu học. Đặc biệt, mục tiêu giáo dục Tiểu học đã cụ thể hóa thành các yêu cầu cơ bản cần đạt của học Tác giả: Phạm Văn Chung – Đơn vị công tác: trường Tiểu học Lê Lợi - huyện Krông Ana3 Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Viết Xuân. Trang thiết bị còn thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, học sinh chủ yếu ở hai buôn đặc biệt khó khăn (buôn Tơ lơ và buôn Cuah), phần lớn là người đồng bào dân tộc tại chỗ. Nhà trường được Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Krông Ana quan tâm tham mưu với các cấp, các ngành xây dựng 5 phòng học mới đưa vào sử dụng năm học 2016-2017. Năm học 2016- 2017 là năm: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Rà soát việc thực hiện phân cấp quản lý, hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý giáo dục giữa các bộ, ban ngành và địa phương; đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục địa phương; tăng cường kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục của địa phương, của các bộ, ngành có cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện “3 công khai” của các cơ sở giáo dục; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trong năm học này trường Tiểu học Lê Lợi có: * Về đội ngũ: 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó: - Ban giám hiệu : 02 - Giáo viên : 18 - Nhân viên: 05 * Về học sinh: - Tổng số lớp : 10 lớp - Tổng số học sinh : 233 em Trong đó: + Nữ : 132 em + Dân tộc : 174 em + Nữ dân tộc: 101 em 2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên. Chia theo chế độ lao động Nhân sự Tổng số Trong Biên chế Hợp đồng đó nữ Tổng Nữ Tổng Nữ số số * Số đảng viên 11 9 10 8 1 1 Chia ra: - Đảng viên là giáo viên 8 7 7 6 1 1 Tác giả: Phạm Văn Chung – Đơn vị công tác: trường Tiểu học Lê Lợi - huyện Krông Ana5 Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học 2.1 Số CBQL chia theo trình độ đào tạo. - Đại học 1 1 - Cao đẳng 1 1 1 1 2.3. Số CBQL chia theo nhóm tuổi Chia ra - Từ 46 - 50 1 1 - Từ 51 - 55 1 1 1 1 2.2. Thực trạng bồi dưỡng quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Nhà trường xã hội chủ nghĩa hiện nay đang đứng trước tình hình đất nước có nhiều biến động lớn về kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội đòi hỏi mỗi giáo viên phải có quan điểm lập trường vững vàng, có bản lĩnh chính trị để sắn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hoàn thành nhiệm vụ cao cả và vinh quang mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã tin tưởng và giao phó. Vì vậy công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng trong nhà trường. Đối với công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị, Phó hiệu trưởng nhà trường đã có những biện pháp chỉ đạo sau: - Tạo điều kiện cho tất cả đội ngũ giáo viên được tham dự các lớp bồi dưỡng chính trị tư tưởng, học tập nghị quyết Trung ương Đảng do Phòng Giáo dục phối hợp với Ban tuyên giáo huyện uỷ tổ chức và viết thu hoạch theo hình thức bồi dưỡng thường xuyên. - Tổ chức cho giáo viên tham gia các hội thi tìm hiểu về công đoàn, tìm hiểu học tập về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; tìm hiểu, tọa đàm, kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm. Sau mỗi đợt thi cấp trường đều chọn đội tuyển tập luyện dự thi cấp huyện, tỉnh. 2.3. Thực trạng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: 2.3.1 Bồi dưỡng thông qua dự giờ: Có thể nói biện pháp dự giờ là một biện pháp bồi dưỡng giáo viên dễ thực hiện lại có hiệu quả cao, giúp người giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao tay nghề cho cả người dạy và người dự. Vì vậy ngay từ đầu năm học kế hoạch dự giờ luôn được Phó hiệu trưởng quan tâm: - Giao chỉ tiêu cho giáo viên dự giờ ít nhất 1 tiết/2tuần, 18 tiết/năm; đối với giáo viên mới 2 tiết/tuần, sau mỗi tiết dự giờ phải có ghi nhận xét những ưu, Tác giả: Phạm Văn Chung – Đơn vị công tác: trường Tiểu học Lê Lợi - huyện Krông Ana7 Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Tự học là tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng thái độ bằng hoạt động học tập tích cực của chính bản thân mình phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. Trong công tác này Phó hiệu trưởng chỉ đạo: - Đưa vào tiêu chí thi đua. Căn cứ vào kết quả xếp loại tay nghề của giáo viên cuối năm xem mức tiến bộ của giáo viên để đánh giá, tư vấn, thúc đẩy. - Quy định mỗi giáo viên phải mượn tài liệu tham khảo ít nhất 2 lần/tháng, đọc tài liệu tham khảo ở thư viện, phân công cán bộ thư viện theo dõi kiểm tra và ghi nhận vào sổ báo cáo hàng tháng. - Quy định mỗi giáo viên tự nghiên cứu bài dạy, làm đồ dùng dạy học phục vụ giờ dạy. Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Mỗi giáo viên đều có một cuốn sổ tích lũy chuyên môn và sổ tự học để phục vụ giảng dạy. - Chỉ đạo cho thư viện thường xuyên cập nhập các loại sách mới và giới thiệu đến tất cả giáo viên trong trường. 2.3.5. Bồi dưỡng về kiến thức ngoại ngữ, tin học: Công nghệ thông tin ngày càng được áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy học, đem lại khả năng mới, giúp giáo viên dễ dàng đưa phần việc vốn chỉ được thực hiện ở ngoài lớp vào trong giờ học, cung cấp cho học sinh lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn, giảm nhẹ lao động của người giáo viên, giúp học sinh hứng thú, chủ động tiếp thu kiến thức, đồng thời việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ. Tất cả giáo viên sử dụng phần mềm VnEdu để theo dõi, đánh giá học sinh. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a) Mục tiêu của biện pháp giải pháp. Bậc Tiểu học là “bậc nền móng”, “nền móng” có vững chắc thì ngôi nhà giáo dục mới phát triển toàn diện bền vững, đáp ứng được nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay trong nhà trường Tiểu học thầy giáo là người tổ chức và quyết định chất lượng đào tạo, thầy giáo luôn giữ vai trò là cầu nối giữa nền văn hóa dân tộc, nhân loại với việc tái sản xuất nền văn hóa ấy ở thế hệ trẻ, người thầy giáo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo Tác giả: Phạm Văn Chung – Đơn vị công tác: trường Tiểu học Lê Lợi - huyện Krông Ana9 Đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Phó hiệu trưởng ngay từ đầu năm học phải có định hướng, xây dựng kế hoạch dự giờ trong năm học thông qua hội đồng trong cuộc họp đầu năm. Ngoài kế hoạch dự giờ của tổ khối, hàng tháng Phó hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch dự giờ riêng trong tháng theo từng mảng, từng chuyên đề khác nhau căn cứ theo những nội dung bản đăng kí tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên như dự giờ kiểm tra công tác chủ nhiệm, dự giờ kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh theo thông tư 30/2014 và thông tư 22/2016. Tùy vào đặc thù, đối tượng của nhà trường để xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng về mọi mặt trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Giúp giáo viên hiểu được dự giờ đồng nghiệp là biện pháp nâng cao tay nghề chuyên môn cho bản thân có hiệu quả và dễ thực hiện. Tạo mọi điều kiện thuận lơi cho giáo viên có thể dự giờ đạt hiệu quả cao nhất. Để dự giờ có hiệu quả cần tổ chức theo quy trình sau: - Bước 1: Chuẩn bị dự giờ Xác định rõ mục đích của việc dự giờ, xác định vị trí của giờ dự trong chương trình, nắm được mục đích yêu cầu, nội dung của bài giảng và những dự kiến thực hiện bài giảng của giáo viên dạy; nghiên cứu nắm vững tình hình học tập của học sinh lớp mình sẽ dự giờ, phác thảo nội dung cần quan sát, xác định phương pháp kiểm tra tri thức, kĩ năng của học sinh sau giờ học. - Bước 2: Tiến hành dự giờ Là hệ thống những quan sát về diễn biến thực tế của giờ lên lớp nhằm thu thập được những thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. Người dự phải làm tốt việc ghi chép để sau đó tái hiện được những tình huống dạy học cơ bản nhằm đánh giá bài học đó theo tiếp cận hệ thống. Khi dự giờ cần chú ý quan sát các vấn đề sau: Nội dung bài giảng, phương pháp làm việc của thầy và trò, sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào? Có hiệu quả không? Tổ chức nền nếp tự học, công việc tự làm của học sinh trên lớp, không khí học tập của học sinh trong lớp, mối quan hệ hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò, đánh giá chất lượng của tiết dạy và kết quả học tập của học sinh. - Bước 3: Phân tích và đánh giá giờ dạy. + Phân tích giờ dạy: Cần chỉ ra các ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của chúng trong các yếu tố sau: Hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, quan hệ giao tiếp trong giờ học. Tác giả: Phạm Văn Chung – Đơn vị công tác: trường Tiểu học Lê Lợi - huyện Krông Ana 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc