Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện

doc 22 trang skquanly 06/07/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện
 1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp:
 Như chúng ta đã biết: Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung 
ương Đảng khoá VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của 
giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài. Do đó phải 
đào tạo giáo viên có chất lượng cao, thực hiện chương trình giáo dục thường 
xuyên, bồi dưỡng, chuẩn hoá, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo 
viên”. Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. 
Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục. Vai trò của cấp 
học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm 
non - chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao 
chất lượng của cấp học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao 
chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực và điều đó 
được thể hiện rõ qua chất lượng hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
 Hội thi là hình thức tuyên truyền thiết thực, có hiệu quả để nâng cao nhận 
thức và trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự phát triển của cấp học Mầm non. 
Huy động sự hỗ trợ, tham gia của các tổ chức, đoàn thể, các bậc phụ huynh, đặc 
biệt phát huy tính tích cực, sáng tạo của toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân 
viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Thông qua hội thi góp phần nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ 
quản lý, giáo viên Mầm non đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức hoạt động cho trẻ 
học bằng chơi, chơi mà học bằng trải nghiệm; góp phần nâng cao chất lượng thực 
hiện Chương trình giáo dục mầm non, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua 
như phong trào dạy tốt, học tốt. Khuyến khích động viên, tạo cơ hội để giáo viên tự 
học và sáng tạo; tuyên dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến trong hoạt động 
chăm sóc, giáo dục trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Đồng thời, 
tuyển chọn, công nhận và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp 
trường, cấp huyện, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực học tập, trao đổi 
kinh nghiệm về chăm sóc, giáo dục trẻ; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả 
phương tiện, đồ dùng, đồ chơi thực hiện chương trình giáo dục Mầm non.
 Có thể nói, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là 
lực lượng cốt cán biến các mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ thành hiện thực, đội 
ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo 
dục. Bởi vậy phải nhanh chóng củng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về 
chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ tay nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có 
phong cách sư phạm đẹp mới đáp ứng kịp thời xu hướng đổi mới của nền giáo 
dục hiện nay. Với trọng trách là một cán bộ quản lý trường mầm non, trước mục 
tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mà Đảng và Nhà Nước đã đặt ra cho ngành học mầm 
non trong thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tôi nghĩ rằng 
 1 nhất, như: Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt để tham 
mưu với hiệu trưởng và sắp xếp, bố trí giáo viên phù hợp; Xây dựng kế hoạch bồi 
dưỡng và Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; Tổ chức hiệu 
quả việc thao giảng, dự giờ; Phát huy hiệu quả việc thi giáo viên dạy giỏi cấp 
trường; Bồi dưỡng các kỹ năng dự thi cấp huyện; Động viên, khen chê kịp thời để 
giúp giáo viên cùng tiến bộ. Khi thực hiện đề tài, nhiều vấn đề được vỡ lẽ, cũng 
rất nhiều vấn đề được nhìn nhận đúng đắn hơn, mới mẻ hơn và thực chất hơn. Từ 
việc nhìn nhận đúng đắn các biện pháp để giúp giáo viên dự thi đạt hiệu quả cao. 
Từ đó giáo viên mạnh dạn, tự tin đăng ký tham gia dự thi. Và cuối cùng, tất cả các 
giải pháp đó không chỉ có một mục tiêu duy nhất là bồi dưỡng để giáo viên dự thi 
cấp huyện đạt hiệu quả cao mà điều quan trọng hơn, to lớn hơn đó là tạo được 
động lực mạnh mẽ cho mỗi giáo viên học hỏi, trau dồi kiến thức để làm vốn liếng, 
công cụ dạy học cho mình. Nhờ vậy, chất lượng toàn diện của nhà trường ngày 
một nâng cao.
* Phạm vi áp dụng đề tài:
 Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên dự thi 
Giáo viên dạy giỏi” cấp huyện. Là đề tài được nghiên cứu trong công tác bồi 
dưỡng giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện nhằm nâng cao chất lượng 
hội thi giáo viên dạy giỏi trong trường mầm non nơi địa bàn xã và huyện nhà mà 
tôi công tác. 
 2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Thực trạng nghiên cứu đề tài, sáng kiến, giải pháp:
 Cùng với nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 của cấp học mầm non huyện là: 
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của 
Bộ chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ 
Chí Minh. Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới 
sáng tạo trong dạy và học”, đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo 
là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường 
học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong 
cơ sở giáo dục mầm non, cụ thể hóa các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng 
trường học thân thiện, học sinh tích cực” phù hợp với giáo dục mầm non theo định 
hướng “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Với phương châm và 
mục tiêu chung của giáo dục, cấp học mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục 
trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu làm tốt công tác 
này sẽ giúp giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, lĩnh vực, có hình 
thức tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giúp họ bình tĩnh, tự tin khi lên 
lớp, từ đó nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tay nghề. Vì vậy, trước những yêu cầu 
mới của thời đại đặt ra, không có con đường nào khác là phải đầu tư cho lực 
lượng giáo viên. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều phải phát huy tinh thần 
 3 * Khó khăn:
 Giáo viên trẻ mới ra trường khá đông nên kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục 
trẻ còn hạn chế. Một số giáo viên mới vào trường chưa nắm chắc phương pháp 
của từng bộ môn, lĩnh vực, còn lúng túng trong việc tổ chức tiết học theo hướng 
tích hợp và lấy trẻ làm trung tâm nên chưa thu hút được sự chú ý của trẻ vào giờ 
học dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao. 
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin để soạn bài giảng điện tử, thực hiện 
trình chiếu trên chương trình Powepoint phục vụ hoạt động vui chơi và hoạt động 
học của trẻ còn bất cập ở một số giáo viên. 
 Trong một thời gian dài trước đó, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở 
trường thường được tập trung mũi nhọn, Số lượng giáo viên dự thi giáo viên dạy 
giỏi cấp huyện ít, chỉ có một số ít những giáo viên dạn dày kinh nghiệm và đã có 
thành tích tham gia thi cấp huyện. Số lượng giáo viên dự thi cấp huyện không 
nhiều, hoạt động trên không có sức lan tỏa mạnh nên nhiều người không chịu khó 
học hỏi. Chưa có giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. Phần lớn giáo viên trong 
trường bằng lòng với hiện tại, ngại va chạm, ngại khó khi phải đi thi.
* Khảo sát thực trạng: 
 Toàn trường có 40 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trình độ đạt chuẩn: 40/40 
đ/c, Trên chuẩn: 36/40 đ/c tỷ lệ: 90%. Trong đó: Đại học: 27 đ/c; Cao đẳng: 6 đ/c; 
Trung cấp: 4 đ/c. CBQL: 03 đ/c (1 HT, 2 P.HT); Giáo viên: 27 đ/c; nhân viên: 10 
đ/c. Tổng số trẻ toàn trường: 400 cháu; gồm 13 nhóm lớp học (4 lớp mẫu giáo 
Lớn với 128 cháu; 3 lớp mẫu giáo Nhỡ với 102 cháu; 4 lớp mẫu giáo Bé: 110 
cháu; 2 nhóm trẻ 24-36 tháng: 60 cháu). 
 Trong năm học, nhà trường tiếp tục chỉ đạo các giáo viên thực hiện chương 
trình giáo dục mầm non. Tiếp tục duy trì đơn vị văn hóa; duy trì trường mầm non 
đạt chuẩn quốc gia mức độ I và giữ vững danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, 
100% giáo viên đủ điều kiện tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; phấn 
đấu có 3-5 giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và có giáo viên 
đạt giải. Để đạt được mục tiêu đặt ra trong năm học, điều quan trọng hàng đầu đó 
là phải nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Đặc biệt là nâng 
cao chất lượng hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường, cấp huyện.
 Để nắm bắt được năng lực chuyên môn của giáo viên vào đầu năm học ban 
giám hiệu chúng tôi tiến hành dự các tiết dạy và các hoạt động của giáo viên 
nhằm đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng. Tôi 
nhận thấy khả năng của giáo viên chưa đồng đều, nhiều giáo viên chưa linh hoạt 
trong xử lý tình huống, chưa chú ý lồng ghép các môn học khác trong tiết dạy, 
chưa chọn được nội dung bổ trợ thích hợp ở các hoạt động, chưa phát huy được 
tính tích cực của trẻ, hình thành kiến thức cho trẻ còn mang tính thụ động. Đặc 
 5 một người cán bộ quản lý hoặc một giáo viên có kinh nghiệm, có chuyên môn góp 
ý, hướng dẫn thêm thì cũng khó đạt kết quả cao trong dạy học cũng như trong 
việc tham gia thi giáo viên dạy giỏi. Song song với tất cả các hoạt động chuyên 
môn trong trường, tôi có những giải pháp cho việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề 
cho giáo viên cũng như các biện pháp, các kỹ năng cho giáo viên tham gia thi 
giáo viên dạy giỏi cấp huyện bước đầu đạt được các kết quả đáng khích lệ. Từ đó, 
tôi đã chọn ra một số giải pháp để bồi dưỡng giáo viên tham gia hội thi “giáo viên 
dạy giỏi” cấp huyện như sau:
2.2.1. Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt để tham 
mưu với hiệu trưởng sắp xếp, bố trí giáo viên phù hợp: 
 Con người là tổng hợp các mối quan hệ của xã hội vì thế con người có đầy 
đủ những mặt tốt và chưa tốt, cái quan trọng là chúng ta phát huy mặt tốt một 
cách tích cực và hạn chế mặt tiêu cực muốn làm điều đó việc đầu tiên ta phải hiểu 
được giáo viên, nắm bắt được khả năng, năng lực của từng giáo viên, nếu chúng 
ta làm tốt việc này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc quản lý và phân công 
nhiệm vụ được hoàn thành tốt đẹp. Chính vì lẽ đó, trong tổ chức bộ máy của nhà 
trường tôi tham mưu với các đồng chí trong ban giám hiệu sắp xếp bố trí giáo 
viên hợp lý rõ ràng, quản lý tốt, hoạt động nhịp nhàng đồng bộ. Điều quan trọng 
là chúng tôi phải hiểu được từng người, phân loại giáo viên nào giỏi, khá, trung 
bình, đủ bản lĩnh đương đầu với những khó khăn vất vả mà không ai thường trực 
giúp đỡ, nhờ phải nổ lực cố gắng hết sức mình, phải luôn trao đổi kiến thức, học 
tập để giúp giáo viên đổi mới toàn diện từ phương pháp dạy học, khi lên lớp đến 
những công việc liên quan khác. Sự phân công phù hợp và giao nhiệm vụ rõ ràng 
sẽ khiến mỗi người tự mình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, không dựa dẫm hoặc 
tị nạnh cho ai. Từ đó, phát huy được tinh thần tự lực, phát triển những mặt mạnh, 
hạn chế mặt yếu để hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ đáp ứng tốt công việc 
hoàn thành tốt công việc được giao.
 Ví dụ: Những giáo viên giỏi và trung bình chúng tôi phân công đứng cùng 
một lớp để kèm nhau, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau. Nếu 2 giáo viên cùng làm một 
công việc, cùng hoàn thành một nhiệm vụ nghe ra có vẻ dễ dàng hơn một người 
người nhưng hoàn toàn không hẳn thế. Nếu hai người trái ngược bản tính, không 
có tinh thần trách nhiệm chung, không bù đắp cho nhau những khuyết điểm thì sẽ 
đi ngược lại những điều mong muốn, công việc sẽ thất bại hoàn toàn. Do đó, phân 
công 2 giáo viên đứng một lớp là việc chúng tôi phải cân nhắc, suy tính kỹ lưỡng, 
làm sao để họ hòa hợp được với nhau, mỗi người bổ sung vào chỗ khuyết điểm 
cho nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người xưa từng nói: “Gần đèn thì sáng” 
chúng tôi hy vọng với sự ảnh hưởng của một giáo viên giỏi bên cạnh thì những 
giáo viên yếu sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích cần thiết. Thật vậy, những giáo 
viên yếu không chỉ noi gương mà còn tiến bộ rõ rệt về mọi mặt, đứng trước những 
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_b.doc