Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc Bru-vân Kiều
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc Bru-vân Kiều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc Bru-vân Kiều
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC VỆ SINH CÁ NHÂN CHO TRẺ 5- 6 TUỔI NGƯỜI DÂN TỘC BRU-VÂN KIỀU" Quảng Bình, tháng 9 năm 2018 1 1.PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiếp bước cha anh để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Lúc sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm các cháu Thiếu Niên, Nhi đồng. Bác mong muốn các cháu chăm ngoan, học giỏi nối tiếp truyền thông của ông cha xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam giàu đẹp. Bác rất mực thương yêu trẻ em. Bác dành muôn vàn thình thương yêu đối với các em Bác nói: "Sữa để em thơ lụa tặng già". Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến thế hệ trẻ, đã dành cho trẻ em sự quan tâm đặc biệt, tạo mọi điều kiện cho trẻ được đến trường, được hưởng các quyền lợi về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Như chúng ta đã biết nhân cách con người là kết quả tổng hòa của nhiều nhân tố, nhân cách con người được hình thành là nhờ một phần của giáo dục. Giáo dục có vai trò quan trọng, thông qua giáo dục nhằm giúp con người nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; chỉ có giáo dục mới hình thành đội ngũ lao động có trí thức, có năng lực, có sáng tạo, có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Đối với lứa tuổi mầm non giáo dục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho trẻ cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, phát triển cao về trí tuệ; là cơ sở đầu tiên để hình thành nhân cách con người mới, là tiền đề để chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học. Ngoài việc giáo dục trẻ phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm xã hội thì công tác giáo dục vệ sinh được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trẻ có khỏe mạnh thì mới ham học hỏi, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục; tiếp thu kiến thức, kỹ năng giáo dục nhờ đó phát triển nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm tốt và ngược lại nếu trẻ gầy gộc, chậm lớn, thường xuyên đau ốm, bệnh tật thì không tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc, giáo dục điều đó đồng nghĩa với việc chậm phát triển về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ, tình cảm xã hội.... 3 Mặt khác, trẻ 3-4 tuổi do không học từ nhà trẻ nên khả năng nghe, nói và hiểu Tiếng Việt còn hạn chế trẻ chỉ nói tiếng địa phương nên mọi yêu cầu của trẻ giáo viên cũng không hiểu và đáp ứng được, do đó trẻ chưa gần gủi, thân thiện với giáo viên và ngược lại mọi yêu cầu của giáo viên trẻ không hiểu, không thực hiện được. Chất lượng cuộc sống trong gia đình trẻ còn thiếu thốn nên tỷ lệ suy dinh dưỡng cả thể thấp còi và cân nặng rất cao Đối với phụ huynh dân tộc Vân Kiều họ quen với tập tục sinh hoạt của mình, cam chịu cái nghèo, cái thiếu; việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại còn hạn chế; khả năng, nhận thức và điều kiện cuộc sống gia đình còn nhiều thiếu thốn: nhà ở chưa khang trang, sạch sẽ, kín đáo; đồ dùng vệ sinh chưa trang bị đầy đủ; công trình vệ sinh chưa xây dựng kiên cố; việc quan tâm chăm sóc vệ sinh cũng như sức khỏe cho trẻ chưa được cha mẹ trẻ chăm lo đúng mức; điện, nước phục vụ sinh hoạt chưa đầy đủ... Trong các năm gần đây bệnh "tay, chân, miệng", dịch cúm AH5N1, H1N1... xảy ra ở nước ta, nhiều ở địa phương đã lây lan thành dịch; đối tượng dễ mắc phải là trẻ nhỏ. Nguyên nhân xảy ra là do công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không sạch sẽ. Để phòng chống các bệnh "Tay, chân, miệng" và dịch cúm Bộ Y tế đã khuyến cáo và tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong toàn xã hội trong đó đặc biệt chú ý ở bậc học Mầm non. Vì vậy, trường mầm non và đội ngũ giáo viên là người đóng vai trò quan trọng và quyết định chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Làm thế nào để giáo dục vệ sinh cá nhân và hình thành nề nếp thói quen vệ sinh cho trẻ là vấn đề tôi luôn băn khoăn, trăn trở. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết đó tôi đã suy nghĩ, tìm tòi “Một số giải pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3- 4 tuổi người dân tộc Bru Vân Kiều" làm Sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. Đề tài "Một số giải pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3- 4 tuổi" chắc cũng có nhiều người nghiên cứu, tìm hiểu nhưng họ là người đang công tác tại các 5 Trình độ chuyên môn đạt chuẩn hiện đang học Đại học sư phạm mầm non nhờ đó kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ luôn được xếp loại Tốt; lập trường tư tưởng chính trị kiên định, vững vàng; có ý thức chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác, luôn được phụ huynh, đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm. Được tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các lớp tập huấn về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; dự các tiết dạy của đồng nghiệp; được ban giám hiệu nhà trường thường xuyên dự giờ và góp ý giúp đỡ. Ngoài ra, tôi luôn tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp nên để trích lũy thêm kinh nghiệm về chuyên môn và có kiến thức về giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ. Trong năm học này nhà trường đã phân công cho tôi dạy lớp mẫu giáo bé trong lớp có 19 cháu trong đó 11 cháu dân tộc Vân Kiều tỷ lệ 58%, 8 cháu dân tộc Kinh tỷ lệ: 42%; được dạy tại khu vực tổ chức cho trẻ ăn bán trú nên cũng rất thuận lợi trong việc giáo dục và rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thuận lợi hơn so với các khu vực khác: phòng học khang trang, sạch sẽ, có điện và nước giếng để phục vụ sinh hoạt của trẻ. Được trang cấp đầy đủ đồ dùng, dụng cụ vệ sinh. Hội phụ huynh đã có chuyển biến về nhận thức, quan tâm chăm lo cho các cháu. Tuy vậy, thực hiện đề tài này tôi gặp nhiều khó khăn sau đây: * Khó khăn: Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thì nguồn nước đóng vai trò hết sức quan trọng, không những thế nguồn nước cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nếu nguồn nước sạch thì sẽ cho ta một sức khỏe tốt và ngược lại nguồn nước bẩn thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật. Có nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân ở vùng thuận lợi thì không khó nhưng đối với vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn thì nguồn nước vô cùng khan hiếm. Hầu hết người dân ở đây sử dụng nước suối để phục vụ sinh hoạt hằng ngày nên hạn chế đến chất lượng cuộc 7 Cơ sở vật chất của nhà trường tuy có đủ phòng học, điện nước hơn các khu vực khác nhưng so với yêu cầu thì còn nhiều hạn chế: chưa có phòng vệ sinh khép kín, đủ bồn cầu và khu vệ sinh dành riêng cho bé trai, bé gái theo quy định; Nguồn nước không đủ phục vụ sinh hoạt của trẻ nhất là về mùa hè. Nhà trường chỉ có khu vệ sinh dùng chung cho các nhóm lớp trong khu vực nên đến giờ vệ sinh cháu tập trung nhiều dẫn đến không trật tự, nền nếp và giáo viên khó trực tiếp quán xuyến, hướng dẫn cho trẻ được mỗi khi trẻ tự đi vệ sinh. * Điều tra thực tiễn: Nội dung Tổng Kết quả số trẻ Đạt Không đạt SL % SL % Kỹ năng lau mặt 19 13 68 6 32 Ký năng rữa tay 19 15 79 4 21 Kỹ năng tự phục vụ 19 14 74 5 26 Số trẻ SDD thể thấp còi 19 14 74 5 26 Số trẻ SDD thể cân nặng 19 17 89 2 10,5 Bệnh ngoài da 19 15 79 4 21 Kết quả trên cho thấy: Mặc dù còn nhiều khó khăn và với kết quả điền tra thực tiễn còn rất hạn chế song với tinh thần, trách nhiệm và lương tâm của người nhà giáo tôi đã tìm tòi suy nghĩ và thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Sau đây là một số giải pháp cơ bản: 2.2. Các giải pháp: Giải pháp 1: Dạy trẻ nắm vững quy trình thực hiện thao tác vệ sinh. Đối với trẻ Mầm non muốn thực hiện vệ sinh cá nhân được tốt trước hết phải dạy trẻ nắm được quy trình, các bước vệ sinh. Đầu năm học trẻ mới đến trường chưa quen với chế độ sinh hoạt của lớp, chưa tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc vệ sinh, trong lúc đó các hoạt động vệ sinh như lau mặt, rửa tay.... cần phải thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, để giúp trẻ 9 Bước 4: Cô dùng các ngón của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia rồi đổi tay. Bước 5: Chụm năm đầu ngón tay của bàn tay này xoay đi xoay lại vào lòng của bàn tay kia rồi đổi tay. Bước 6: Cô để tay dưới vòi nước rửa sạch xà phòng, rủa từ mu bàn tay đến lòng bàn tay và các ngón tay. * Quy trình lau mặt theo hướng dẫn của chương trình hiện qua 6 bước sau: Bước 1: Cô trải khăn vào lòng bàn tay, dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay phải lau từng mắt một, lần lượt lau từ mép trên của mắt rồi đến mép dưới của mắt, lau từ hóc mắt đến đuôi mắt. Bước 2: Cô dịch khăn để lau mũi, lau từ trên mũi xuống 2 lỗ mũi rồi dịch khăn. Bước 3: Cô lau miệng, cô lau mép trên của miệng và mép dưới của miệng và gấp khăn. Bước 4: Đặt dọc khăn lên lòng bàn tay cô lau trán và má phải cô gấp khăn. Bước 5: Cô lau trán và má trái và gấp khăn. Bước 6: Cuối cùng cô lau cằm và cổ, bỏ khăn vào chậu. Ở lớp tôi đã hướng dẫn cho trẻ như sau: Bước 1: Cô trải khăn ở tay rồi dùng ngón trỏ, ngón cái lau từ mép trên rồi đến mép dưới của mắt, lau từ hóc mắt đến đuôi mắt rồi chuyển sang lau mắt khác. Bước 2: Cô dịch khăn để lau từ trên mũi xuống 2 lỗ mũi. Bước 3: Cô dịch khăn lau mép trên, mép dưới của miệng. Bước 4: Gấp khăn đặt dọc lên lòng bàn tay rồi lau trán, má bên trái. Bước 5: Gấp khăn đặt dọc lên lòng bàn tay rồi lau trán, má bên phải. Bước 6: Cuối cùng lau cằm, cổ và bỏ khăn vào chậu. Nhờ cách hướng dẫn ngắn gọn này mà trẻ dễ nhớ, dễ hiểu và thực hiện tốt hơn rất nhiều so với cách hướng dẫn ban đầu. Đồng thời khi trẻ thực hành lau cô vừa hướng dẫn trẻ vừa khuyến khích trẻ nhắc đi nhắc lại nên giúp trẻ nắm chắc quy trình thao tác. Giải pháp 2: Giáo dục trẻ vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày. 11 Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời: Ví dụ: Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn các con phải rửa tay? (rửa để cho tay thơm tho, sạch sẽ, mọi người yêu mến và không mắc bệnh). Vì sao các con phải rửa tay với xà phòng? (Rửa tay với xà phòng để rửa sạch hết vi khuẩn, phòng tránh được các bệnh). Cô hướng dẫn trẻ rửa tay đúng quy trình 6 bước. Khi trẻ rửa tay xong đến lấy khăn và chọn khăn đúng ký hiệu của mình để lau mặt. Trước khi lau mặt cô hỏi trẻ tại sao phải lau mặt? (Lau mặt cho sạch sẽ được mọi người yêu mến, cho mặt thơm tho, xinh hơn, không bị bệnh...). Lúc nào phải lau mặt? (Lau mặt trước và sau khi ngủ, ăn, đi ra ngoài đường, khi mặt bẩn... ). Cô cần hướng dẫn trẻ lau mặt đúng trình tự theo 6 bước. Trong giờ ăn: Tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn” Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé Nào thìa, bát, đĩa Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơm vãi. Tôi cũng đặt những câu hỏi để trẻ trả lời, từ đó trẻ sẽ nhớ trong giờ ăn phải như thế nào? Cô nhắc lại, hướng dẫn trẻ ngồi ngay ngắn, cầm thìa đúng tay, ăn chậm, nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoằm và nuốt vội; không ngậm thức ăn lâu trong miệng, không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện, đi lại tự do, không được làm rơi vải thức ăn, khi cơm rơi biết nhặt bỏ vào đĩa riêng, ăn hết suất. Với những giải pháp này các cháu thực sự rất tiến bộ. Phần lớn các cháu khi vệ sinh đã nhớ được lần lượt các thao tác và từng bước vệ sinh rửa tay và lau mặt. Giải pháp 3: Dạy trẻ làm một số công việc tự phục vụ: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình" đó là phương châm của nền giáo dục nước ta. Trẻ biết tự làm một số công việc tự phục vụ vừa hình thành và rèn luyện tính tích cực, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát khi tham gia các hoạt động, vừa hình 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_ve_sinh_ca_n.doc