Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn ở trường Tiểu học Khôi Kỳ
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn ở trường Tiểu học Khôi Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn ở trường Tiểu học Khôi Kỳ

Giải pháp đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn: Công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong trường Tiểu học là công việc không bao giờ kết thúc. Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên trong nhà trường, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục. Đây chính là mục tiêu chính của công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Tôi đã nghiên cứu kĩ nhiệm vụ năm học 2021-2022, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, những việc đã thực hiện tốt, những việc chưa làm được hoặc đã làm nhưng có kết quả chưa cao của trường trong năm học 2020-2021 để lập kế hoạch cụ thể chi tiết cho từng hoạt động của năm học này với phương châm khắc phục những tồn tại bằng một số giải pháp mới đồng thời cố gắng duy trì và phát huy những mặt mạnh của nhà trường. Tôi nhận thấy đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo sát sao, khoa học, hoạt động đều tay, say việc của Ban giám hiệu sẽ tạo nên sự thống nhất trong toàn trường, nâng cao chất lượng mọi hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Kết thúc năm học, chúng tôi đã thu được kết quả đáng mừng. Mỗi cá nhân trong tập thể cũng như bản tôi tự nhận thấy đã góp được một phần nhỏ bé vào kết quả chung của nhà trường. Để hoạt động chuyên môn của đội ngũ giáo viên đạt kết quả tốt thì: + Ban giám hiệu phải nhận thức đúng về tầm quan trọng các hoạt động chuyên môn của nhà trường và của giáo viên. + Ban giám hiệu xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung của các hoạt động chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. + Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả. + Kế hoạch hoạt động chuyên môn cần thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, của các tổ, khối chuyên môn. Mỗi hoạt động đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương tiện thực hiện riêng và cuối cùng phải được ban giám hiệu đánh giá. Nội dung công tác quản lí, chỉ đạo chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường tôi đã chỉ đạo tập trung vào một số giải pháp sau: 1. Giải pháp 1: Tìm hiểu nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt. Để có kế hoạch chỉ đạo hợp lí, công việc phải làm trước tiên của cán bộ quản lí là tìm hiểu nắm tình hình đội ngũ giáo viên, nắm hoàn cảnh toàn diện của giáo và toàn ngành giáo dục nói riêng đang nỗ lực phòng, chống và chữa trị dịch bệnh covid 19. Coi trọng công tác thi đua, công tác động viên tuyên truyền, mạnh dạn đặt niềm tin vào giáo viên để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ. Xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa giáo viên với Ban giám hiệu, giáo viên với phụ huynh học sinh, nêu rõ được trách nhiệm của mỗi bên để cùng phối hợp làm công tác giáo dục. Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm vụ mới của giáo dục. Luôn coi trọng kết quả chất lượng giáo dục, lấy học sinh làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên. Tổ chức học tập quán triệt các văn bản, chỉ đạo đổi mới giáo dục phổ thông của nhà nước, của ngành. Giáo dục lý tưởng sống gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ và giáo viên. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng; mặt khác nhà trường thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên được nghe thời sự, trao đổi tọa đàm với đồng nghiệp về các lĩnh vực chuyên môn, cuộc sống đồng thời kịp thời phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và chính sách của nhà nước cũng như của ngành, của địa phương đến toàn thể giáo viên. Trên thực tế, một số đồng chí giáo viên có chuyên môn khá tốt nhưng do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên không dành được nhiều thời gian cũng như chuyên tâm công tác. Bên cạnh đó, còn một số đồng chí giáo viên còn non về tuổi đời cũng như tuổi nghề, nếp sống làm việc đôi chút chịu những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường nên đôi khi chấp hành nội quy của nhà trường chưa tốt. Đối với các đồng chí hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn chúng tôi luôn động viên về cả vật chất cũng cả tinh thần giúp các đồng chí đó cố gắng vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Muốn cho giáo viên, nhân viên có ý thức đúng, phát huy tính tự giác, tính tích cực và sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chúng tôi triển khai đúng, đầy đủ văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cấp. Trong buổi Hội nghị Cán bộ viên chức- Người lao động đầu năm học, chúng tôi giúp giáo viên nắm rõ nhiệm vụ trọng tâm của năm học và đặc biệt là cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”, tổ khối tự bàn bạc, trao đổi để thống nhất các chỉ tiêu, các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu đó. Thống nhất quy chế dân chủ, quy chế làm việc, quy chế phối hợp giữa Ban giám hiệu và công đoàn, quy chế chuyên môn, quy chế chi tiêu nội bộ. Khi đã thống nhất về mọi mặt, giáo viên sẽ cố gắng khắc phục mọi khó khăn quyết tâm xây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình cũng như cho nhà trường và có tạo ra chữ tín trước phụ huynh học sinh. Tổ chức hội thảo tại tổ bàn về các biện pháp giảng dạy có hiệu quả và cách ra đề kiểm tra cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở từng môn. Thống nhất xây dựng nội dung các chuyên đề, tập trung các chuyên đề khó và các chuyên đề mang lại hiệu quả thiết thực cho kết quả học tập của học sinh như áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào các bài giảng (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật trạm, kĩ thuật sơ đồ tư duy), áp dụng hình thức học thông qua chơi, các trò chơi kết nối bài học, trò chơi vận dụng. Sinh hoạt tổ chuyên môn đi sâu vào phân tích đánh giá các giờ dạy, phân tích tính hiệu quả các biện pháp đổi mới trong mỗi tiết dạy, phân tích đánh giá các đề kiểm tra và so sánh kết quả kiểm tra giữa các lớp. Thống nhất việc soạn giáo án ở từng môn, cách khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả (phần mềm học liệu), tự làm đồ dùng dạy học, thực hiện việc lồng ghép, tích hợp liên môn các nội dung giáo dục, xác định năng lực đầu ra ở mỗi môn. Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra ở mỗi tổ chuyên môn thông qua việc chắt lọc các đề hay tại tổ và tham khảo đề kiểm tra ở các trường khác hay trên mạng. Mỗi giáo viên phải có ít nhất 01 đề kiểm tra/lần kiểm tra và nộp cho Phó hiệu trưởng chuyên môn duyệt. Mỗi tổ chuyên môn đăng ký tổ chức thao giảng 02 tiết/học kỳ/1 giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực hoặc các trò chơi học tập. Thực hiện việc sinh hoạt chuyên môn theo tổ chuyên môn 02 lần/tháng về nghiên cứu bài học, thống nhất nội dung chương trình, trao đổi thảo luận về các kĩ thuật, trò chơi trong học tập, nghiên cứu chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy chế chuyên môn, kiểm tra các loại sổ của giáo viên, việc lên lớp, vào điểm, đánh giá, nhận xét học sinh và việc thực hiện kế hoạch chung của tổ. 5. Giải pháp 5: Quản lí, chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và theo hướng hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; dạy học sát đối tượng, chú trọng công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, trong nội dung bài giảng cần có những phần nâng cao để học sinh được nâng lên đủ khả năng để phát huy năng khiếu; đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề; bảo đảm cân đối giữa việc Mỗi giáo viên phải thường xuyên đi dự giờ, học hỏi đồng nghiệp, biết tự đánh giá năng lực giảng dạy của bản thân nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp theo hướng có lợi cho học sinh (Phân tích tiết dạy theo hướng hoạt động học của học sinh). 6. Giải pháp 6: Chỉ đạo áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy. Thực tế ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới qua nhiều năm nhưng trong quá trình thực hiện nhiều giáo viên còn lúng túng, tổ chức chưa mấy hiệu quả. Giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng việc thực hiện đôi khi còn mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Vẫn không tránh khỏi hiện tượng một bộ phận giáo viên ngại đổi mới, vẫn giữ thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và nhắc lại những điều giáo viên đã truyền đạt. phương pháp dạy học đó không phát huy vai trò học tập của cá nhân học sinh. Thực hiện chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin, rất nhiều giáo viên đã cố gắng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang tính trình diễn với những hình ảnh, hiệu ứng rối mắt. Nhiều giờ dạy còn ôm đồm, tham lam nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhiều mà hiệu quả giờ dạy vẫn nhiều hạn chế. Một số hình thức, kĩ thuật dạy học mới đã được giáo viên áp dụng, nhất là hoạt động nhóm, hoạt động tích cực nhưng giáo viên áp dụng chưa hiệu quả, vẫn chỉ mang tính hình thức. Nắm bắt được những khó khăn mà giáo viên còn vướng mắc Ban giám hiệu chúng tôi đã quyết liệt triển khai, tập huấn giúp giáo viên hiểu và nắm được phương pháp dạy học tích cực không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một khái niệm bao gồm nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật khác nhau. Phương pháp dạy học tích cực là cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó các hoạt động học tập được tổ chức, định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động chờ đợi mà tự lực tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo. Giúp giáo viên nắm chắc được phương pháp dạy học được chia làm ba cấp độ: cấp độ vĩ mô (Quan điểm dạy học), cấp độ trung gian (Phương pháp dạy học cụ thể) và cấp đô vi mô (Kĩ thuật dạy học). Vậy kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hoạt động nhằm thực hiện giải quyết một nhiệm vụ, nội dung cụ thể. Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thể hiện ở các hình thức kiểm tra đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực học sinh theo đặc thù từng môn học. Chú ý việc phân tích kết quả kiểm tra, so sánh kết quả kiểm tra giữa các lớp, qua đó điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc ra đề kiểm tra theo ma trận chung cho các loại bài kiểm tra riêng và chung. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả quy trình ra đề. Nâng cao chất lượng đề kiểm tra thông qua việc thiết lập ma trận đề, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đề kiểm tra phải ở 4 mức độ theo thông tư 22 “Biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng linh hoạt sáng tạo” đối với khối 3,4,5; 3 mức độ theo thông tư 27 “Nhận biết, kết nối, vận dụng”đối với lớp 1,2. Kết hợp một cách hợp lý giữa tự luận và trắc nghiệm giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong mỗi đề kiểm tra; tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành, trãi nghiệm cho học sinh đối với các môn học. Đối với môn Tiếng Anh cần thực hiện nghiêm túc tinh thần học Tiếng Anh theo chương trình của bộ quy định. Thực hiện việc chấm bài, trả bài nghiêm túc. Chấm bài không bỏ sót lỗi, có lời nhận cụ thể, có nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ và những thiếu sót, biện pháp khắc phục cho học sinh; trả bài phải giúp học sinh thầy được nguyên nhân thiếu sót, cho điểm kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua kết quả đánh giá thường xuyên. Các giáo viên phải xác định được năng lực đầu ra cần đạt của mỗi tiết học hay chủ đề, khối lớp sau khi giảng dạy nhằm tiến hành kiểm tra đánh giá đúng thực chất. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không. 8. Giải pháp 8: quản lí chỉ đạo thông qua việc tăng cường thanh kiểm tra giáo viên, đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp dạy học. Kiểm tra là một trong bốn nội dung, chức năng của người cán bộ quản lý trong công việc quản lý nhà trường. Kiểm tra là vũ khí, là động lực cho sự phát triển. Trong nhà trường, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng, đồng thời phát hiện kịp thời những mặt tốt để phát huy, tìm ra những mặt còn hạn chế để khắc phục. Thói quen nghiêm túc, làm việc có kế hoạch khoa học trong công việc không phải tự nhiên ai cũng có mà hầu hết
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_doi_moi_cong_tac_quan.docx