Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp “Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn”
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp “Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp “Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn”
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP “ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN” A. ĐẶT VẤN ĐỀ Để nâng cao chất lượng dạy học, các hoạt động đội ngủ quản lý của đơn vị, về việc quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn là vai trò rất quan trọng. Vì nó tạo được nhất quán đồng thuận trong sự đoàn kết gắn bó, sự hợp tác nhịp nhàng với nhau trong tập thể sư phạm của đơn vị, tạo ra được một môi trường thân thiện, nâng cao ý thức tự giác, ý thức trách nhiệm và thói quen làm việc có tổ chức kỉ luật, chấp hành tốt các quy định của đơn vị, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chất lượng dạy và học học đạt hiệu quả cao. Ngoài chất lượng dạy học ra chất lượng học của các em là hết sức quan trọng để đạt kết quả tốt thì đồi hỏi trước hết việc tổ chức các hoạt động chuyên môn của đơn vị phải đặt biệt quan tam. Vì đây là một trong những yếu tố rât quan trọng dẫn đên nâng cao chất lượng của đơn vị. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục hiện nay, cán bộ quản lý và giáo viên phải nắm chắc quy chế chuyên môn của ngành, không ngừng học hỏi, trao dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, quán triệt tốt nghiệp vụ, nhiệm vụ của nhà giáo theo điều lệ trường Tiểu học quy định. Đặc biệt toàn ngành đang tiếp tục thực hiện hai không với bốn nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi nhầm lớp. Cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Phong trào giúp đỡ và phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng do Bộ giáo dục quy định; phong trào xanh, sạch , đẹp; phong trào trường học thân thiện và học sinh tích cực Nhằn thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, chỉ tiêu năm học 2018-2019, trong đơn vị đã cụ thể hóa các văn bản của ngành giáo dục huyện Hồng Dân thành những trương trình hành động cụ thể của nhà trường ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở đó nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch cho riêng mình về cũng cố, nâng cao chất lượng đầu vào bậc tiểu học và nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh cho tất cả các khối lớp. Từ những vấn đề trên bản thân tôi tiến hành tổ chức hội thảo rút ra được những nội dung cơ bản và những sáng kiến trong “việc đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn ” để nghiên cứu cụ thể như sau: B. NỘI DUNG + Trong đơn vị việc chấp hành nội quy, quy định ý thức tổ chức và kỉ luật trong đơn vị từng bước được ổn định tuy nhiên nhưng vẫn còn một số trường hợp chấp hành chưa tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của một số cán bộ giáo viên, nhân viên, còn nể nang tình cảm đồng thời thiếu sự gương mẫu trong việc chấp hành tổ chức, kĩ luật các quy định của ngành và của đơn vị đề ra. + Hiện nay đơn vị đã xây dựng kế hoạch cụ thể nhà trường bước đầu thực hiện có hiệu quả cao như tập thể thầy, cô giáo và các cha mẹ học sinh chưa thường xuyên gặp gỡ, trao đổi bày giải tâm tư nguyện vọng, để từ đó cùng nhau giải quyết vấn đề khó khăn, vướng mắt và tạo được niềm tin gần gũi và thân thiện nhau. + Một số giáo viên và học sinh chưa thật sự tiếp cận với môi trường mới còn ảnh hưởng với môi trường trước đây như cán bộ quản lý nói giáo viên nghe, giáo viên nói học sinh nghe và làm theo chỉ có thông tin là một chiều không có thông tin phản hồi ngược lại từ đó chưa rút được kinh nghiệm không phát huy được sự chủ động, sáng tạo và sự gần gũi thân thiện trong nhà trường. + Việc chỉ đạo cho giáo viên xây dựng nề nếp hoạt động chuyên môn cán bộ quản lý của trường chưa thật sự quan tâm, thể hiện là có chỉ đạo nhưng chưa có nội dung cụ thể nên dẫn đến giáo viên chưa phát huy chuyên môn riêng cho mình + Ý thức trách nhiệm của giáo viên không đồng điều từ đó hiệu quả giảng dạy của giáo viên chưa cao. II. Từ thực trạng trên tôi đề xuất một số giải pháp “đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động chuyên môn : 1. Xây dựng kế hoạch dạy học: - Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài, từng tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chủ đề hoặc bài học đã xây dựng. - Tiến hành xây dựng kế hoạch lồng ghép, tích hợp cho mỗi môn hoc; chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội.. - Thực hiện kế hoạch dạy học lịch sử, địa lí và văn hóa địa phương theo công văn số 956/SGDĐT-MN-TH Bạc Liêu ngày 15 tháng 9 năm 2015 về việc hướng dẫn sử dụng tài liệu văn hóa địa phương. quả các giờ thực hành, hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học giải quyết các bài tập và những tình huống trong thực tiễn. - Chú ý tích hợp, lồng ghép giáo dục đạo đức, học 5 điều Bác Hồ dạy, giáo dục tuyên truyền về biển đảo - Mỗi giáo viên phải thường xuyên đi dự giờ, học hỏi đồng nghiệp, biết tự đánh giá năng lực giảng dạy của bản thân nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp theo hướng có lợi cho học sinh ( Phân tích tiết dạy theo hướng hoạt động học của học sinh). 3. Đổi mới phương pháp KTĐG định hướng phát triển năng lực học sinh: - Thực hiện đổi mới KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, thể hiện ở các hình thức KTĐG đều hướng tới phát triển năng lực học sinh theo đặc thù từng môn học. Chú ý việc phân tích kết quả kiểm tra, so sánh kết quả kiểm tra giữa các lớp, qua đó điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc ra đề kiểm tra theo ma trận chung cho các loại bài kiểm tra riêng và chung. Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả quy trình ra đề. - Nâng cao chất lượng đề kiểm tra thông qua việc thiết lập ma trận đề, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đề kiểm tra phải ở 4 mức độ theo thông tư 22 “Biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng linh hoạt sáng tạo”. - Kết hợp một cách hợp lý giữa tự luận và trắc nghiệm giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong mỗi đề kiểm tra; tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành, trãi nghiệm cho học sinh đối với các môn học. - Đối với môn Tiếng Anh cần thực hiện nghiêm túc tinh thần: học Tiếng Anh theo chương trình của bộ quy định. - Thực hiện việc chấm bài, trả bài nghiêm túc. Chấm bài không bỏ sót lỗi, có lời nhận cụ thể, có nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ và những thiếu sót, biện pháp khắc phục cho học sinh; trả bài phải giúp học sinh thầy được nguyên nhân thiếu sót, cho điểm kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua kết quả đánh giá thường xuyên. - Các giáo viên phải xác định được năng lực đầu ra cần đạt của mỗi tiết học hay chủ đề, khối lớp sau khi giảng dạy nhằm tiến hành KTĐG đúng thực chất. - Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không. 4. Đổi mới hoạt động tổ chuyên môn: - Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được duyệt, tổ chuyên môn, giáo viên có -thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên -Kết quả đổi mới PPDH-KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một trong những tiêu chí để đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào cuối năm học. III.Từ những thực trạng và giải pháp nêu trên đơn vị đã đạt kết quả sau: Qua thực hiện xây dựng quản lý chuyên môn quản lý dạy học trường Tiểu học Nhà Lầu xây dựng được một tập thể nhà trường đoàn kết, nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, chú trọng đến hiệu quả không còn tình trạng dạy qua loa. Xóa bỏ dần việc làm không còn phù hợp, xây dựng nề nếp quản lý chuyên môn theo phương pháp đổi mới trên cơ sở chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo và tình hình thực tế của đơn vị. Giáo viên có ý thức của tầm quan trọng xây dựng nề nếp quản lý chuyên môn và quản lý học tập của học sinh, nên không ngại hao tốn thời gian và công sức, cố gắng vận dụng hiểu biết của mình vào công tác giảng dạy thực tế trên lớp. Giáo viên không cần dành riêng thời gian mà có thể lồng ghép vào các tiết học, giờ sinh hoạt ngoại khóa, Dễ thực hiện, dễ nhận thấy sự tiến bộ trong sinh hoạt chuyên môn của các tổ và trong nề nếp học tập của học sinh. Phù hợp với nhận thức xã hội, được mọi người ủng hộ. Học sinh sớm được hình thành ý thức, hành vi tốt, có nề nếp song song với việc dạy kiến thức. Giáo viện lớp dạy chữ, dạy có trách nhiệm cao sẽ tạo cho nhà trường một thế hệ học sinh vừa giỏi kiến thức , có kĩ năng và thái độ, đặt biệt là các em phát huy tối đa năng lực học tập của các em. Đó cũng là cách góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Là điều kiện tốt cho giáo viên trau dồi kiến thức, có ý thức tự hoàn thiện bản thân hơn từ đó giáo dục học sinh tốt hơn. Trên cơ sở đó có nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiều sáng tạo trong khâu xây dựng nề nếp giảng dạy và học tập của học sinh. Bảng kết quả chất lượng học sinh cuối học KÌ I. Toán và Tiếng Việt C. PHẦN KẾT LUẬN I. Kết luận chung. Nhìn trung trong thực tế những năm qua của trường Tiểu học Nhà Lầu những người làm công tác quản lí đã nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lí, chỉ đạo chuyên môn của một tập thể giáo viên và cả tập thể hội đồng sư phạm.Trong công tác chuyên môn của nhà trường là phải chú trọng đến việc quản lý của nhà trường, công tác giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh Bởi vậy vai trò của người quản lý là hết sức quan trọng, nếu không quan tâm và nhận thức đúng đắn của một tập thể sư phạm của nhà trường thì kết quả đạt được như mong nuốn. Để xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn trong một tập thể giáo viên đứng lớp giảng dạy thì người cán bộ quản lý của nhà trường phải là đầu tàu gương mẫu, phải chịu trách nhiệm toàn bộ chất lượng giáo dục của nhà trường. Người cán bộ quản lý muốn phê phán ai trước hết phải phê phán bản thân mình. Các hoạt động giáo dục của nhà trường có chất lượng hay không điều bắt nguồn từ người quản lí tốt hay còn nhiều mặt hạn chế.Tinh thần thống nhất và đồng thuận trong một tập thể, giúp cho công tác quản lý chỉ đạo được thông suốt và chặt chẽ từ đó đem lại chất lượng đạt hiệu quả cao và thực hiện được nhiệm vụ và các chỉ tiêu mà cấp trên giao trong năm. Trên cơ sở đó người quản lí cũng không tốn công sức nhiều để đôn đốc, thúc đẩy nhắc nhở, vì mọi người điều thấy rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, đồng thời cũng hăng hái và tích cực tham gia mọi công việc được lãnh đạo nhà trường phân công và cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giạo. Nếu được như thế thì mọi người điều thân thiện và nhân ái hơn. Tôi cũng tin tưởng rằng trên cơ sở đó tập thể nhà trường điều hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học 2018-2019. Trong quá trình tiến hành nghiên cứu cũng như từ thực tiễn quản lí chỉ đạo tôi đã cố gắng rất nhiều song do kinh nghiệm còn hạn chế cũng như trình độ bản thân còn có giới hạn. Chính vì thế, những kinh nghiệm tôi đưa ra không khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! II.Kiến nghị:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_doi_moi_cong_tac_quan.docx