Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non

doc 21 trang skquanly 21/06/2024 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
 Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
 “Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”
 Đúng thật vậy, sự nghiệp trồng người đối với mỗi nhà giáo là trách nhiệm 
cao cả và quan trọng góp phần chắp cánh ước mơ bay xa cho những chủ nhân 
tương lai của đất nước. Bởi lẽ, “Trẻ em là những mầm xanh của đất nước, cái 
mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con 
trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”.
 Có thể khằng định rằng: "Bậc học mầm non là bậc học được xem là đặc
biệt", bởi chúng ta vừa phải thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, vừa phải thực hiện
nhiệm vụ giáo dục trẻ. Vì vậy trách nhiệm của nhà trường đối với trẻ vô cùng
quan trọng và vất vả. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển,
cơ thể trẻ còn non nớt, sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu sự tác động mạnh
mẽ, có tính quyết định của môi trường xung quanh. Môi trường giáo dục trong
trường mầm non là yếu tố rất quan trọng cần thiết để nâng cao chất lượng chăm
sóc - giáo dục, đặc biệt là “môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. 
 Bên cạnh đó, một môi trường giáo dục tốt - chính là cái nôi để mọi hoạt 
động trong nhà trường ươm mầm và phát triển đúng hướng, đáp ứng yêu cầu 
giáo dục đổi mới hiện nay. Tuy nhiên bước đầu trong việc thực hiện chuyên đề 
xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, vẫn còn gặp không ít hạn chế, môi 
trường bên trong và bên ngoài lớp chưa mang tính khoa học, đồ dùng đồ chơi có 
độ mở ít, chưa phong phú đa dạng, chưa tận dụng hết nguyên vật liệu sẵn có của 
địa phương, các kỹ năng của trẻ còn hạn chế, chưa huy động hết sự chung tay 
giúp đỡ của phụ huynh. Chính vì vậy để giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt 
"đức - trí - thể - mỹ", trước hết chúng ta cần tạo môi trường giáo dục lành mạnh, 
trong đó trẻ được đón nhận sự an toàn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, trẻ được 
trải nghiệm, được sáng tạo và tích cực hơn trong các hoạt động. Đó chính là mục 
tiêu và cũng là nhiệm vụ của nhà trường. 
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm 
trung tâm đối với sự phát triển thành công của trẻ trong cuộc sống, trước tình 
hình thực tế của nhà trường và nhiệm vụ được giao, là một quản lý tôi luôn
trăn trở tìm tòi các giải pháp thiết thực, để phát huy tính chủ động sáng tạo của 
đội ngũ giáo viên, phát huy được tính tích cực của trẻ. Ngoài ra còn huy động 
được sự chung tay của phụ huynh và các tổ chức xã hội cùng với nhà trường để 
xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu quả. 
 1 “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là xây dựng một 
môi trường tích cực mà trẻ thực sự được vui chơi, khám phá, trải nghiệm, học 
tập phát huy được tính sáng tạo, tính chủ động, tích cực, tự giác, tăng cường sự 
nhiệt huyết của giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Đồng thời góp 
phần nâng cao nhận thức của phụ huynh, thu hút sự quan tâm, hỗ trợ cả vật chất 
lẫn tinh thần của các bậc cha mẹ, chính quyền địa phương và các nguồn lực 
đóng góp hỗ trợ trên địa bàn.
 Vấn đề trọng tâm là tiếp tục đi sâu vào việc nghiên cứu, đề xuất được các 
giải pháp mới có tính hệ thống để chỉ đạo thực hiện tốt công tác xây dựng môi 
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non. Trong đó tập trung 
vào các nội dung: 
 - Áp dụng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” 
để chỉ đạo giáo viên “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
 - Linh hoạt, sáng tạo trong các giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi 
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 - Giải quyết dứt điểm những tồn tại về cơ sở vật chất, xây dựng 
được môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và hiệu quả phù hợp với đặc điểm 
hoạt động và tâm lý của trẻ. 
 - Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong quá trình xây 
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 - Sáng tạo hơn trong việc trang trí, tạo môi trường an toàn, hiệu quả, vui 
tươi, lành mạnh cho trẻ. 
 - Thu hút được sự tham gia ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ 
chức, đoàn thể, cá nhân trong phối hợp thực hiện xây dựng môi trường.
 - Đổi mới công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ trong điều kiện mới hiện 
nay.
 - Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo về hoạt động dạy học và công tác xây 
dựng môi trường phù hợp với tình hình và điều kiện mới của đơn vị. 
 Đây là những vấn đề trọng tâm mà bản thân tôi muốn tiếp tục đi sâu phát 
hiện và hy vọng đề xuất được những giải pháp mới, bổ sung vào vốn kinh 
nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo ở trường mầm non.
 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:
 Đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm ở trường mầm non” được áp dụng trong phạm vi trường mầm 
non mà tôi đang công tác trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo. 
Đề tài này cũng có thể áp dụng cho các trường mầm non trong và ngoài huyện, 
tỉnh. 
 3 Trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; môi trường giáo dục lớp học hạn 
chế, chưa phong phú, đa dạng. Một số phụ huynh nuông chiều trẻ nên thường 
để trẻ tiếp cận nhiều với máy tính, điện thoại, trò chơi điện tửdẫn đến việc trẻ 
không hứng thú với đồ chơi theo lứa tuổi trường mầm non. Sự sáng tạo về làm 
đồ dùng đồ chơi của một số giáo viên còn hạn chế, giáo viên chưa biết tận dụng 
các sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường cũng như chưa tạo được các góc 
mở cho trẻ hoạt động, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ.
 Nhận thức của một số phụ huynh chưa cao, chưa thực sự phối hợp với 
giáo viên để cùng chăm sóc giáo dục trẻ. Đa phần phụ huynh chưa có kiến thức 
về giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nên chưa chú trọng đến việc tập luyện vận 
động cho con. Mặt khác, phụ huynh quá cưng chiều con, sợ con em bị va chạm, 
tổn thương khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao, vì vậy mà tỉ lệ trẻ suy 
dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi cao
 Trang thiết bị ở các nhóm lớp qua hàng năm, đồ dùng, đồ chơi CSVC nhà 
trường được tăng trưởng nhưng để đáp ứng yêu cầu thiết bị dạy học hiện nay và 
theo chuẩn của Bộ GD&ĐT quy định thì vẫn còn thiếu. 
 Việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú; cách bố trí 
các góc hoạt động chưa linh hoạt; chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc; 
hình ảnh trên các mảng tường chủ yếu để trang trí, giáo viên chưa tận dụng các 
hình trang trí làm phương tiện dạy học; ít sử dụng các nguyên vật liệu mở để 
làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động, chưa biết tận dụng các nguyên vật liệu 
dễ kiếm để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động mà chỉ sử dụng những đồ 
dùng sẵn có chưa chịu khó sưu tầm tìm kiếm vật liệu, chưa biết vận dụng huy 
động phụ huynh hỗ trợ, giúp đỡ trong việc xây dựng môi trường. 
 Năng lực chuyên môn trong đội ngũ không đồng đều. Một bộ phận giáo 
viên khi tổ chức các giờ hoạt động còn mang tính áp đặt chưa chú trọng vào tâm 
lý trẻ, chưa tạo nhiều cơ hội để phát huy tính tích cực chủ động ở trẻ.
 Bảng khảo sát chất lượng của giáo viên đầu năm học 2020-2021:
 Tổng Kết quả đánh giá
TT Nội dung số T K ĐYC KĐYC 
 GV (%) (%) (%) (%)
 Giáo viên nhận thức vai 
 trò của việc xây dựng 21 10
1 31 0 0
 môi trường giáo dục lấy 67,7 % 32,3%
 trẻ làm trung tâm 
2 Sáng tạo trong việc thiết 31 18 13 0 0
 5 nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, tôi suy nghĩ, tìm 
ra những giải pháp để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở 
trường mầm non đạt hiệu quả như sau.
 2.2. Các giải pháp và việc làm cụ thể.
 Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên xây dựng môi 
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
 Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao người quản lý phải có kế hoạch cụ 
thể để điều hành công việc một cách khoa học theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng 
thời có những điều chỉnh linh hoạt trong quá trình triển khai công việc. Căn cứ 
vào kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của phòng Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào 
kết quả khảo sát thực tế và chất lượng việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ 
hoạt động từ năm học trước, tôi nhận thấy giáo viên đã biết cách xây dựng môi 
trường học tập cho trẻ phù hợp theo chủ đề, nhưng chưa biết tạo các góc mở và 
đặc biệt là cách khai thác các góc mở cho trẻ hoạt động. Giáo viên chưa sáng tạo 
trong làm đồ dùng đồ chơi và chưa biết khai thác có hiệu quả các đồ dùng, đồ 
chơi đã làm được và đưa vào cho trẻ hoạt động. Giáo viên chưa biết tận dụng 
triệt để sản phẩm của trẻ để trang trí môi trường học tập.
 Để xây dựng kế hoạch phù hợp, sát thực, việc đầu tiên là tôi tiến hành 
khảo sát môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện ở các nhóm, lớp và các 
khu vực của trường. 
 Sau đó, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về số lượng, chất lượng các 
đồ dùng, đồ chơi tự sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương trong các 
nhóm lớp. Tại các lớp số lượng và chất lượng đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt 
động này đã đảm bảo. Đồ dùng của các nhóm lớp hầu như cũng trong tình trạng 
“có” nhưng chưa đủ hoặc là chất lượng đồ dùng không đảm bảo và chưa phong 
phú. Từ kết quả đánh giá này, tôi đã cùng ban giám hiệu nhà trường tuyên 
truyền, phát động đến toàn thể CB-GV-NV trong nhà trường về công tác phối 
hợp tích cực với phụ huynh nhằm kêu gọi ủng hộ các nguyên vật liệu của địa 
phương để cung cấp cho giáo viên sáng tạo ra các đồ chơi thẩm mỹ, kích thích 
sự hứng thú của trẻ. 
 Khảo sát nhằm mục đích làm cơ sở đánh giá và quan trọng hơn là để xây 
dựng kế hoạch thật phù hợp và sát đúng với khả năng của trẻ và thực tế của đơn 
vị. Từ đó tôi đã lồng ghép kế hoạch chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học 
tập vào kế hoạch chuyên môn của trường:
 Ví dụ:
 7 đề, nhà trường tổ chức mở lớp triển khai lý thuyết chuyên đề đến đội ngũ giáo 
viên nhằm giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nắm bắt kiến thức về việc thiết lập 
môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động có hiệu quả như: Tổ chức cho giáo viên 
thảo luận, trao đổi, đưa ý tưởng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm trong từng nhóm lớp, phù hợp với cảnh quan khuôn viên lớp học, trình bày 
đề xuất, kiến nghị khó khăn thực tế khi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm tại nhóm lớp mình. Sau khi triển khai lý thuyết, tiến hành chỉ đạo 
cho đội ngũ giáo viên thực hành xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm như sau: 
 + Chia giáo viên làm nhiều nhóm, mỗi nhóm cử nhóm trưởng phụ trách 
thực hành các nội dung khác nhau. Cứ sau ngày thực hành cho nhóm trưng bày 
sản phẩm để nhóm khác tham khảo, học tập, sau lại đổi nội dung khác để giáo 
viên sáng tạo. Sau ngày tổ chức thực hành, với nội dung chuẩn bị sẵn, nhóm 
hoàn thành việc thiết lập môi trường cho trẻ hoạt động nội dung như: Trang trí 
nhóm, lớp theo nội dung chủ đề; Làm tranh bảng biểu di động; sáng tạo đồ dùng 
đồ chơi cho góc hoạt động; môi trường giáo dục lớp học như: Xây dựng góc 
thiên nhiên, góc vận động tạo cảnh quan môi trường phong phú để trẻ hoạt động 
hứng thú, tích cực
 + Sau khi hoàn thành phần thực hành cho nhóm lên trình bày cách khai 
thác sử dụng phương tiện giáo dục để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Ví dụ: Tôi 
lên kế hoạch tổ chức mở lớp tập huấn chuyên đề đồng thời mua vật liệu như: 
sơn, bút vẽ, xốp tấm, giấy đề can, dây dù.; sưu tầm lốp xe, vỏ hộp, vỏ lon bia, 
vật liệu phế thải an toàn từ kiến thức tiếp thu được, ban giám hiệu hướng dẫn 
giáo viên tạo đồ dùng dạy học đồ chơi an toàn, đẹp hấp dẫn trẻ như: xích đu, 
thang leo, trống, rối dẹt, cổng chui thể dục, đồ dùng trưng bày sử dụng góc hoạt 
động: con vật, giỏ hoa, luống rau, dụng cụ, sản phẩm nghề sau đó cho nhóm 
tác giả trình bày ý tưởng, cách thức khai thác đồ dùng, học liệu làm sao mang lại 
hiệu quả cao nhất. 
 Bên cạnh đó hướng dẫn cho giáo viên xây dựng môi trường lớp học bao 
gồm xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học để có định hướng đúng trong 
việc khai thác và xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ.
 * Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học:
 Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động 
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ. Nhà trường đã tập 
trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. 
Trong điều kiện diện tích đất còn hạn chế, nhà trường linh hoạt bố trí các khu 
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_chi_dao_xay_dung_moi.doc