Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động” cho trẻ trong trường Mầm non

doc 21 trang skquanly 21/06/2024 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động” cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động” cho trẻ trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động” cho trẻ trong trường Mầm non
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài sáng kiến, giải pháp. 
 Ngành học mầm non có vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục 
quốc dân, là ngành học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người 
mới xã hội chủ nghĩa Việt nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước 
vào trường phổ thông.
 Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các cấp học khác, bậc 
học mầm non đã có nhiều đóng góp lớn, thực sự có trách nhiệm gieo hạt giống 
tốt, tạo tiền đề vững chắc cho thế hệ mai sau.
 Cho nên những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng việc 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, chất lượng chăm sóc, giáo 
dục trẻ mầm non nói riêng và xem đó là một trong những vấn đề quan tâm hàng 
đầu.
 Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, phải cần rất nhiều yếu tố 
khác nhau, nhưng một trong những yếu tố quan trọng là đổi mới chương trình 
giáo dục trẻ mầm non.
 Vì thế Việc “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động” ở trường mầm 
non là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên khi thực hiện chương 
trình giáo dục mầm non, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả hệ thống 
giáo dục đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 29 của Đảng (Nghị quyết TW 8 
khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Xây dựng khu 
vui chơi phát triển vận động” là xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh, 
thân thiện, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt 
động tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi, có cơ hội trải nghiệm và 
phát triển một cách toàn diện. 
 Nhưng trên thực tế, trường tôi việc thực hiện xây dựng khu vui chơi phát 
triển vận động vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Một số giáo viên chưa đầu tư 
suy nghĩ, tìm tòi, còn ngại đổi mới, ngại sáng tạo nên hiệu quả thực hiện xây 
dựng khu vui chơi phát triển vận động trong nhà trường hiệu quả chưa cao.
 Cùng với những suy nghĩ và niềm đam mê ấy là một cán bộ quản lý, hàng 
ngày trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình nên 
bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ phải xây dựng môi trường giáo dục như thế 
nào để trẻ được hoạt động một cách hiệu quả nhất, tích cực nhất, thoải mái nhất 
mà lại đạt được hiệu quả cao nhất luôn là vấn đề mà bản thân tôi đặc biệt quan 
tâm, rõ ràng chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn đề này như thế nào để mang 
lại hiệu quả thiết thực mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm, đặc 
biệt là những người CBQL như chúng tôi. Tôi cho rằng sự thành công của công 
tác “Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động”ở trường mầm non không thể 
thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ các lực lượng Gia đình – Nhà trường - Xã hội. Vì 
vậy mỗi chúng ta hãy cùng chung tay giúp sức, cố gắng hết mình để đem lại 3
móng cho các giai đoạn phát triển sau này của trẻ. Đối với nhà giáo dục, việc 
xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát 
triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội, quá 
trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ 
huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối 
với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì.
 Với những thực trạng bất cập trên trong việc xây dựng khu vui chơi phát 
triển vận động trong nhà trường đã được đề cập, nên bản thân tôi muốn thông 
qua đề tài này cùng các đồng nghiệp, các nhà quản lý trong các nhà trường suy 
nghĩ để có những giải pháp hợp lý, phù hợp với điều kiện của từng trường xây 
dựng nên một cảnh quan sư phạm có tác dụng nhất trong việc thực hiện nhiệm 
vụ, mục tiêu giáo dục của nhà trường đáp ứng sự đổi mới toàn diện của sự 
nghiệp nước nhà mà Đảng đã chỉ ra. 
 2.1.1 Thuận lợi:
 Nhà trường luôn luôn nhận được sự quan tâm của UBND Huyện, của 
Phòng GD&ĐT sự chăm lo đầy trách nhiệm của Đảng ủy, HĐND, UBND các 
ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh của xã nhà. Khuôn viên nhà trường cơ 
bản ổn định phòng học được xây dựng kiên cố. Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ 
dùng dạy học có sự tăng trưởng phù hợp, có khu phát triển vận động đáp ứng 
khá đồng bộ với yêu cầu thực hiện giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay.
 Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, yêu thương các cháu. Tích 
cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư 
phạm, tỷ lệ cán bộ giáo viên đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 81,7%. Đây là yếu tố 
cơ bản quyết định nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
 Phong trào xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát triển mạnh mẽ khơi dậy 
truyền thống hiếu học của nhân dân xã nhà. Hoạt động của hội phụ huynh ngày 
càng đi vào chiều sâu, đây là yếu tố thuận lợi cho nhà trường trong việc thực 
hiện thành công nhiệm vụ năm học và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục 
trẻ.
 Sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể như; Hội phụ nữ, mặt 
trận, Hội khuyến học xã trong công tác vận động xã hội hóa giáo dục.
 2.1.2. Khó khăn
 - Trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phát triển vận động còn hạn 
chế, chưa phong phú, đa dạng.
 - Trình độ đào tạo của giáo viên trong trường tuy đã đạt chuẩn 100%, 
song chủ yếu được đào tạo tại các lớp bồi dưỡng tại chức, liên thông, do đó kiến 
thức thiếu liên hoàn, năng lực chuyên môn cũng như kĩ năng sư phạm còn hạn 
chế.
 - Một bộ phận phụ huynh còn quá nuông chiều con nên thường để trẻ tiếp 
cận nhiều với máy tính, điện thoại, những trò chơi điện tử dẫn đến việc trẻ 5
 nền bằng chất liệu mềm như cao su, một số thiết bị 
 bọc vải hoặc nhựa mềm
7 Có khu vực chơi ngoài trời rộng rãi, đảm bảo thoáng 
 mát để trẻ có cơ hội được tắm nắng, gió, cảm nhận X
 khí hậu thời tiết của các mùa, tập thích ứng cơ thể và 
 rèn luyện sức khỏe.
8 Các khu vui chơi được sắp xếp hợp lí về thiết bị vận 
 động, giúp trẻ thuận tiện trong quá trình chơi, tạo 
 được không gian, cơ hội cho nhiều trẻ được vui chơi 
 vận động, giúp trẻ thuận tiện trong việc lấy và cất các 
 thiết bị, đồ chơi và giúp giáo viên dễ quan sát, hỗ trợ X
 trẻ trong quá trình chơi.
 Bảng 2: Thiết bị, đồ chơi vận động
T Mức độ đạt được
 Tiêu chí khảo sát
T Tốt Khá TB Yếu
1 Đảm bảo số lượng và đa dạng, phong phú về chủng 
 loại thiết bị, đồ chơi giúp trẻ luyện tập các kỹ năng 
 vận động cơ bản và phát triển các tố chất vận động: X
 các kiểu đi, đứng, chạy, nhảy; bò, trườn trèo; tung, 
 ném, lăn, bắt,..
2 Thiết bị có thể mua sắm hoặc tự làm từ những nguyên 
 liệu sẵn có ở địa phương để tạo ra các mô hình, thiết 
 x
 bị, đồ chơi phát triển vận động phù hợp, gần gũi trẻ 
 và thân thiện với môi trường.
3 Các thiết bị, đồ chơi phát triển vận động phải đảm 
 bảo các mức độ vận động khác nhau để mọi trẻ đều 
 có thể thực hiện được, có các thiết bị, đồ chơi chuyên 
 x
 biệt, phù hợp dành cho trẻ có các khuyết tật về vận 
 động (ở những trường có trẻ hòa nhập); khuyến khích 
 trẻ tích cực hoạt động.
 Thiết bị, đồ chơi đảm bảo chắc chắn, thẩm mỹ, màu 
 sắc hài hòa, hiệu quả sử dụng cao và đảm bảo an toàn x
 tuyệt đối cho trẻ trong quá trình thực hiện vận động.
 Đối với các thiết bị, đồ chơi vận động được bố trí liên 
 hoàn, mỗi thiết bị, đồ chơi phải được đánh số thứ tự 
 x
 hoặc có ký hiệu chỉ dẫn gợi ý giúp trẻ biết được nên 
 chơi liên hoàn thiết bị nào trước, sau, 
 Đối với thiết bị, đồ chơi vận động ở các khu vực 7
 quả của các tổ chức, đoàn thể, các bậc phụ 
 huynh trong xây dựng khu vui chơi phát triển x
 vận động của nhà trường.
 Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi nhận thấy rằng việc xây dựng khu 
vui chơi phát triển vận động chỉ thể hiện ở bề rộng, chưa có chiều sâu, do đó 
hiệu quả mang lại chưa cao. Vì vậy cần phải có những giải pháp chỉ đạo sâu sát 
để đội ngũ cán bộ giáo viên nắm vững hơn kiến thức về chuyên đề từ đó thiết 
lập môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.
 2.2. Các giải pháp thực hiện đề tài, sáng kiến, giải pháp:
 2.2.1: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để có kinh phí hoạt động:
 Bản thân tôi thiết nghỉ muốn đề tài thành công trước hết phải nói đến kinh 
phí để hoạt động. Cho nên phải có sự kết hợp chặt chẽ ba yếu tố giữa Nhà 
trường- Gia đình- Xã hội trong việc huy động các nguồn lực để hoạt động tốt 
công tác này là vô cùng cần thiết, Muốn làm tốt công tác này nhà trường đã rất 
nỗ lực trong công tác tuyên truyền. Phương châm là tuyên truyền đúng nơi, đúng 
chỗ, đúng đối tượng vì vậy tôi thực hiện những công việc sau;
 Tham mưu với Hiệu trưởng lên dự toán thật chi tiết kinh phí thực hiện 
từng công việc các vấn đề cần làm, kinh phí, huy động các nguồn lực, thời gian 
thực hiện và hoàn thành từng nội dung, sau đó phô tô dự trù thu chi từng khoản 
mục cho từng giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ động phối hợp với ban đại 
diện CMHS lớp mình thông qua cho tất cả các thành viên trong lớp biết, thảo 
luận góp ý, nhà trường tổng hợp ý kiến, bổ sung chỉnh sửa phù hợp với nguyện 
vọng của phụ huynh trẻ trình UBND xin chủ trương vận động theo tinh thần. 
 Sau khi vận động được tổng hợp kinh phí báo cáo kịp thời với ban đại 
diện cha mẹ trẻ để phối hợp thực hiện.
 Công khai rộng rãi kịp thời chi tiết cho toàn thể CB,GV, Hội phụ huynh 
biết từng phần việc đã làm, dự định làm, kế hoạch chiến lược ngắn hạn, dài hạn 
cho từng giai đoạn thông qua các buổi họp . 
 Ngoài sự hỗ trợ kinh phí của lãnh đạo địa phương, phụ huynh, nhà trường 
còn huy động hội rễ tình nguyện hỗ trợ thêm một phần kinh phí, ngày công lao 
động để xây dựng.
 Gửi thư ngỏ kêu gọi các bậc phụ huynh, các doanh nghiệp và các nhà hảo 
tâm trên địa bàn để ủng hộ kinh phí, nhờ vậy mà môi trường phát triển vận động 
được cải thiện rỏ rệt. 
 Cụ thể: Khu phát triển vận động được lát cỏ nhân tạo, có nhiều đồ dùng 
đồ chơi phát triển vận động làm từ nguyên vật liệu sẳn có, phế liệu, phế thải của 
địa phương cho các độ tuổi. Đảm bảo số lượng và đa dạng, phong phú về chủng 
loại thiết bị, đồ chơi giúp trẻ luyện tập các kỹ năng vận động cơ bản và phát 
triển các tố chất vận động: các kiểu đi, đứng, chạy, nhảy; bò, trườn trèo; tung, 9
 Đối với phụ huynh sẽ là ấn tượng sâu sắc trong công tác Nâng cao giáo 
dục phát triển vận động trong trường mầm non, nâng cao hiểu biết cho phụ 
huynh, phụ huynh thông cảm, giúp đỡ nhà trường, chia sẻ khó khăn để giúp trẻ 
cùng tiến bộ, tạo một sự đồng thuận, lòng tin trong giáo dục, một môi truờng an 
toàn để trẻ phát huy năng lực năng khiếu phát triển mọi mặt về: Đức- Trí- Thể- 
Mỹ và tình cảm xã hội, đồng thời gắn sự đoàn kết giữa phụ huynh và giáo viên 
với nhà trường, sự cởi mở thân thiện, sự đóng góp đầu tư thêm kinh phí để môi 
trường học tập của các cháu ngày càng đa dạng, nhiều chủng loại đẹp mắt và 
hấp dẫn trẻ.
 Nhờ vậy mà công tác Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động được 
tiến triển tốt, tạo điều kiện cho trẻ hứng thú tham gia tích cực hoạt động trải 
nghiệm. 
 2.2.3. Khảo sát, đánh giá thực trạng môi trường khu vui chơi phát triển 
vận động, xây dựng kế hoạch chỉ đạo:
 Xây dựng khu vui chơi phát triển vận động là một nội dung quan trọng 
không thể thiếu của chuyên đề: “Giáo dục phát triển vận động”, là một chuyên 
đề tiếp tục triển khai, thực hiện trong năm học 2020-2021 và những năm tiếp 
theo, tuy vậy việc thiết lập và khai thác chúng như một phương tiện giáo dục 
hữu hiệu vẫn còn nhiều hạn chế. Để có cơ sở đưa ra kế hoạch xây dựng khu vui 
chơi phát triển vận động phù hợp với thực tế của nhà trường, bản thân tôi là 
người trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên đề, tôi đã tiến hành đánh giá 
thực trạng môi trường giáo dục phát triển vận động của nhà trường trên các mặt 
sau:
 - Tôi bám sát các nội dung, tiêu chí xây dựng khu vui chơi phát triển vận 
động 3 nội dung đó là. Khu phát triển vận động. Thiết bị đồ dùng, đồ chơi. Việc 
khai thác, sử dụng hiệu quả khu vui chơi phát triển vận động và các thiết bị, đồ 
chơi vận động. Xác định rõ đây là việc làm thường xuyên nhằm tạo mọi điều 
kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu môi 
trường giáo dục bên trong và bên ngoài lớp để phát triển toàn diện về thể chất, 
ngôn ngữ, tình cảm và thẩm mỹ cho trẻ.
 - Đánh giá tổng thể cảnh quan chung của nhà trường (từ khâu thiết kế mặt 
bằng, bố trí các góc ngoài sân, khu hoạt động vận động tinh, vận động thô..)
 - Đánh giá xếp loại các thiết bị đồ dùng đồ chơi phát triển vận động của 
nhà trường và của từng nhóm lớp.
 - Đánh giá việc khai thác, sữ dụng hiệu quả góc phát triển vận động các 
lớp và khu vui chơi phát triển vận động của nhà trường
 Từ kết quả đánh giá này bản thân tôi đã thấy được những điểm làm được 
và chưa làm được của việc xây dựng khu vui chơi phát triển vận động và sử 
dụng khu vui chơi phát triển vận động trong nhà trường, do đó tôi đã xây dựng 
kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho từng độ tuổi đề trình lên hiệu trưởng và được hiệu 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_chi_dao_xay_dung_khu.doc