Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái ở vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số

doc 32 trang skquanly 12/04/2025 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái ở vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái ở vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn Làm quen chữ cái ở vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số
 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái 
 vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số
 I. PHẦN MỞ DẦU:
 I.1. Lý do chọn đề tài.
 Giáo dục mầm non là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình 
thành và phát triển nhân cách của trẻ, mục tiêu của giáo dục mầm non là giáo 
dục tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của 
nhân cách trẻ một cách toàn diện đan lồng vào các môn học. Đối với trẻ mẫu 
giáo lớn, dạy trẻ Làm quen với chữ cái là một trong những nội dung quan 
trọng - Làm quen với chữ cái giúp trẻ bước đầu nhận biết được các chữ cái và 
phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ khả năng 
quan sát, so sánh và phát triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các 
chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và viết chữ để chuẩn bị vào lớp 
1. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với chữ cái còn phát triển tư duy trực quan 
hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ 
mạch lạc cho trẻ. Khi trẻ làm quen với chữ cái, các cơ ngón tay, cơ bàn tay của 
trẻ phải hoạt động nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cơ thể trẻ. 
 Trên thực tế, việc cho trẻ làm quen chữ cái đã được giáo viên Mầm non 
rất quan tâm, các giáo viên đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt 
động và đạt hiệu quả tương đối cao. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo 
viên chưa biết cách tổ chức hoạt động cho trẻ, chưa biết vận dụng những biện 
pháp linh hoạt, sáng tạo vào quá trình dạy trẻ và đặc biệt chưa biết thu hút sự 
tập trung chú ý, sự tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ nên sự nhận 
thức về chữ cái của trẻ còn chưa chắc chắn, hay nhầm lẫn, chưa rèn luyện 
được kĩ năng cho trẻ dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. Nhưng nguyên nhân 
quan trọng nhất đó là ở trường chúng tôi 93,3% học sinh là người đồng bào 
dân tộc thiểu số và là con em các bệnh nhân Phong tại trại Phong Eana. Cuộc 
sống vô cùng khó khăn, các cháu ít được tiết xúc với mọi người, không chịu đi 
học. Giáo viên đã nhiều lần đến nhà vận động phụ huynh đưa con em mình đi 
học. Khi đến lớp học các cháu lại không tích cực tham gia vào các hoạt động, 
cô nói gì trẻ cũng không hiểu cứ nhìn cô và không trả lời, nếu có nói thì cũng 
chỉ nói bằng tiếng mẹ đẻ. Đa số trẻ chưa nhận biết được mặt các chữ cái, biết 
cách cầm bút, chưa biết cách tô trùng khít chữ theo chấm mờ. Đứng trước vấn 
đề trên, là một Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi luôn trăn trở, suy 
 - 1 -
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam- Trường Mẫu giáo Bình Minh Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái 
 vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số
 Cơ sở lý luận liên quan đến chuyên đề Làm quen chữ cái. Tôi lựa chọn 
một số biện pháp chỉ đạo nâng giáo viên cao chất lượng môn Làm quen chữ 
cái ở trường Mẫu giáo Bình Minh
 I.5. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Phương pháp trò chuyện
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp điều tra
 Phương pháp dự giờ 
 II. PHẦN NỘI DUNG
 II.1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài, ảnh hưởng to 
lớn đến sự phát triển giáo dục phổ thông, đây là bậc học đầu tiên là nền tảng 
để các em học lên các lớp trên, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Góp phần 
Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở đến năm 
2015. Đồng thời mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, 
phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm - quan hệ xã hội. 
Song vị trí của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tương đối đặc biệt vì từ 
sự phát triển ngôn ngữ sẽ tham gia trực tiếp vào phát triển các lĩnh vực khác. 
Bởi ngôn ngữ là phương tiện giao lưu tình cảm, phương tiện để trẻ nhận thức, 
khám phá tự nhiên. Mục đích của việc cho trẻ làm quen với chữ cái không chỉ 
nhằm giúp trẻ nhận biết được các mặt chữ để phát âm chính xác khi nói mà 
còn tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với 
việc tập đọc, tập viết ở lớp 1. Làm quen với chữ cái không phải là môn học 
độc lập, riêng biệt mà nó là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn 
ngữ trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi. Vì vậy nó có ý nghĩa 
trực tiếp trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trước hết là rèn luyện kỹ năng 
nghe nói và giúp trẻ phân biệt được các âm khó, thông qua các chữ cái. Thông 
qua việc làm quen với chữ cái, vốn từ của trẻ được nâng cao, bởi vì khi làm 
quen với chữ cái, trẻ không chỉ làm quen với các chữ ở dạng tồn tại tự nhiên 
của chữ viết, mà các chữ đó được gắn vào các từ, thông qua các đối tượng cụ 
thể, các từ đó có âm đầu là các chữ cái đã học, nhằm rèn luyện cách phát âm 
 - 3 -
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam- Trường Mẫu giáo Bình Minh Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái 
 vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số
giờ các đợt lên chuyên đề văn học chữ viết cũng như các chuyên đề của môn 
học khác do phòng giáo dục và đào tạo huyện tổ chức.
 Có tài liệu để giáo viên tham khảo và nghiên cứu trong quá trình giảng 
dạy. Nhà trường đã phân công hai cô giáo dạy trong một lớp tương đối đều 
tay, có tinh thần trách nhiệm, yêu trẻ, yêu nghề, ham học hỏi.
 Được sự quan tâm chỉ đạo của quý cấp có thẩm quyền và Ban giám hiệu 
nhà trường, trường lớp được tu bổ sửa chữa khang trang sạch đẹp, sắm sửa 
thêm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động theo từng chủ điểm. Có 
phòng học thoáng mát để phục vụ cho hoạt động chung và hoạt động góc.
 Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho chăm sóc giáo dục trẻ tương 
đối đầy đủ.
 * Khó khăn: 
 Kế thừa chương trình đổi mới, chương trình giáo dục Mầm non mới vẫn 
có một số vướng mắc, khó khăn, giáo viên chưa nắm vững, chưa linh hoạt 
trong tiết dạy. Chuyên đề Làm quen chữ cái đã được bồi dưỡng và thực hiện 
từ nhiều năm nay nhưng thực tế cho thấy giáo viên vẫn còn bị máy móc rập 
khuôn nên chưa kích thích được trẻ thích thú khi học.
 Giáo viên vẫn còn lúng túng, chưa biết tận dụng những nguyên vật liệu 
sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn học.
 Mặc dù nhà trường đã hết sức đầu tư về cơ sở vật chất song các phương 
tiện phục vụ cho việc dạy và học cũng như các hoạt động vui chơi của trẻ vẫn 
còn những khó khăn nhất định chưa đáp ứng thỏa mãn nhu cầu hoạt động của 
trẻ. Đồ dùng, đồ chơi còn ít, chưa được phong phú, chưa thích ứng với từng 
chủ điểm, chủ đề. 
 Do đặc điểm phát triển về tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi không giống 
nhau, 93.3% trẻ là người dân tộc thiểu số và là con em các bệnh nhân phong 
thuộc trại phong Ea Na nên việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Ngôn ngữ phổ 
thông còn kém, trẻ đến lớp thường trao đổi với nhau bằng tiếng địa phương. 
Một số trẻ không hiểu tiếng phổ thông, không hiểu được điều cô giáo nói nên 
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Đáng tiếc hơn vẫn còn một số trẻ 
thiếu sự quan tâm của gia đình, phó mặc cho cô giáo và nhà trường, do đó trẻ 
bị thiệt thòi hạn chế rất nhiều về mặt nhận thức cũng như kĩ năng. Đặc biệt là 
đối với trẻ mẫu giáo lớn, dạy trẻ Làm quen với chữ cái là một trong những nội 
 - 5 -
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam- Trường Mẫu giáo Bình Minh Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái 
 vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số
 Kỹ năng đọc: biết cách giở sách, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống 
dưới “Đọc” sách qua các tranh vẽ. Phân biệt phần mở đầu, kết thúc của 
sách.
 Làm phong phú vốn từ tiếng Việt của trẻ. Để từ đó trẻ mạnh dạn tự tin 
trong các hoạt động giao tiếp.
 Góp phần hoàn thiện những kĩ năng tiền đọc, viết phục vụ cho việc học 
tập ở lớp 1 sau này.
 * Hạn chế:
 Khi vận dụng đề tài này phải trải qua thực nghiệm tại các lớp và tôi 
nhận thấy có một số hạn chế như sau: Muốn tiết dạy thành công đòi hỏi phải 
có sự đầu tư về chuyên môn lẫn đồ dùng, phải có tranh ảnh thật sinh động 
hoặc vật thật để cho trẻ làm quen. Điều này rất khó khăn bởi hầu như thời gian 
cô đứng lớp từ sáng tới tối nên rất vất vả trong việc làm đồ dùng cũng như tìm 
kiếm hình ảnh cho trẻ làm quen ... 
 Bên cạnh đó tôi chưa tìm ra được biện pháp hay để cho trẻ khuyết tật 
phát triển tốt nhất hoạt động cùng lúc với trẻ bình thường.
 Mặt mạnh- mặt yếu
 * Mặt mạnh :
 Cô có khả năng tạo được môi trường hoạt động ở lớp tương đối phong 
phú. Kiên trì, yêu nghề mến trẻ. Có kĩ năng sư phạm tương đối tốt, khả năng 
ứng dụng CNTT trong dạy học tốt.
 Được sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp, của ban giám hiệu 
nhà trường, đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đồ dùng đồ chơi sạch 
sẽ bảo đảm an toàn cho trẻ.
 Được sự hướng dẫn dìu dắt, giúp đỡ của các đồng nghiệp đi trước có 
kinh nghiệm trong giảng dạy chuyên ngành mầm non.
 Cô có trình độ chuẩn về chuyên môn, thường xuyên được Ban giám hiệu 
nhà trường tạo điều kiện cho đi tham gia các lớp tập huấn về chuyên đề mầm 
non. Dự giờ các tiết mẫu về môn chữ cái cũng như các môn học khác trong 
chương trình do Phòng giáo dục và đào tạo huyện tổ chức. 
 * Mặt yếu:
 Một số giáo viên sử dụng máy tính chưa thành thạo nên để tải hình ảnh 
từ mạng còn phải nhờ đồng nghiệp hoặc nhờ người thân.
 - 7 -
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam- Trường Mẫu giáo Bình Minh Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng môn làm quen chữ cái 
 vùng Đồng bào Dân tộc thiểu số
 Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã đi thực tế tại các lớp và hiệu quả 
đem lại sau những lần áp dụng các biện pháp giáo viên đã biết cách cung cấp 
kiến thức phù hợp với từng lứa tuổi, đã đưa trẻ đến vùng phát triển gần nhất, 
tạo cơ hội cho trẻ tự trải nghiệm ... từ đó trẻ rất hứng thú và phấn khởi khi 
được tham gia hoạt động làm quen chữ cái.
 Giáo viên đa số là giáo viên trẻ có năng lực, tiếp cận những cái hay cái 
mới nhanh để từ đó áp dụng trong quá trình dạy học có hiệu quả cao. 
 Được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp nên vận dụng tìm ra nhiều 
biện pháp mới cũng thuận lợi hơn.
 * Tồn tại : Bên cạnh những ưu điểm trên trong thời gian nghiên cứu đề 
tài tôi cũng gặp không ít vấn đề hạn chế, khó khăn và có mặt yếu kém như: 
 Do một số giáo viên lớn tuổi dạy chương trình 26 tuần, chương trình cải 
cách thời gian lâu nên khi tiếp cận chương trình mầm non mới còn mang nặng 
chương trình cải cách. 
 Việc tiếp cận công nghệ thông tin trên mạng, soạn giảng trên máy vi 
tính không thành thạo ở một số giáo viên lớn tuổi.
 Vốn tiếng Việt của trẻ còn nghèo nàn, phụ huynh học sinh phần lớn là 
lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việc đưa con em mình đến trường 
học. Trẻ còn theo bố mẹ lên nương, lên rẫy để chăn trâu, chăn bò, hái điều. 
Trẻ còn nhút nhát hạn chế về ngôn ngữ tiếng Việt, trẻ phát âm chưa chuẩn 
tiếng Việt chiếm tỉ lệ cao: “Con Khỉ” trẻ phát âm : “Con hỉ”; từ “không thích” 
trẻ phát âm “khôn thít”Số trẻ nhận biết, phát âm chữ cái qua các trò chơi 
chưa chính xác chiếm tỉ lệ cao : 45,45% (qua kết quả khảo sát trước khi thực 
hiện)
 II.3. Giải pháp, biện pháp: 
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Tìm ra các giải pháp, biện pháp giúp giáo viên nắm vững nội dung kiến 
thức, hình thức tổ chức và lồng ghép tích hợp nội dung phương pháp cho trẻ 
Làm quen chữ cái
 Giúp giáo viên có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình 
giảng dạy đạt hiệu quả.
 Kích thích tính tò mò ham hiểu biết muốn làm quen chữ cái của trẻ.
 - 9 -
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Nam- Trường Mẫu giáo Bình Minh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_chi_dao_giao_vien_nan.doc