Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

docx 25 trang skquanly 02/07/2024 1761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
 ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO
 CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG MẦM NON
 ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ 2
 Lĩnh vực/ môn : Quản lí
 Cấp học : Mầm non
 Tên tác giả : Phan Thị Ngọc
 Đơn vị công tác : Trường Mầm non Tả Thanh Oai B 
 Chức vụ : Hiệu trưởng
 Năm học: 2021 - 2022 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống 
giáo dục quốc dân đã được luật giáo dục khẳng định đây là bậc học vô cùng quan 
trọng, là cơ sở, nền tảng cho quá trình học tập và phát triển tư duy của trẻ, hình 
thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho 
trẻ bước vào trường tiểu học. Nâng cao chất lượng giáo dục để duy trì tốt các tiêu 
chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một việc làm vô cùng quan trọng, 
luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi cấp học nói chung và đối với mỗi nhà trường 
nói riêng. Cụ thể trong Chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ năm 2021 đến 
năm 2025 của Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra trong phương hướng chung là “Tích 
cực xây dựng củng cố và phát huy các trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia 
của các ngành học”. Xây dựng và duy trì trường đạt chuẩn quốc gia là chủ trương 
lớn mang tính chiến lược của ngành giáo dục và đào tạo, nhằm chuẩn hóa cơ sở 
vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp 
ứng yêu cầu đổi mới. Những năm vừa qua công tác này đã góp phần mang lại 
nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh và cộng đồng.
 Xác định được tầm quan trọng của mục tiêu trên, Huyện uỷ, Hội đồng nhân 
dân, Ủy ban nhân dân, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã có nhiều văn bản chỉ 
đạo tiếp tục đẩy mạnh xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, 
các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở mỗi địa phương đã không ngừng nâng cao chất 
lượng giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đầu tư xây dựng hệ 
thống trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, duy trì và nâng cao chất lượng các 
trường đã đạt chuẩn quốc gia, để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay. Trên thực 
tế, để xây dựng và duy trì được một trường chuẩn quốc gia thì cần phải có sự đầu 
tư của chính quyền rất lớn, cùng với sự phấn đấu, nỗ lực của nhà trường để đạt 
được. Do vậy, để duy trì sau 05 năm công nhận lại trường chuẩn quốc gia thì việc 
giữ vững cơ sở vật chất, chất lượng trường chuẩn không hề đơn giản do quy định 
trường đạt chuẩn quốc gia chỉ có giá trị trong thời gian 5 năm. Theo thông tư 
19/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và 
công nhận đạt chuẩn quốc gia thì trường mầm non phải đáp ứng đủ 5 tiêu chuẩn 
này mới được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đó là: Tổ chức và quản lý 
nhà trường; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất và thiết 
bị dạy học; quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; hoạt động và kết quả nuôi 
dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Dựa trên 5 tiêu chuẩn đánh giá trường chuẩn quốc 
gia mức độ 2 như vậy, tôi nhận thấy trường tôi gặp rất nhiều khó khăn để có thể 
nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia lên mức độ 2.
 Vậy, muốn xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 thì đòi 
hỏi người Hiệu trưởng phải năng động, sáng tạo “dám nghĩ, dám làm, dám PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, nhà nước và của toàn dân. 
Giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học công 
nghệ, đẩy mạnh tốc độ phát triển giáo dục và đào tạo. Coi trọng cả 3 mặt: Quy mô 
- chất lượng - hiệu quả.
 Trong xu hướng đổi mới giáo dục mầm non ở nước ta, việc xây dựng, duy 
trì trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng 
được các nhà trường quan tâm, chú trọng. Chất lượng được tạo nên bởi nhiều yếu 
tố, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên giữ vai trò quyết định. Trong đó đòi hỏi 
công tác bồi dưỡng giáo viên cần được quan tâm một cách đúng mức bởi đối với 
việc nâng cao chất lượng dạy và học thì vai trò của người thầy là rất quan trọng. 
Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, chăm sóc, giáo dục các cháu hàng ngày, 
chất lượng giảng dạy của nhà trường lên hay xuống chính là đội ngũ giáo viên.
 Muốn xây dựng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 
mức độ 2 thì phải căn cứ vào quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường mầm 
non đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục có 
chất lượng toàn diện cao hơn mức độ 1 và căn cứ vào 05 tiêu chuẩn trường chuẩn 
quốc gia.
 Tiêu chuẩn 1: Đạt chuẩn về công tác tổ chức và quản lý nhà trường.
 Tiêu chuẩn 2: Đạt chuẩn về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
 Tiêu chuẩn 3: Đạt chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
 Tiêu chuẩn 4: Thực hiện tốt quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tiêu 
 chuẩn 5: Đạt chuẩn về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Cơ sở vật chất của trường mầm non là hệ thống các phương tiện hết sức cần 
thiết được sử dụng vào hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
 Mặt khác, để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật 
chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi để xây dựng và nâng cao chất lượng trường 
mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Việc tham mưu với các cấp lãnh đạo, ban 
ngành đoàn thể về việc xây dựng, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, 
đồ dùng đồ chơi sẽ là hết sức quan trọng, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo 
dục trẻ, thúc đẩy sự phát triển về tư duy và hoàn thiện nhân cách cho trẻ mầm non.
 Bên cạnh hoàn thiện các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ và 
thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì việc nâng cao 
chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục là hết sức quan trọng, nó quyết định sự hình thành 
và phát triển nhân cách của con người. Có thể nói nhân cách con người - Trường có đội ngũ giáo viên, nhân viên yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, đoàn 
kết. 100% giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, 
trình độ trên chuẩn của đội ngũ giáo viên toàn trường là 44/48đ/c đạt 92%. Đa số 
giáo viên có tinh thần học hỏi, không ngừng phấn đấu học tập, nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ và luôn chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, 
chính sách, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã 
hội.
 - Trẻ đến trường học được phân lớp theo đúng độ tuổi, không có lớp học 
ghép.
 - Trường đã trang bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, phong phú, hiện đại, có khung 
cảnh sư phạm xanh - sạch - đẹp, tạo điều kiện để phục vụ công tác chăm sóc, giáo 
dục trẻ.
 - Đa số phụ huynh nhiệt tình, ủng hộ các hoạt động, phong trào của nhà 
trường.
 b. Khó khăn:
 - Một số giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc, 
giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới, chưa phát huy được tính 
chủ động, sáng tạo, tham gia tích cực của trẻ.
 - Chế độ đãi ngộ dành cho giáo viên mầm non còn thấp so với mặt bằng 
thu nhập chung toàn xã hội, thời gian làm việc tại trường nhiều do đó một bộ phận 
giáo viên mầm non hiện đang công tác chưa thực sự tâm huyết với nghề. Ngành 
sư phạm chưa thu hút được những sinh viên giỏi, chất lượng đầu vào các trường 
sư phạm thấp vì các trường mở quá nhiều các lớp tại chức, chuyên tu cho các lứa 
tuổi khác nhau học cùng một lớp nên chất lượng khi ra trường chưa cao, chưa đáp 
ứng được nhu cầu chất lượng hiện nay.
 - Việc quan tâm chăm sóc con em của một bộ phận phụ huynh học sinh 
chưa đáp ứng với nhu cầu giáo dục hiện nay. Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được 
quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập. Phụ huynh học sinh chưa nắm rõ quan điểm 
giáo dục hiện nay, thái độ hợp tác giáo dục trẻ chưa rõ ràng. Giáo dục trẻ ở gia 
đình mang tính áp đặt và chưa thực sự là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
 Xuất phát từ thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để 
“Xây dựng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức 
độ 2” đạt hiệu quả cao nhất đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay. Tôi đã nghiên 
cứu và đưa ra một số biện pháp sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP
 1. Biện pháp 1: Kiểm tra, rà soát đánh giá nhà trường theo 5 tiêu chuẩn 
quy định của trường mầm non chuẩn quốc gia mức độ 2.
 Nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2016. 
Trải qua một thời gian, đã không ngừng phát triển cả về đội ngũ giáo viên, Qua quá trình nhà trường chủ động kiểm tra rà soát, tổng hợp số liệu chính 
xác về các tiêu chuẩn, tôi đã nắm được tình hình thực tế của nhà trường theo các 
tiêu chuẩn như sau:
 Tiêu chuẩn 1: Nhà trường đã đáp ứng đầy đủ về công tác tổ chức và quản 
lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số nhược điểm đó là: Công tác sắp xếp, lưu trữ 
hồ sơ sổ sách của nhà trường chưa khoa học. Ngoài ra, công đoàn và đoàn thanh 
niên chưa mạnh dạn phát huy được hết khả năng của mình, hoạt động tập thể tại 
nhà trường còn ít.
 Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường đều 
đạt chuẩn và trên chuẩn. Công tác sinh hoạt chuyên môn của nhà trường tồn tại 
một số tổ sinh hoạt chưa đạt hiệu quả cao. Sự sáng tạo, linh hoạt tổ chức các hình 
thức giáo dục của giáo viên còn chưa cao.
 Tiêu chuẩn 3: Nhà trường có số lượng trẻ, số lớp học đúng quy định trường 
mầm non. Cơ sở vật chất nhà trường khang trang tuy nhiên trong các năm học 
trước (năm học 2020-2021), cơ sở nhà trường bị xuống cấp như: Nền nhà bị phồng 
rộp, hệ thống đường cống, ống thoát nước bị rò rỉ, một số đồ chơi ngoài trời bị 
xuống cấp, hoen gỉ.
 Tiêu chuẩn 4: Nhà trường đã tuyên truyền về công tác chăm sóc nuôi dưỡng, 
giáo dục trẻ tới phụ huynh dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, do đặc điểm dân cư đa 
phần làm nông nên một số phụ huynh chưa nhiệt tình tham gia phối kết hợp cùng 
nhà trường.
 Tiêu chuẩn 5: Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đều đạt kết 
quả tốt. Trẻ được chăm sóc giáo dục theo đúng quy chế trường mầm non. Tuy 
nhiên, do một số điều kiện khách quan bên ngoài do thời tiết, gia đình nên tỷ lệ 
chuyên cần của một số tháng trong năm trẻ đi học còn thấp. Một số hoạt động 
chăm sóc giáo dục trẻ còn mang tính hình thức, chưa tập trung đi sâu, sát với tình 
hình thực tế lớp học.
 2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng đội ngũ cán bộ, 
giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
 Theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, hai tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá trường mầm non đạt 
chuẩn quốc gia mức độ 2 là về tổ chức, quản lý nhà trường và đội ngũ cán bộ, giáo 
viên, nhân viên. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng đội 
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường là vô cùng cần thiết và quan 
trọng.
 Cách làm cũ: Nhà trường đã chú trọng nâng cao chất lượng quản lý chăm 
sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ qua hoạt động sinh hoạt các tổ, xây dựng các chuyên 
đề đổi mới chất lượng giảng dạy và nuôi dưỡng để chị em cùng chia sẻ hiểu, còn phân vân. Ngoài ra ban giám hiệu có kiểm tra, dự giờ giáo viên, nhân 
viên để qua đó đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động được tốt hơn.
 Tổ chức Hội thảo và các chuyên đề như: Chuyên đề đổi mới hình thức tổ 
chức hoạt động âm nhạc, tạo hình, chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm 
non, giáo dục phòng chống bạo hành vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở 
trường mầm non, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, giáo dục tính kỷ luật tích cực 
cho trẻ, kỹ năng giao tiếp ứng xử của giáo viên với trẻ.. ..Đồng chí phó hiệu trưởng 
phụ trách chuyên môn cử giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng tổ chức 
chuyên đề tập huấn, góp ý cùng tìm ra hướng đi phù hợp. Khuyến khích giáo viên 
thiết kế bài giảng điện tử, sử dụng các bài giảng điện tử để dạy trẻ. Bên cạnh đó, 
nhà trường triển khai viết sáng kiến kinh nghiệm tạo điều kiện để giáo viên được 
tham gia nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tổ 
chức các hội thi như: Thi tìm hiểu về các kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ bằng 
nhiều hình thức khác nhau như: Hội thi “Giáo viên-nhân viên giỏi”, Thi thiết kế 
bài giảng điện tử, bài video, tuyên truyền, thi triển lãm đồ dùng đồ chơi, thi xây 
dựng môi trường học tập, ngày hội công nghệ thông tin. để cán bộ, giáo viên, nhân 
viên nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo đồng thời cũng học hỏi đồng nghiệp sau mỗi hội 
thi. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tập huấn về thiết kế bài giảng điện tử tại 
các tổ khối trong trường qua việc học này giúp họ có những kiến thức cơ bản về 
công nghệ thông tin và trước hết là phục vụ công việc soạn bài, hỗ trợ giảng dạy 
nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động.
 Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho giáo viên, nhân viên để tham gia các 
hoạt động đoàn thể của địa phương và nắm vững cơ chế phối hợp giữa nhà trường, 
gia đình và các tổ chức chính trị xã hội đóng trên địa bàn. Từ đó giáo viên làm tốt 
công tác tuyên truyền để thu hút nguồn đầu tư cả về vật chất lẫn tinh thần cho nhà 
trường. Về phía nhà trường, ban giám hiệu phân công hợp lý các thành viên phụ 
trách các tổ chuyên môn, phân công giáo viên, nhân viên cốt cán kèm cặp những 
giáo viên, nhân viên mới hoặc nhiều tuổi quản lý các khối lớp để cùng sinh hoạt 
chuyên môn với tổ để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch trong giảng dạy, 
trong quản lý sổ sách, trong đánh giá trẻ.
 Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia học nâng cao 
trình độ chuyên môn để đạt trình độ trên chuẩn. Đây là hình thức mang tính chiến 
lược của nhà trường, phù hợp với chiến lược về phát triển giáo dục và đào tạo 
trong giai đoạn 2020-2025.
 Tổ chức tốt các buổi kiến tập chuyên đề tại trường là rất cần thiết, bởi các 
tiết dạy với đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho các đồng chí giáo 
viên được “mắt thấy, tai nghe” những gì mà mình được học ở lý thuyết, được

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_va_nang_cao.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và nâng cao chất lượng trường mầm non đạt chuẩn quốc.pdf