Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN

doc 25 trang skquanly 24/04/2025 1480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu 
 “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
 Như chúng ta đã biết, trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của 
đất nước, là lớp người kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trẻ em 
sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong 
gia đình và cộng đồng. Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam, 
suốt đời mình hết lòng chăm lo cho thế hệ trẻ. Bác đã dành cho trẻ em những 
tình cảm yêu thương vô bờ bến. Mỗi lần đi thăm nhà trẻ, gặp gỡ các cô nuôi dạy 
trẻ Bác thường nhắc nhở “ Phải giữ vệ sinh cho các cháu, các cô phải học hành 
tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe” Bác đã chỉ thị cho ngành giáo dục Mầm 
non “Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ”. 
 Trường Mầm non là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngay từ những 
năm tháng đầu đời. Thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ 
ở nhà với gia đình. Trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích và 
phát triển toàn diện hay không là phụ thuôc rất nhiều vào các điều kiên phục vụ 
và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường 
Mầm non. Bởi vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò 
mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung 
quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy 
cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng 
đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ 
không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai 
nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Những tai nạn 
này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị 
mất máu, tinh thần hoảng loạn. Vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây 
mù. Vết thương gãy xương rất nguy hại đến tính mạng trẻ. 
 Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, 
mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được nguyên nhân, nâng 
cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ. Hiện nay tai nạn thương tích 
của trẻ em đang trở lên báo động ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế rất 
phát triển. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng trên 800.000 trẻ em tử vong do tai 
nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày. vì vậy chúng ta cần chú 
trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ sống, vui 
chơi và không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn, là nơi mà ở đó giảm thiểu các 
tác hại đến sức khoẻ nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng cường các khả 
năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể xảy ra. Để trẻ được an toàn 
chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ, phòng tránh những tai nạn 
thương tích thường gặp: Phòng tránh các dị vật ở tai, mũi, họng. Phòng tránh tai 
nạn do ngộ độc, đuối nước, cháy bỏng, điện giật, tai nạn giao thông, động vật cắn...
 Hiện nay có khoảng 150 ngàn trẻ em từ 0- 6 tuổi được chăm sóc tại các trường
 1
 một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham 
gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, 
các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương và các 
bậc phụ huynh của trẻ.
 Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do các 
tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là những tổn 
thương thực tế của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu 
đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống.
 Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh 
viện. Mà nguyên nhân phần lớn là do sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn. 
Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều kinh phí và thời gian cho vấn đề tuyên truyền và 
tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tới tất cả các ban ngành liên 
quan đến vấn đề an toàn của trẻ. Những lỗ lực trên của nhà nước và xã hội đã 
góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em. Tuy nhiên cần phải có một 
chương trình hành động dựa trên việc xây dựng chiến lược can thiệp có hiệu quả 
về phòng tai nạn thương tích cho trẻ em .
 7.1.2. Thực trạng về trường mầm non Đồng Tĩnh- Tam Dương- Vĩnh Phúc
 Năm học 2017-2018 toàn trường có 01 khu trung tâm với 16 lớp học mới 
xây dựng khang trang, các nhóm lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, 
an toàn cho trẻ. Có tương đối đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các hoạt 
động học tập và vui chơi của trẻ, có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ 
nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.
 Toàn trường có 27 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên chính trong đó: 
Ban giám hiệu có 3 đồng chí, giáo viên có 22 đồng chí, 01 nhân viên y tế, 01 
nhân viên kế toán. Ngoài ra trường còn có 03 giáo viên hợp đồng ngắn hạn của 
Phòng và 05 giáo viên, nhân viên hợp đồng của trường
 Số trẻ toàn trường là 448 cháu/16 nhóm lớp. Trong đó có 68 cháu nhà trẻ 
và 380 cháu mẫu giáo.
 Trường có phòng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ. Đã có nhân 
viên y tế có trình độ chuyên môn trung cấp y, phụ trách công tác chăm sóc sức 
khỏe cho trẻ.
 Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ “Phòng chống tai nạn thương 
tích – đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ” chúng tôi đã gặp một số thuận lợi và 
khó khăn sau
 * Thuận lợi
 Trường mầm non Đồng Tĩnh nằm trong khu vực đông dân cư, xung quanh
 khu vực trường không có ao hồ, sông suối. Đa số người dân có trình độ dân trí 
cao, có điều kiện về kinh tế. 100% cán bộ giáo viên , nhân viên đạt chuẩn đào 
tạo. Đội ngũ giáo viên nhà trường tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. 
 3
 Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, thiếu phòng học, trang thiết bị đồ 
dùng chưa đầy đủ.
 Cảnh quan môi trường chưa chưa đảm bảo đẹp, an toàn.
 Bảng 2: Khảo sát kỹ năng phòng tránh và sử lý các tai nạn thương tích 
tháng 7/2017
 Tổng số : 27 người 
 Kỹ năng phòng tránh Kỹ năng sử lý
 Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu
 Số 15 7 5 5 17 5
lượng
 % 55,5 26 18,5 18,5 63 18,5
 Nhận xét:
 Qua đánh giá tháng 07/2017, kết quả kỹ năng phòng tránh và sử lý các tai 
nạn thương tích của một số cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa cao.
 Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi khó khăn trên của nhà 
trường, tôi luôn trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp phòng tránh các tai nạn 
thương tích cho trẻ trong nhà trường như sau:
 7.1.3. Một số biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai 
nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Đồng Tĩnh.
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn và 
 phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ”.
 Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có 
tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo chỉ đường cho 
hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn 
lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học.Vì vậy, nếu xây dựng 
được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc.
 Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề tai 
nạn thương tích xảy ra ở Việt Nam. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và 
những điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ 
trong trường mình. do vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ 
đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện công tác xây dựng trường 
học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu như sau:
 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ 
huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp hạn chế những tai 
nạn thương tích , chú trọng phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, đuối nước 
 5
 – Phòng chống đuối nước cho trẻ.
 – Phòng chống cháy, nổ, bỏng, điện giật.
 – Phòng tránh tai nạn giao thông.
 – Phòng tránh động vật cắn.
 * Hình thức bồi dưỡng:
 Nhà trường mua các cuốn tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường 
an toàn, phòng, chống, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp, phô tô các tài 
liệu của Trung tâm y tế, phô tô các văn bản chỉ đạo của ngành, phô tô các bài 
viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân 
viên tự nghiên cứu và học tập.
 Tạo diều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, nhân 
viên bảo vệ tham gia đầy đủ đúng thành phần các lớp tập huấn về: Phòng, chống 
tai nạn thương tích trong trường học; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; công 
tác y tế, vệ sinh học đường; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác chăm sóc, 
nuôi dưỡng trẻ do ngành học, Trung tâm y tế và Ủy ban nhân dân huyện, xã tổ 
chức.
 Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, thực hành về phòng, chống và xử trí các tai 
nạn thường gặp cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên .
 Tổ chức các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường 
học an toàn của nhà trường. Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn 
giản đến phức tạp thường xảy ra trong nhà trường để giáo viên nghiên cứu, suy 
nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.
 Phân công nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc 
sức khỏe, xử trí các tai nạn thường gặp gặp như: Bỏng nước sôi, điện giật, hóc, 
sặc, gẫy tay, gẫy chân, ngạt nước, chảy máu, choáng, gió đề trực tiếp bồi 
dưỡng cho giáo viên thực hành trên búp bê, ghép vào các buổi họp Hội đồng sư 
phạm hàng tháng của nhà trường.
 Ban giám hiêu đã tạo điều kiện cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên
tham gia lớp tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và xét nghiệp phân vi 
sinh do Trung tâm y tế huyện Tam Dương tổ chức.
 Nhà trường kết hợp với các trường học trên địa bàn xã Đồng Tĩnh đã mời 
các đồng chí giảng viên phòng cháy chữa cháy Công an Tỉnh Vĩnh Phúc về tập 
tuấn công tác phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non, tập huấn thực hành 
một số kỹ năng phòng chống cháy nổ trong trường mầm non tại trường tiểu học 
Đồng Tĩnh B, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia.
 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_hoc_a.doc