Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường tiểu học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường tiểu học

Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường Tiểu học MỤC LỤC Tên nội dung Trang I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích, nhiệm vụ 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận 4 2. Thực trạng 4 3. Những giải pháp, biện pháp tiến hành 6 a) Mục tiêu của giải pháp và biện pháp 6 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6 b.1. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng Thư viện đề kiểm tra ...................... 6 b.2. Quy trình xây dựng thư viện câu hỏi và đề kiểm tra định kì 9 b.3. Tổ chức thực hiện 22 b.4. Cách sử dụng và lưu trữ thư viện đề kiểm tra 23 c) Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp 24 d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 24 e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 25 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm 25 III. Phần kết luận, kiến nghị 1. Kết luận 26 2. Kiến nghị 26 Tài liệu tham khảo 28 Người thực hiện: Lê Thị Liên , Dương Thị Lời, Đinh Thị Minh Phượng Đơn vị: Trường TH Y Ngông, TH Trần Quốc Toản, TH Trần Phú 1 Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường Tiểu học Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên trường tiểu học Y Ngông, trường tiểu học Trần Quốc Toản và trường tiểu học Trần Phú. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng kĩ năng ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh; Quy trình xây dựng và việc ứng dụng Thư viện đề kiểm tra của giáo viên trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại trường tiểu học Y Ngông, trường tiểu học Trần Quốc Toản, trường tiểu học Trần Phú và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng xây dựng Thư viện đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên ở các đơn vị. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận, một phần không thể thiếu trong quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá chính xác sẽ có tác dụng giúp giáo viên nắm được cụ thể năng lực và trình độ của mỗi học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp cụ thể, thích hợp bồi dưỡng riêng cho từng nhóm học sinh, nâng cao chất lượng học tập cho cả lớp. Kiểm tra, đánh giá có hệ thống cũng sẽ giúp người học kịp thời nhận thấy mức độ đạt được những kiến thức của mình, còn lỗ hổng kiến thức nào cần được bổ sung trước khi bước vào phần mới của chương trình học tập từ đó có cơ hội để nắm chắc những yêu cầu cụ thể đối với từng phần của chương trình. Thư viện đề kiểm tra giúp cho các đơn vị giáo dục cũng như giáo viên chủ động và thuận lợi hơn trong việc nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để việc kiểm tra, đánh giá của người dạy thực sự khuyến khích và thúc đẩy được sự tự kiểm tra đánh giá của người học thì cần phải xây dựng được Thư viện đề kiểm tra đảm bảo về nội dung, tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng, phù hợp đối tượng học sinh, phù hợp mục đích yêu cầu kiểm tra, đánh giá của các hình thức kiểm tra. Người thực hiện: Lê Thị Liên , Dương Thị Lời, Đinh Thị Minh Phượng Đơn vị: Trường TH Y Ngông, TH Trần Quốc Toản, TH Trần Phú 3 Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường Tiểu học * Hạn chế: - Kĩ năng xây dựng Thư viện đề kiểm tra của một số giáo viên mới ra trường còn có những hạn chế nhất định. - Một số giáo viên còn thực hiện đại trà việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, chưa biết cách phân hóa đối tượng học sinh khi đánh giá. Vì thế, giáo viên chưa phát huy tối đa năng lực học tập của những học sinh năng khiếu, tạo cho các em có cảm giác luôn thỏa mãn với chính mình, từ đó hình thành trong các em tính chủ quan, nhàm chán trong học tập. - Khi ra đề kiểm tra định kì, một số giáo viên chưa biết cách lựa chọn và trải đều các kiến thức học sinh đã học nên đề thường mắc lỗi “nhiều về số câu, thiếu về nội dung” hoặc câu hỏi và bài tập đồng dạng, lặp lại kiến thức. - Một số học sinh còn rụt rè, thiếu tự tin, chưa chủ động trong tự kiểm tra, đánh giá. Đa số cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc phối hợp cùng giáo viên để đánh giá học sinh. c) Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh : Các giải pháp, biện pháp đề tài đưa ra dễ thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường và có khả năng áp dụng phù hợp với nhiều đơn vị. * Mặt yếu : Để thực đề tài hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải không ngừng trau dồi vốn kiến thức, đầu tư thời gian cho việc biên soạn và xây dựng Thư viện đề kiểm tra. d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Các đơn vị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia tập huấn công tác xây dựng Thư viện đề kiểm tra. Tổ chức hiệu quả các chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp cụm về công tác xây dựng Thư viện đề kiểm tra để giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Kinh nghiệm dạy học, năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế nên có những khó khăn nhất định trong công tác xây dựng đề kiểm tra. e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh là vấn đề luôn được các cấp quản lý giáo dục quan tâm. Bởi thực hiện tốt đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đề kiểm tra là phương tiện giúp giáo viên thực hiện tốt công Người thực hiện: Lê Thị Liên , Dương Thị Lời, Đinh Thị Minh Phượng Đơn vị: Trường TH Y Ngông, TH Trần Quốc Toản, TH Trần Phú 5 Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường Tiểu học viên cần nắm vững kĩ năng ra đề. Vì vậy, sau khi được lĩnh hội nội dung tập huấn xây dựng đề kiểm tra cấp huyện, chúng tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường chuẩn bị tốt cho nội dung tập huấn cấp trường. Trong một đơn vị, năng lực chuyên môn của các giáo viên thường không đồng đều. Để nội dung tập huấn được chuyển tải đến tất cả đội ngũ giáo viên đạt kết quả tốt nhất, chúng tôi đã thực hiện theo các bước sau : - In ấn tài liệu liên quan đến nội dung tập huấn và định hướng cho các tổ chuyên môn nghiên cứu, thảo luận, đề xuất cách thực hiện trước thời gian tập huấn ít nhất 01 tuần. - Tổ báo cáo viên nghiên cứu kĩ tài liệu tập huấn, tham khảo ý kiến đề xuất của các tổ chuyên môn để xây dựng nội dung tập huấn trọng tâm, phù hợp. - Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức tập huấn hợp lý nhằm giúp toàn thể đội ngũ giáo viên có thể lĩnh hội được một cách cụ thể nhất mục tiêu, nội dung tập huấn và có khả năng vận dụng tốt vào công tác xây dựng thư viện đề kiểm tra. b.1.2. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng Thư viện đề kiểm tra thông qua các hoạt động chuyên môn. Thực tế cho thấy, không có ai học một lần mà có thể sử dụng kiến thức ấy cho cả đời được. Vì vậy, việc bồi dưỡng kĩ năng xây dựng Thư viện đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên không chỉ thực hiện ngày một ngày hai mà kĩ năng đó cần được bồi dưỡng thường xuyên trong công tác dạy học. Bên cạnh việc phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, chúng tôi cũng coi trọng việc phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng kĩ năng ra đề kiểm tra cho giáo viên. Để làm tốt công tác này, lãnh đạo nhà trường cần định hướng cho tổ trưởng các tổ chuyên môn lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đáp ứng nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh trong từng thời điểm. Trong đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh cần được xem là một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ kết quả thẩm định đề kiểm tra của Tổ thẩm định (tổ trưởng các tổ chuyên môn là thành viên), thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra của giáo viên. Từ đó, các thành viên trong tổ cùng chia sẻ kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, tìm hướng khắc phục những tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra. Người thực hiện: Lê Thị Liên , Dương Thị Lời, Đinh Thị Minh Phượng Đơn vị: Trường TH Y Ngông, TH Trần Quốc Toản, TH Trần Phú 7 Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường Tiểu học viên đánh giá những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được về môn học, từ đó có biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Kiểm tra thường xuyên không thực hiện cứng nhắc theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác mà giáo viên có thể thực hiện linh hoạt bất cứ hoạt động nào của tiết học bằng nhiều hình thức khác nhau, như: kiểm tra bài cũ, củng cố bài học, ôn tập, luyện tập tổng hợp, kiểm tra nhanh dưới 20 phút, khảo sát chất lượng sau một chủ điểm hay một giai đoạn học tập, ... Muốn thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên học sinh thì hệ thống câu hỏi và bài tập kiểm tra cần được thiết kế theo các dạng khác nhau, như: câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận, câu hỏi dùng để tổ chức các trò chơi điền khuyết, đúng - sai, ô cửa bí mật, giải ô chữ, ... Vì vậy, nhằm giúp giáo viên thực hiện hiệu quả nội dung này, chúng tôi khuyến khích giáo viên xây dựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên cho tất cả các môn học. Bởi bên cạnh việc giúp giáo viên thực hiện tốt kiểm tra, đánh giá học sinh một cách có hệ thống thì câu hỏi kiểm tra thường xuyên cũng là một trong những căn cứ rất quan trọng giúp giáo viên thực hiện tốt công tác ra đề kiểm tra định kì trong năm học. Từ những kinh nghiệm trong công tác, chúng tôi hướng dẫn các tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên thực hiện xây dựng câu hỏi theo quy trình như sau : - Thực hiện xây dựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên cho các môn từ tuần học đầu tiên. - Có thể xây dựng câu hỏi cho từng bài theo từng tháng (Ví dụ: giáo viên 1 xây dựng câu hỏi từ bài 1 đến bài 5; giáo viên 2 xây dựng câu hỏi từ bài 6 đến bài 11,...) hoặc xây dựng câu hỏi theo chủ điểm, giai đoạn. - Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu kĩ Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt cho mỗi bài dạy, mỗi chủ điểm và Hướng dẫn 5842/BGDĐT để xây dựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên phù hợp đối tượng học sinh trong lớp, khối. - Giáo viên xây dựng tối thiếu 02 câu hỏi (sau mỗi bài học) và từ 01 - 02 câu cho mỗi yêu cầu cần đạt (sau một chủ điểm) theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Ví dụ: - Xây dựng câu hỏi sau mỗi bài: Người thực hiện: Lê Thị Liên , Dương Thị Lời, Đinh Thị Minh Phượng Đơn vị: Trường TH Y Ngông, TH Trần Quốc Toản, TH Trần Phú 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_thu_vien_de.doc