Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh Lớp 5 có ý thức học tập tốt

doc 14 trang skquanly 06/08/2024 710
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh Lớp 5 có ý thức học tập tốt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh Lớp 5 có ý thức học tập tốt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh Lớp 5 có ý thức học tập tốt
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀN NẾP LỚP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 
 CÓ Ý THỨC HỌC TẬP TỐT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Bác Hồ đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng 
 người” câu nói ấy khẳng định vai trò, trách nhiệm đối với người làm công tác giáo 
 dục đó là chăm lo cho sự nghiệp “trồng người”, trong đó vai trò của người làm 
 công tác trực tiếp giảng dạy nói chung, vai trò của một giáo viên làm công tác chủ 
 nhiệm nói riêng rất quan trọng trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cũng 
 như cung cấp kiến thức cho học sinh. Một việc làm nghe qua thì có vẻ đơn giản 
 nhưng đi vào thực tế thì không hề dễ chút nào. Nếu giáo viên không tâm huyết với 
 nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất 
 lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống của học sinh rồi sẽ ra 
 sao ? Đặc biệt là học sinh lớp 5 là lứa tuổi đang bước vào giai đoạn đầu của tuổi 
 dậy thì, ngoài những thay đổi về thể chất, các em cũng thay đổi về tâm lý, tình 
 cảm. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị xâm hại,Nhưng các em vẫn chưa có đủ 
 khả năng để từ chối, để tự bảo vệ mình. Xuất phát từ những lí do đó và tình hình 
 thực tế nên tôi đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp nhỏ để góp phần làm tốt công 
 tác chủ nhiệm. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp xây dựng 
 nền nếp lớp giúp học sinh lớp 5 có ý thức học tập tốt”.
B. PHẦN NỘI DUNG
 I. THỰC TRẠNG
 1. Thuận lợi 
 1.1 Về phía giáo viên:
 - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo 
mọi điều kiện để tôi làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Cơ sở vật chất đảm bảo cho 
việc dạy 7 buổi/tuần.
 - Tôi luôn tìm tòi học hỏi ở các đồng nghiệp và mọi hình thức để rút kinh 
nghiệm; không ngừng tự rèn luyện mình, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ. 
 1 - Một số em còn nghỉ học theo gia đình đi làm ăn xa từ đó làm ảnh hưởng 
đến việc duy trì sĩ số. Mặt khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của lớp.
 - Một số học sinh hay trêu chọc bạn, chạy lại trong lớp trong giờ học. Khi 
có mặt thầy cô thì các em tương đối trật tự nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì 
các em lại “nhộn”. Qua đó, cho thấy các em chỉ “sợ” cô chứ chưa nhận thức được 
việc mình làm mặc dù tôi nhận thấy các em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt.
 2.3. Về phía cha mẹ học sinh:
 - Một số gia đình chưa quản lí tốt việc con em học hành ở nhà và thiếu sự 
phối hợp với giáo viên chủ nhiệm.
 - Một số gia đình quan tâm đến việc học tập của con em nhưng họ là người 
không được đào tạo nghề dạy học, không có phương pháp và kĩ năng phù hợp 
trong việc giáo dục các em. 
 II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Muốn giáo dục được các em phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ thì 
giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau :
 1. Trước hết, tìm hiểu học sinh lớp mình chủ nhiệm.
 Ngay từ đầu năm nhận lớp, tôi tìm hiểu tình hình học sinh thông qua giáo 
 viên chủ nhiệm năm học trước về tâm lí, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, 
 mối quan hệ với tập thể, với những người xung quanh và năng lực trí tuệ của học 
 sinh sau đó sắp xếp, bố trí chỗ ngồi phù hợp. 
 Chẳng hạn: Với các em hay nghịch, em tiếp thu kiến thức chậm tôi sắp xếp 
 các em ngồi bàn đầu đối diện bàn giáo viên để dễ quản lí và tạo cơ hội cho các 
 em này tham gia các hoạt động học tập nhiều hơn (vừa sức các em), cũng là tạo 
 cơ hội để khen ngợi, khuyến khích giúp các em tự tin và học tập tích cực hơn. 
 Đặc biệt là tìm hiểu kết quả học tập cuối năm qua sổ chủ nhiệm, học bạ, từ 
 đó tôi xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cho cả năm, học kỳ, tháng, tuần phù hợp với 
 lớp mình. Trong kế hoạch tôi nêu rõ mục đích, chỉ tiêu phấn đấu và các biện pháp 
 chính. Có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục khác để đạt mục đích. Có đề ra 
 biện pháp phát huy được mặt mạnh, khắc phục được hạn chế của lớp. 
 2. Bầu Ban Cán sự lớp và phân rõ chức năng nhiệm vụ.
 3 - Làm thay mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 * Nhiệm vụ của lớp phó văn nghệ là em Lý Bão Vy (Phụ trách văn nghệ) 
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp hàng tuần ở tiết Âm nhạc (Bạn 
nào học tốt, bạn nào học chưa tốt,... ) 
 - Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi 
xếp hàng vào lớp.
 - Vận động các bạn tham gia phong trào “Nuôi heo đất” mà trường phát 
động và đóng kế hoạch nhỏ hàng tháng theo quy định.
 * Nhiệm vụ của lớp phó lao động là em Nguyễn Phương Quy (Phụ trách lao 
động, thể dục thể thao) 
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các bạn trực nhật công trình phần việc 
hàng ngày và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về.
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp 
tổ chức.
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các tiết học môn Thể dục chính 
khoá và thể dục giữa giờ.
 - Đôn đốc, nhắc nhở các bạn nằm trong đội tuyển điền kinh tích cực tập 
luyện để đạt kết quả tốt.
 * Nhiệm vụ của 03 tổ trưởng là kiểm tra mọi hoạt động học tập hằng ngày 
như: việc chuẩn bị bài vở, đồ dùng học tập khi đến lớp và vui chơi của tổ mình phụ 
trách và phối hợp tốt với lớp trưởng, lớp phó. 
 * Nhiệm vụ của 03 tổ phó là làm thay mọi việc của tổ trưởng khi tổ trưởng 
vắng mặt hoặc nghỉ học.
 Những em này sẽ góp phần hỗ trợ tôi trong công tác chủ nhiệm. Tôi phân 
chia lớp thành 03 tổ, 07 nhóm học tập, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh trong lớp 
dễ dàng phối hợp với nhau trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.
 3. Xây dựng nền nếp lớp học.
 - Công việc này hết sức quan trọng, đòi hỏi rất nhiều đến trí tuệ và nghệ 
thuật, vì vậy tôi không nóng vội mà phải kiên trì thực hiện; tôi tôn trọng, khuyến 
khích những cái học sinh đã đạt được dù là nhỏ nhất. Xây dựng nền nếp được tôi 
 5 giao tiếp; kỹ năng suy nghĩ, sáng tạo; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng làm chủ bản 
thân; kỹ năng trình bày ý kiến, ...
 - Học sinh năng khiếu được xem là phong trào mũi nhọn của thị xã. Tôi dạy 
lớp có trình độ học sinh Giỏi nên tôi rất chú trọng phong trào này.
 Thực hiện phong trào “Giữ vở sạch-viết đúng, viết đẹp” do Nhà trường phát 
động. Ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai phong trào thi đua “Nét chữ- Nết 
người” với học sinh lớp tôi, nhằm rèn luyện cho các em có ý thức giữ gìn cẩn thận 
vở viết, biết trình bày bài viết một cách khoa học, góp phần nâng cao kết quả học 
tập của các em. 
 - Qua các lần kiểm tra định kì, tôi dành thời gian tổ chức cho học sinh xem 
bài kiểm tra, nhận xét, đánh giá, chỉ ra các mặt ưu điểm cần phát huy, những hạn 
chế cần khắc phục. Bên cạnh đó tuyên dương, khen ngợi những học sinh có thành 
tích tốt và có tiến bộ, nhắc nhở động viên học sinh chậm tiến hoặc sa sút.
 4. Giáo dục học sinh.
 4.1. Giáo dục học sinh tính tự học ở lớp
 Để giáo dục tính tự học cho học sinh, trước hết tôi phải tìm hiểu xem khi học 
sinh tự học cần có những điều kiện gì ? Các em cần biết cách học và có sự say mê, 
hứng thú học tập. Khi biết cách học tức là các em biết cách tự làm việc độc lập. 
Khi có niềm say mê hứng thú học tập các em sẽ tự giác học. Biết cách học với tinh 
thần tự giác, say mê học tập, chắc chắn các em sẽ có tính tự học.
 Muốn giúp các em phát triển niềm say mê, hứng thú học tập ở lớp:
 - Tôi tổ chức phong trào thi đua học tập trong lớp như: thi đua giữa các tổ, tổ 
chức các đôi bạn học tập. Khi phân các đôi bạn học tập, tôi lựa chọn xếp các em có 
học lực chênh lệch nhau vừa phải.
 Ví dụ: Giỏi – Khá, Khá – Trung bình, Trung bình – Yếu.
 Bạn khá hơn làm nhóm trưởng. Sau một thời gian nếu bạn yếu hơn trong 
nhóm có tiến bộ sẽ được làm nhóm trưởng. Cách tổ chức này rất có hiệu quả vì ở 
lứa tuổi tiểu học các em rất thích ganh đua và được khen. Khi được hướng dẫn cho 
bạn một điều nhỏ cũng khiến các em rất vui. Muốn hướng dẫn cho bạn học sinh 
 7 - Trước khi học dành 5 - 10 phút tự nhớ bài thầy cô giảng trên lớp. Tập trung 
suy nghĩ để hiểu kĩ, nhớ lâu những kiến thức cơ bản trong bài (phần ghi nhớ, các 
quy tắc, công thức, tính chất đã học, mối quan hệ giữa các kiến thức )
 - Tập vận dụng bài vừa học dưới các hình thức: tự tìm các ví dụ minh hoạ, 
liên hệ đối chiếu với các kiến thức liên quan đã học.
 - Các nhiệm vụ khác, chẳng hạn làm thí nghiệm hoặc công tác điều tra,  
tôi hướng dẫn cụ thể các bước để học sinh tự thực hiện.
 Tự học đối với học sinh tiểu học quả là khó khăn song một khi đã quen, việc 
học tập của các em sẽ ngày càng đạt hiệu quả hơn.
 4.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Mỗi học sinh luôn là một thế giới riêng đa dạng và phức tạp, tùy thuộc vào 
các mối quan hệ xã hội giữa các em với môi trường, hoàn cảnh xã hội mà các em 
đã và đang sống. Vì thế, không thể có một phương pháp tác động chung cho mọi 
đối tượng mà có thể mang lại hiệu quả như nhau. Nói cách khác, với mỗi học sinh 
phải có cách tác động riêng. Để thực hiện điều này, trước tiên, tôi phải hiểu, phải 
biết đặt mình vào cương vị và hoàn cảnh của các em. Từ đó, tôi mới nắm được nhu 
cầu, sở thích và những động cơ hành động của các em mà thông cảm, điều chỉnh 
và đáp ứng bằng những cách thức phù hợp.
 Chẳng hạn khi có một học sinh đánh bạn, tôi đến ngồi cùng các em và đưa 
những câu hỏi dẫn dắt để các em tự trả lời và hiểu ra rằng em sẽ chẳng hài lòng 
chút nào khi bị bạn đánh như thế và em tự kết luận được mình đã có hành vi không 
đúng. Sau đó, gợi mở để các em tự đưa ra biện pháp khắc phục, sửa chữa. 
 Bên cạnh đó tôi thường xuyên tuyên dương kịp thời những học sinh có biểu 
hiện hành vi đạo đức tốt và kể thêm nhiều mẩu chuyện thể hiện hành vi đạo đức tốt 
để các em học tập, noi theo.
 Tóm lại, khi các em có những biểu hiện bất thường về hành vi đạo đức tôi 
phải dùng các biện pháp giáo dục một cách thật tế nhị, mềm dẻo, linh họat để giúp 
các em tiến bộ. Không dùng biện pháp thô bạo như đánh, phạt, mắng nhiếc, quát 
tháo  như vậy chỉ làm cho các em sợ hãi mà không phục. 
 5. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội.
 9 HTMH XẾP LOẠI GIÁO DỤC HỌC KÌ II 2017 - 2018
 Điểm 9-10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6
 TSHS SL %
 SL % SL % SL %
 Tiếng Việt 18 58 13 41,9
 31 31 100 Toán 24 77,4 05 16,1 02 6,4
 HTMH XẾP LOẠI GIÁO DỤC HỌC KÌ II 2018 - 2019 
 SL % Điểm 9-10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6
 28
 Tiếng Việt 18 64,3 10 35,7
 28 100
 Toán 26 92,8 02 7,1
 So sánh Tăng 0 6,3
 Tiếng việt Giảm 03 6,2
 So sánh Tăng 02 15,4
 Toán Giảm 03 9 02 6,4
 - Duy trì sĩ số lớp 100%
 - Về tham gia các phong trào:
 “Giữ vở sạch - Viết đúng, viết đẹp” có 07 em đạt giải vòng trường, trong đó 
có 05 em dự thi vòng thị xã đều đạt giải (01 em đạt giải Khuyến khích, 03 em đạt 
giải Ba, 01 em đạt giải Nhì và được dự thi vòng tỉnh) .
 Có 04 em dự thi điền kinh vòng thị xã.
 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:
 - Phải xác định được vai trò trách nhiệm của mình.
 - Biết vận dụng linh hoạt các biện pháp rèn luyện kĩ năng xây dựng nền nếp 
lớp, phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu 
từng đối tượng một cách tỉ mỉ, cụ thể để sử dụng các phương pháp giáo dục, rèn 
luyện nền nếp thích hợp cho từng cá nhân.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_nen_nep_lop.doc