Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VỀ NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 1. Lời giới thiệu: Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ.Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.” Một môi trường giáo dục tích cực, sáng tạo, giao tiếp cởi mở thân thiện giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với phụ huynh và môi trường xung quanh sẽ là cơ sở để tạo cơ hội cho trẻ hình thành nhân cách tốt. Một chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm sẽ hướng đến cá thể hóa chương trình học, phù hợp với tâm sinh lí và năng lực từng đứa trẻ. Một hoạt động tổ chức lấy trẻ làm trung tâm sẽ khơi gợi khả năng, hứng thú và sự tích cực khám phá, tìm hiểu, ham hiểu biết cho mỗi đứa trẻ. Một ngôi trường lấy trẻ làm trung tâm thì đó chính là ngôi trường hạnh phúc! Năm học 2021- 2022 trường mầm non Nhân Đạo có 16 nhóm lớp, 378 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và mẫu giáo ra lớp đạt và vượt so với kế hoạch được giao. Trong những năm học vừa qua nhà trường luôn chú trọng tập trung, thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng cho giáo viên và học sinh. Từ năm 2016 trở lại đây, nhà trường luôn đứng ở tốp đầu của bậc học mầm non trong huyện về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, là một trong 5 trường mầm non của huyện Sông Lô được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong giáo dục mầm non” giai đoạn 2021 -2025, nhà trường đã bám sát vào kế hoạch, các tiêu chí để bổ sung, nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề. Trong đó tiêu chí xây dựng dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục nhà trường đã có những đổi mới hiệu quả đó là. Khuôn viên nhà trường được mở rộng thêm, sân chơi có diện tích lớn, được lải gạch sạch sẽ, thoáng mát, các khu vui chơi được cải tạo, mở rộng. Bếp ăn được xây dựng theo qui trình một chiều, các thiết bị, đồ dùng, dụng cụ đều bằng Inox, có hệ thống máy lọc nước đảm bảo cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Các lớp được đầu tư môi trường theo chủ đề. đảm bảo trang thiết bị cho trẻ hoạt động. Bên cạnh đó còn gặp khó khăn, hạn chế sau: Môi trường vật chất của nhà trường để phục vụ cho trẻ hoạt động trải nghiệm còn ít, chưa phong phú; các khu vui chơi còn nhỏ, hẹp, số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trải nghiệm hạn chế. 1 1.1. Xây dựng môi trường ngoài lớp học. Thứ nhất: Xây dựng khu vui chơi mang tính tích hợp chơi mà học Tiếp tục thực hiện chuyên đề xây dựng môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ làm trung tâm, nhà trường đã lên kế kế hoạch rồi tiến hành xây dựng khu vui chơi với cát, nước có guồng nước, thí nghiệm đổ nước nhiều dạng khác nhau. Qua chơi cát, nước giúp trẻ phát triển kỹ năng tạo hình, thực hành trải nghiệm về toán qua đong đo, thí nghiệm. chơi nước còn giúp trẻ khám phá, thử nghiệm, phát hiện những hiện tượng khoa học vật lý hứng thú hơn như vật chìm, vật nổi, tại sao thả đá vào nước bị tràn, so sánh to nhỏ, mực nước cao thấp khi cho sỏi to, sỏi nhỏ vào bình, chơi thả thuyền, câu cá, úp cá ....Bằng các vật liệu trong thiên nhiên cát, đá, sỏi, nước trẻ hứng thú và tự khám phá ra những điều mới lạ khi chơi cùng tập thể. Bên cạnh đó nhà trường còn bố trí góc chơi nước gần khu vực vườn rau, bồn hoa, giúp các trẻ có thể tưới rau, tưới câyphát hiện ra điều mới lạ khi ươm hạt, nảy mầm, từ đó trẻ hứng thú, liên kết trong quá trình chơi dễ dàng. Thứ hai: Tạo dựng khu phát triển vận động cho trẻ trải nghiệm. Chơi vận động là một nhu cầu của trẻ lửa tuổi mầm non, đồng thời cũng là một yêu cầu trong hoạt động ngoài trời giúp cho cô và trẻ có phương tiện vận động tốt, nhận thức được vai trò và ý nghĩa đó, nhà trường đã cho xây dựng bố trí khoảng trống giúp cho trẻ có nơi chạy nhảy, đuổi bắt, chuyền bóng, đá bóng, đi gồ ghề trên cầu thăng bằng, leo thang...Việc bố trí các đồ chơi vận động phải có khoảng cách nhất định tạo độ an toàn cho trẻ. Khu chơi vận động không khuất tầm nhìn, giúp cô có thể bao quát lớp khi các trẻ chơi đùa với nhau. Vận dụng vào ánh sáng mặt trời trẻ chơi vận động với bóng của mình chiếu xuống sân để tạo dáng và tìm dáng các bạn, thích thú hơn khi trẻ khám phá ra qua gợi ý của cô. Tâm lý các trẻ nữ thường thích chơi bày hàng, mua bán, nấu ăn ..nhà trường bố góc chơi chợ quê có gian hàng, sản phẩm nông sản, đồ dùng gần gũi, thực tế với cuộc sống hàng ngày của trẻ qua đó trẻ nhận biết các nhóm lương thực, thực phẩm, biết giá trị dinh dưỡng của từng loại, trẻ còn được trải nghiệm người mua, bán làm những công việc của mẹ, của bà, của bố và liên kết các góc chơi khác trong giờ chơi tự do. Vận dụng vào cây có lá trong vườn cây cô hướng dẫn cho các trẻ chơi bán hàng, nấu ăntận dụng những chiếc lá vàng, hoa sẵn có trẻ có thể tạo ra sản phẩm tạo hình đẹp mắt, sáng tạo. Từ đó giáo viên giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo quản, gìn giữ môi trường thiên nhiên mà cháu đang sống, biết vận dụng sáng tạo từ nguyên vật liệu làm thành món đồ chơi lý thú. Thứ ba: Cải tạo, mở rộng vườn cổ tích, vườn bách thú giúp trẻ có nhiều cơ hội tham gia trải nghiệm. 3 Để đảm bảo giấc ngủ trưa cho trẻ tại trường ấm áp về mùa đông mát mẻ về mùa hè nhà trường đã huy động sự ủng hộ của các tập thể, cá nhân trang bị điều hòa phòng ngủ cho trẻ. 100% các phòng ngủ của trẻ được nắp đặt điều hòa hai chiều. Trường có phòng y tế riêng và được bổ sung đầy đủ thiết bị y tế cần thiết, các loại thuốc theo quy định của y tế trường học 100% số trẻ đến trường đều được khám sức khỏe định kỳ và được theo dõi cân đo bằng biểu đồ tăng trưởng. Hàng năm nhà trường phối hợp với trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã đến trường để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Giải pháp 2: Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, bồi dưỡng đỗi ngũ giáo viên thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Thực hiện chương trình GDMN nhà trường luôn thực hiện song song 2 nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục. Nhà trường luôn tuân thủ thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng thực đơn – nhập thực phẩm – sơ chế - chế biến – chia ăn, đặc biệt có chú ý đến những trẻ suy dinh dưỡng có biện pháp chăm sóc phù hợp nhất. Thực hiện nghiêm túc việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày. Có đầy đủ các loại sổ sách nuôi dưỡng theo quy định, hoàn thiện chứng từ tiền ăn của trẻ hàng ngày và thanh quyết toán tiền ăn của trẻ theo tháng. Bên cạnh đó tôi luôn tạo điều kiện cho CB, GV,NV tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng thông qua hội thi “Bếp ăn một chiều” do các cấp tổ chức, tiếp thu kiến thức và triển khai, áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Xây dựng các hoạt động mẫu tăng cường cho trẻ khám phá, trải nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục, để giáo viên được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về kỹ năng và hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Phó hiệu trưởng, các Tổ chuyên môn, lựa chọn, bố trí, sắp xếp và phân công lớp thời gian bồi dưỡng theo tổ và xen kẽ giữa các tổ chuyên môn để toàn thể giáo viên nắm được yêu cầu của từng độ tuổi. Hàng năm tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia cấp huyện, cấp tỉnh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ. Nhà trường xây dựng bộ quy tắc ứng xử CB-GV-NV, mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo, xây dựng nội dung giáo dục lễ giáo phù hợp với độ tuổi, đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. 5 dục trẻ, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình của giáo viên. Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra về thực hiện chương trình, qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách (Kế hoạch thực hiện chương trình, bài soạn, sổ theo dõi trẻ, sổ ghi chép cá nhân về các buổi bồi dưỡng chuyên môn ) phương pháp dạy của bộ môn, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chương trình của giáo viên có đúng như kế hoạch mà trường đã chỉ đạo hay không. Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước, đột xuất về các tiết dạy cũng như hoạt động thông qua phiếu dự giờ. Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá + Trong công tác kiểm tra luôn đảm bảo tính khách quan, công khai, công bằng, dân chủ. + Sau kiểm tra nhà trường luôn nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ. Thời gian kiểm tra: Thực hiện theo kế hoạch kiểm tra nội bộ trong năm học. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt nội dung chương trình. Giải pháp 4. Tổ chức thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ hiệu quả tại các nhóm, lớp. Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức hợp lý; tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”; tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận, trải nghiệm, xử trí các tình huống có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày và cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ; tôn trọng sự khác biệt về đặc điểm, sở thích, thói quen của từng cá nhân trẻ; khích lệ trẻ phát huy khả năng tự lập, tự tin, sáng tạo, tư duy linh hoạt và khả năng phản biện; cá thể hóa hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ; bảo đảm tất cả trẻ em đều được quan tâm mọi lúc, mọi nơi và không có trẻ nào bị bỏ lại phía sau; tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, an toàn khi tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục; khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ. 7 trong tổ chức hướng dẫn trẻ chơi, dự kiến kế hoạch chơi nhằm tạo cơ hội cho mọi trẻ được học tập và thành công học qua chơi. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục đáp ứng yêu cầu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, đi sâu thực hiện từng tiêu chí trong nội dung chuyên đề, vận dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức giáo dục trẻ (khuyến khích sử dụng các phương pháp giáo dục hiện đại). Tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng việc học tập, vui chơi của trẻ mầm non tới phụ huynh và cộng đồng để phối hợp thực hiện. Tổ chức kiểm tra, tư vấn, hướng dẫn giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện tiêu chí “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” các tiêu chí được thực hiện sâu theo các chuyên đề. Đánh giá xếp loại giáo viên về việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” 10. Đánh giá lợi ích thu được của tác giả theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: 10.1- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 1. Đối với nhà trường Nhà trường đã mở rộng được thêm 2 khu vui chơi cho trẻ: đó là khu vui chơi cát nước và vườn bách thú; vẽ trên 1000m2 tranh tường; làm được 60 bộ đồ chơi ngoài trời, hàng nghìn đồ dùng, đồ chơi ở các góc; sơn, sửa các loại đồ dùng, đồ chơi. Môi trường cho trẻ được khám phá trải nghiệm phong phú hơn, thiết thực hơn, gần gũi với môi trường, thiên nhiên hơn.Nâng cao năng lực, sáng tạo hơn trong thiết kế các hoạt động cho trẻ trải nghiệm. Các khu vui chơi của trẻ được trang bị, bổ sung, làm mới thêm nhiều đồ dùng đồ chơi giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội được sắm vai và tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế thú vị. 2. Đối với giáo viên 100%cán bộ, giáo viên biết chủ động xây dựng kế hoạch theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương, biết lựa chọn các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục phù hợp, linh hoạt, sáng tạo để tăng cường cho trẻ khám phá,trải nghiệm và phát huy tính tích cực của trẻ và để trẻ thực sự là trung tâm của các hoạt động Các lớp học và các góc chơi trong lớp được được bố trí ngăn nắp, gọn gàng, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với từng chủ đề giúp trẻ thực hành, trải nghiệm một cách hiệu quả nhất. 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_v.docx