Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường văn hoá trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường văn hoá trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường văn hoá trong trường mầm non
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa là cái đẹp. Theo cách nhìn phương đông, hình thức đẹp đẽ biêu hiện trước hết trong lễ, nhạc, cách lãnh đạo, quản lý, đặc biệt trong ngôn ngữ, cách ứng xử lịch sự. Nó biểu hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, giá trị ứng xử được mọi người chấp nhận và xem là đẹp đẽ. Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng, chi phối cách giao tiếp, ứng xử của cộng đồng khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Văn hóa là dòng chảy của các chuẩn mực, các giá trị niềm tin, các truyền thống nghi lễ của một cộng đồng. Văn hóa nhà trường (VHNT) là tổng hợp các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt giữa trường này với trường khác. Có thể nói văn hóa nhà trường là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy, vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường phải được coi là tính sống còn, tính cấp bách và tính thiết thực đối với từng nhà trường. Đối với trường mầm non, xây dựng môi trường văn hoá chính là cơ sở để tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực. Từ nghị quyết trung ương Đảng lần thứ V đảng ta đã khẳng định quyết tâm “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tiếp theo, văn kiện Đại hội X đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội”. Đặc biệt đối với ngành giáo dục phải chú trọng về vấn đề văn hóa, đạo đức, xây dựng hệ thống các giá trị của nhà trường. ` Văn hoá nhà trường lành mạnh là một thứ tài sản lớn của nhà trường, góp phần tạo động lực làm việc cho các thành viên trong tổ chức, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học, khuyến khích đối thoại và hợp tác, chia sẻ quyền lực và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các thành viên. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ điều phối và kiểm soát, hạn chế tiêu cực và xung đột, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Văn hoá nhà trường lành mạnh nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, mỗi cán bộ giáo viên đều hiểu rõ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc - giáo dục trẻ. Ở đó, con người được coi trọng, được cổ vũ hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người. Đó là điều mà bất kỳ nhà trường nào cũng mong muốn phấn đấu đạt được. Nhận thức được tầm quan trọng đó, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 522/QĐ-UBND, ngày 25 tháng 1 năm 2017 về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội; Công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV, ngày 17 tháng 1 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về việc đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa 1/28 bị ô nhiễm và hiển nhiên mọi chúng ta ai cũng muốn sống trong bầu không khí trong lành. Để nghiên cứu thực trạng về văn hóa nhà trường tôi đã thu thập và phân tích các mặt có liên quan trong năm học trước. Bảng thu thập về số liệu cơ sở vật chất trường lớp, trình độ giáo viên: Số Số Phòng Diện tích sân GV đạt trên GV đạt GV chưa lớp trẻ chức năng bê tông hóa chuẩn chuẩn đạt chuẩn 11 395 3 3000/3514m2 39% 100% 0% Bảng thu thập về kết quả trên trẻ: PTTC – KNXH PTTC PTNT PTNN và TM 96% 95,5% 95,5% 95% Qua khảo sát và đánh giá thể hiện ở 2 bảng số liệu trên tôi thấy: - Về cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu nhiều thảm cỏ nhân tạo, cây xanh để giảm bớt bê tông hóa, tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực và an toàn. Đảm bảo tiêu chí với 50% diện tích sân vườn là sân cỏ, có khu vui chơi thể chất được sử dụng hiệu quả. - Về chất lượng đội ngũ tỷ lệ trên chuẩn còn thấp, tuy một số giáo viên đang theo học đại học nhưng vẫn chưa phát huy hết khả năng tự học của mình. Đây là một trong những nội dung xây dựng chiến lược, thể hiện tầm nhìn của nhà trường. - Kết quả trên trẻ theo 4 lĩnh vực đã đạt yêu cầu >95% nhưng chưa cao. Đặc biệt là lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Đây là một bài toán đối với nhà trường trong việc tìm ra biện pháp để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, hiển nhiên tỷ lệ trẻ đạt chưa cao ở lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến VHNT. 3/28 giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà học sinh chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, học sinh có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh. Vì vậy, việc xây dựng môi trường văn hóa trong trường mầm non là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ quản lý, nhằm góp phần phát triển văn hóa, khẳng định thương hiệu của nhà trường, nâng cao uy tín đối với phụ huynh. Chuẩn mực Giá trị Niềm tin Các loại Chính sách thái độ Các mối Văn hoá Biểu quan hệ NT tượng Cảm xúc Truyền và ước muốn thống Đồng v.v... Nghi thức phục và hành vi Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường 5/28 góc được sắp xếp gọn gàng với nhiều loại đồ chơi thuộc các chủng loại khác nhau. - Giáo viên hầu hết tuổi còn trẻ, tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ. Năm học 2016 - 2017, toàn trường có 39 % giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo; 100% giáo viên đạt loại khá và xuất sắc theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, trong đó có 60% giáo viên xếp loại xuất sắc. - Bản thân có 7 năm làm giáo viên, gần 3 năm làm CBQL, có trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm tốt, giao tiếp hòa nhã gần gũi nên dễ dàng hướng dẫn cho GV về chuyên môn và nghệ thuật sư phạm khi tổ chức hoạt động cho trẻ. * Nhà trường chú trọng công tác giáo dục niềm tin, chú trọng các nghi lễ truyền thống, giữ gìn phong tục của tổ tiên, tinh thần tôn sư trọng đạo, hiếu kính với mẹ cha. Hàng năm tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá, lễ hội dân gian. Trước khi ra trường, học sinh khối mẫu giáo lớn được tổ chức lễ tri ân và trưởng thành để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ và thầy cô. Công tác tương thân tương ái giúp đỡ đồng nghiệp gặp khó khăn được chú trọng vun đắp. Ngoài việc thăm viếng các dịp hiếu hỷ, trong năm vừa qua cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường đã tổ chức quyên góp ủng hộ quỹ vì người nghèo, đồng bào miền trung, Học sinh vùng cao với tổng số tiền thu được 15.385.000 đồng. Tích cực hưởng ứng phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhà trường đề cao khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày, ngôn ngữ giữa cô và trẻ mang tính chuẩn mực, cách xưng hô giữa trẻ với trẻ thể hiện được sự thân thiện, hồn nhiên. Cán bộ giáo viên có đồng phục riêng của nhà trường. Hàng năm, các hoạt động truyền thống của nhà trường được duy trì thường xuyên hoạt động Văn hoá – văn nghệ, TDTT Theo thời gian, nhiều giá trị đã được cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thừa nhận và tôn trọng như: việc đề cao các giá trị nhân văn, sự trung thực và tôn trọng, tính kỷ luật, tính ổn định, tính thực chất và hiệu quả trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc - giáo dục trẻ. Một số giá trị mà giáo viên, nhân viên mong muốn xây dựng và đạt được trong thời gian sắp tới đó là sự dân chủ, sự đổi mới, tinh thần hợp tác, chia sẻ trong công việc cũng như tinh thần hợp tác, chia sẻ của phụ huynh với nhà trường. Về những giả định ngầm, bước đầu khảo sát có nhiều ý kiến khác nhau, tôi nhận thấy một trong những yếu tố được đa số cán bộ giáo viên thừa nhận đó là khi họ có niềm tin về một môi trường giáo dục lành mạnh, với người lãnh đạo không tham nhũng, hết mình vì tập thể, biết tôn trọng nhân viên, họ sẽ cố gắng làm việc và cống hiến cho nhà trường. Theo nhận định của tôi, việc xây dựng văn hoá nhà trường tại trường mầm non trong nhiều năm qua luôn được các thế hệ lãnh đạo nhà trường chú tâm vun trồng, sau nhiều năm đã cơ bản định hình thành nền nếp. Diện mạo nhà trường thay đổi theo thời gian, chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được cải 7/28 2.2. Khó khăn: -Về cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu nhiều thảm cỏ nhân tạo để giảm bớt bê tông hóa, tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực và an toàn. Đây là một trong những khó khăn của nhà trường về đảm bảo vệ sinh môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện với 50% diện tích sân vườn là sân cỏ, có khu vui chơi thể chất được sử dụng hiệu quả. - Về chất lượng đội ngũ tỷ lệ trên chuẩn còn thấp, tuy một số giáo viên đang theo học đại học nhưng vẫn chưa phát huy hết khả năng tự học của mình. Đây là một trong những nội dung xây dựng chiến lược, thể hiện tầm nhìn của nhà trường. - Kết quả trên trẻ theo 4 lĩnh vực đã đạt yêu cầu >95% nhưng chưa cao. Đặc biệt là lĩnh vực phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội và thẩm mỹ. Đây là một bài toán đối với Nhà trường trong việc tìm ra biện pháp để tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, hiển nhiên tỷ lệ trẻ đạt chưa cao ở lĩnh vực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến VHNT. * Bên cạnh những yếu tố tích cực, nhà trường vẫn còn những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh (phi văn hoá), cụ thể là: - Một số giáo viên thiếu sự quan tâm, ít gần gũi trẻ, không thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ; thiếu sự động viên khuyến khích, chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ trong học tập, còn áp đặt kiến thức cho trẻ một cách chủ quan; có giáo viên thường xuyên quát mắng trẻ vì các bé không có sự tiến bộ, hay khóc, ăn chậmkhiến cho trẻ mặc cảm, lo sợ; có giáo viên sử dụng hình thức trách phạt thiếu tính sư phạm như ép trẻ ăn, đứng úp mặt vào tường. - Một số giáo viên khi giao tiếp với phụ huynh thiếu sự cởi mở, hòa nhã, lịch thiệp, đúng mực. Đôi khi còn lẳng lặng, không trao đổi, không chia sẻ, không tuyên truyền thậm trí là không nhắc nhở những lời nói, hành vi chưa chuẩn mực của phụ huynh với giáo viên, với trẻ. - Trong nội bộ giáo viên đôi lúc vẫn còn hiện tượng thiếu sự hợp tác, thiếu sự chia sẻ học hỏi lẫn nhau; một bộ phận giáo viên thiếu chủ động trong công việc; còn hiện tượng việc ai nấy làm, thiếu sự hỗ trợ cho nhau; một số giáo viên chưa tích cực tham gia các hoạt động văn hoá xã hội; đôi khi mâu thuẫn xung đột nội bộ chưa được giải quyết kịp thời. - Sự kiểm soát của BGH quá chặt chẽ đánh mất quyền tự do và tự chủ của cá nhân; Thiếu sự động viên khuyến khích; Thiếu sự cởi mở, thiếu sự tin cậy. Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém là: - Tâm lý trẻ lứa tuổi mầm non trong giai đoạn hiện nay có sự biến chuyển phức tạp, ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau, việc giáo dục gia đình đôi lúc không được các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức. Nhiều gia đình có tâm lý “khoán trắng” việc CSGD trẻ cho Nhà trường. Trẻ còn nhỏ, chưa thể hiện hoặc bày tỏ được mong muốn, cảm nghĩ của mình - Nhà trường đôi lúc chưa chú trọng công tác bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là bồi dưỡng những kiến thức về tâm lý sư phạm, kỹ năng xử lý các tình 9/28
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_v.doc