Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC XANH - AN TOÀN - HẠNH PHÚC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Lĩnh vực/ Môn : Giáo dục mẫu giáo Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Trịnh Thị Nụ Đơn vị công tác : Trường Mầm non Tả Thanh Oai B Chức vụ : Giáo viên NĂM HỌC: 2022 - 2023 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Tiến sĩ Maria Montessori đã từng nói “Giáo dục là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi trẻ nhỏ và không đạt được nhờ lắng nghe mà nhờ trải nghiệm trong môi trường”. Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều mong muốn được sống và học tập trong một môi trường xanh, an toàn và hạnh phúc. Bởi, lớp học xanh, an toàn và hạnh phúc tạo ra một môi trường học tập và vui chơi thân thiện, thú vị, hấp dẫn, giúp cô trò thêm yêu trường, mến lớp, là nơi giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách của trẻ. Môi trường giáo dục trong trường mầm non có vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố góp phần giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục cuối mỗi độ tuổi. Vì vậy, việc thiết kế môi trường được gọi là “Giáo viên thứ ba" của trẻ (sau cha mẹ và giáo viên), là một phương tiện để kích thích và tạo cảm hứng tương tác, học tập và xây dựng sự hiểu biết của trẻ. Đó là cái nôi nuôi dưỡng kế tiếp các thế hệ con người mới cho tương lai, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ càng thích hợp bao nhiêu thì càng tạo ra những nền tảng cho tiến bộ sau này của trẻ bấy nhiêu. Trong đó môi trường giáo dục là một trong những điều hết sức cần thiết. Môi trường là một bảo tàng thiên nhiên đầy sự đa dạng và phong phú giúp trẻ phát triển các mối quan hệ giữa con người với nhau, các kinh nghiệm, ý tưởng và nhiều cách thể hiện các ý tưởng của mình, là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, nơi đó trẻ được đối xử công bằng, được quan tâm, chăm sóc, được bảo vệ và tham gia vào quá trình học tập, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này. Lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng, là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục đầy tính mời gọi tạo được tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường, là nơi cô và trò đều có cảm giác muốn đến để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là một ngày hạnh phúc” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động, là nơi không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê, được thoả sức thể hiện nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua các trò chơi và những trải nghiệm gắn với thực tiễn cuộc sống gần gũi của trẻ, đó là môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động giáo dục của cô giáo, của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục một cách linh hoạt, hiệu quả. Thực tế cho thấy, việc “Xây dựng trường, lớp mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc” đã được triển khai đầy đủ, kịp thời và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của giáo dục mầm non trong những năm gần đây. Là một giáo viên có Thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự quan tâm của nhà trường, của xã hội trong việc xây dựng môi trường lớp học, góp phần thực hiện tốt chủ đề năm học xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc cho trẻ, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học cũng như trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp mẫu giáo lớn A4, trường Mầm non Tả Thanh Oai B. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổng hợp tài liệu có liên quan đến thực tiễn xây dựng lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc cho trẻ mầm non. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp quan sát - điều tra: Quan sát các biểu hiện hành vi, cảm xúc, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm và điều tra về mức độ trẻ đạt được các mặt cảm xúc, hành vi, ngôn ngữ, nhận thức của trẻ khi đến trường, lớp. + Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với các đồng nghiệp về việc áp dụng các tiêu chí xây dựngmôi trường giáo dục xanh, an toàn, hạnh phúc cho trẻ. + Phương pháp thực hành: Thiết kế, sắp đặt, tạo môi trường trong và ngoài lớp học và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tiêu chí lớp mầm non xanh, an toàn, hạnh phúc. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu và áp dụng: Lớp mẫu giáo lớn A4 (5-6 tuổi) tại trường mầm non Tả Thanh Oai B. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023. - Phạm vi ứng dụng: Với đề tài này có thể áp dụng ở các trường mầm non trên toàn Thành phố Hà Nội. nơi trẻ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm; Nơi ấy không có bạo lực, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo. Hiểu một cách đơn giản đấy là nơi mà cả trẻ, phụ huynh và các cô giáo đều “muốn đến, muốn ở mỗi ngày”. Lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc là một trong những vấn đề không thể thiếu trong môi trường giáo dục của nhà trường. Bác Hồ đã dạy: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoun". Chính vì vậy, để giáo dục trẻ được tốt chúng ta cần quan tâm đến việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Môi trường đó phải tạo được cảm giác thoải mái cả về thể chất và tinh thần cho cô và trẻ, để cho trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày ấm áp, mỗi ngày đến trường của các cô giáo là một niềm yêu thương. Trong bối cảnh mà những vấn đề về bạo hành trẻ lứa tuổi mầm non xảy ra ở một số ít cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã tạo tâm lý hoang mang, trăn trở cho không ít các bậc phụ huynh với suy nghĩ “Liệu trẻ có thực sự được yêu thương, được giáo dục một cách chuẩn mực khi đến trường? Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ, hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp? Làm sao để trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường giáo dục đủ tốt giúp trẻ phát triển toàn diện?”. Như vậy, việc xây dựng môi trường lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trẻ ở lớp cũng như góp phần thực hiện tốt mục tiêu định hướng đổi mới giáo dục mầm non của nhà trường nhằm xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ “Lớp học hạnh phúc”. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm chung: Nhà trường có 3 cơ sở với tổng diện tích xây dựng là 8445.7 m2. Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ lớp học rộng rãi, sân chơi thoáng mát, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào tháng 12 năm 2021. Năm học 2022-2023, nhà trường có 20 lớp với tổng số 642 học sinh, trong đó có 6 lớp mẫu giáo lớn, 6 lớp mẫu giáo nhỡ, 5 lớp mẫu giáo bé và 3 lớp nhà trẻ. Tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A4 với 33 trẻ, trong đó có 21 nam và 12 nữ. Lớp có 02 giáo viên với trình độ chuyên môn trên chuẩn. 33% phụ huynh làm nông nghiệp, 23,2% phụ huynh làm công nhân viên chức, 43.8% phụ huynh làm nghề tự do. Từ thực tế trên, khi đi vào thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: b. Khó khăn: Đa số phụ huynh chưa ý đến việc tạo môi trường xanh, hạnh phúc thoải mái cho trẻ khi ở nhà cũng như khi đến lớp mà chỉ chú trọng nhiều đến việc ở lớp con được học chữ cái, nhận biết các chữ số chưa. Vì vậy, sự phối hợp giữa phụ huynh học sinh với giáo viên và nhà trường chưa được thường xuyên, đạt hiệu quả chưa cao. Một số trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm trên lớp, chưa có kỹ năng hoạt động với môi trường giáo dục, đặc biệt với việc ứng dụng các yếu tố STEAM tại các góc chơi như khoa học, công nghệ, kỹ thuật. 2. Thực trạng: Để đưa ra các biện pháp xây dựng lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp với phụ huynh xây dựng phiếu khảo sát về nhận thức, kỹ năng, cảm xúc tích cực của trẻ theo tiêu chí xây dựng lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc cho trẻ khi đến lớp. Tôi tiến hành như sau: Khảo sát trẻ đầu năm theo các tiêu chí lớp xanh, an toàn, học hạnh phúc và tổng hợp kết quả khảo sát trẻ. Xây dựng nội dung phiếu khảo sát phụ huynh về nhận thức của phụ huynh về đối với việc xây dựng lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc ở trường mầm non khi trẻ đến lớp. (Phụ lục I) Thông qua ý kiến ban giám hiệu. Xây dựng nội dung khảo sát gửi đến phụ huynh lớp. Tổng hợp kết quả khảo sát phụ huynh. Sau khi tiến hành khảo sát, tôi tổng hợp và thu được kết quả như sau: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trẻ đầu năm học: Tháng 9/2022 * Khảo sát sự tôn trọng cảm xúc, sự tự tin của trẻ ở lớp Đầu năm (Tháng 9) Tôn trọng cả m xúc, sự tự tin Tổng TT Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ c ủa trẻ ở l ớp số trẻ Đạt (%) đạt (%) 1 Sự tôn trọng của cô với trẻ 28 85% 5 15% 2 Sự tôn trọng của trẻ với trẻ 13 39% 20 61% Sự tôn trọng của phụ huynh 3 28 85% 5 15% với cô giáo Cảm xúc tích cực, an toàn của 4 33 27 82% 6 18% trẻ khi đến lớp Tự tin thể hiện b ản thân của 5 trẻ khi đến lớp 12 36% 21 64% dung chơi STEAM Chưa thường xuyên 6 60% trong góc Học liệu thiên Đa dạng, phong phú 3 30% 5 nhiên, vật liệu tái chế có độ bền cao Chưa đa dạng, phong phú 7 70% Từ kết quả khảo sát tình hình thực tế ở lớp theo các tiêu chí xây dựng môi trường lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc tôi nhận thấy: + Đồ dùng, đồ chơi hiện đại như máy tính bảng, ipad, đồ dùng công nghệ, kỹ thuật bằng vật thật còn hạn chế, đồ dùng tự tạo độ bền chưa cao. + Học liệu từ thiên nhiên, học liệu tái chế có độ bền cao còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ hoạt động tại các góc chơi, đặc biệt các học liệu tái chế ứng dụng tại các góc STEAM còn ít, chưa gợi mở ý tưởng chơi của trẻ. Ngoài ra, tôi tiến hành khảo sát về nhận thức, sự cảm nhận của phụ huynh về xây dựng “Lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc” để có thể làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh khi thực hiện với các tiêu chí sau: Bảng kết quả khảo sát ý kiến phụ huynh về xây dựng môi trường lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc” cho trẻ đầu năm học: Tháng 9/2022 Tiêu chí khảo sát phụ huynh nhận Đầu năm (Tháng 9) Tổng STT biết về “Lớp học xanh, an toàn Tỷ lệ Tỷ lệ số trẻ Đạt CĐ hạnh phúc” % % 1 Xanh, an toàn, lành mạnh 20 61% 13 39% 2 Yêu thương 18 55% 15 45% 3 Tôn trọng, thấu hiểu 33 27 82% 6 18% 4 Công bằng, thân thiện 19 58% 14 42% Qua bảng quả khảo sát nhận thấy: 39% phụ huynh chưa nhận biết được tiêu chí xây dựng môi trường lớp học phúc là một môi trường giáo dục xanh, an toàn và lành mạnh; 45% phụ huynh chưa thấy được sự quan trọng của tiêu chí yêu thương cũng như công bằng và thân thiện khi xây dựng một lớp học hạnh phúc. Từ thực trạng kết quả khảo sát về cảm xúc tích cực khi trẻ đến lớp, kỹ năng hoạt động của trẻ, các tiêu chí từ trẻ, lớp học và phụ huynh để xây dựng lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc đều có tỷ lệ thấp. Điều này giúp tôi hiểu rằng việc xây dựng một môi trường lớp học đáp ứng các tiêu chí trên đòi hỏi người giáo vi ên phải thay đổi ngay từ suy nghĩ, việc làm cụ thể và cần phải làm tốt công tác tuyên truyền để giúp cha, mẹ trẻ thay đổi nhận thức về sự cần thiết khi xây dựng lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc cho con, dành sự tôn trọng, chủ động, tích cực cho trẻ trong mọi hoạt động ở lớp, ở nhà, có như vậy việc xây dựng môi trường
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_l.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc cho trẻ.pdf