Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 tại trường mầm non Hoa Pơ Lang

doc 22 trang skquanly 10/03/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 tại trường mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 tại trường mầm non Hoa Pơ Lang

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 tại trường mầm non Hoa Pơ Lang
 Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 
 Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 MỤC LỤC
 TT NỘI DUNG TRANG
 01 Phần thứ nhất: Mở đầu 2
 02 I. Đặt vấn đề 2
 03 II. Mục đích 2
 05 Phần thứ 2: Giải quyết vấn đề 2
 06 I. Cơ sở lý luận của vấn đề 3
 07 II. Thực trạng của vấn đề 3
 08 III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết các vấn đề 4
 09 IV. Tính mới của giải pháp 18
 10 V. Hiệu quả của sáng kiến 18
 11 III. Phần kết luận, kiến nghị 19
 12 1. Kết luận 19
 13 2. Kiến nghị 20
Người thực hiện: Dương Thị Thảo 1 Trường mầm non Hoa Pơ Lang Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 
 Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
số giáo viên chưa chú ý đến cách sắp xếp, bố trí môi trường trong và ngoài lớp 
chưa hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, chưa biết cách tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải 
nghiệm xuyên suốt và bền lâu ở năm học. Chưa tạo được môi trường tâm lí cho 
trẻ hoạt động tích cực, cũng như khi bản thân tôi xây dựng môi trường trong và 
ngoài lớp học cũng gặp không ít khó nhăn như: Sắp xếp các góc chưa hợp lí, các 
đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế về các nguyên vật liệu mở, các loại đồ chơi tự làm 
không được bền lâu, gò bó, áp đặt cho trẻ, hay trẻ tham gia vào các hoạt động ít 
hứng thú, chưa chú trọng đến hứng thú của trẻ. Điều đó làm tôi suy nghĩ làm sao 
tạo cho trẻ một môi trường tốt nhất phù hợp với điều kiện thực tế tại lớp để tạo 
sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ để trẻ mầm non hoạt động tích cực hơn.
 1.3 Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ 
làm trung tâm tại lớp chồi 1, trường mầm non Hoa Pơ Lang.
 1.4 Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 4-5 tuổi, lớp chồi 1, trường mầm non Hoa Pơ Lang. 
Thời gian từ học kì I năm học 2017-2018 đến học kì I năm học 2018 – 2019.
 Cho nên việc xây dựng môi trường cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều 
kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, trẻ được tự do khám phá theo ý thích, 
theo khả năng của mình. Giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, thú vị trong cuộc 
sống. Từ đó hình thành ở trẻ các mặt phát triển, chính vì vậy tôi đã chọn đề tài 
“Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 tại 
trường mầm non Hoa Pơ Lang” 
 II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu
 Mục tiêu của đề tài là xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để trẻ 
được học trong một môi trường lôi cuốn, hấp dấn để lúc nào trẻ cũng muốn 
được vui chơi, được trải nghiệm. Qua đó phát huy tính tích cực của trẻ trong các 
hoạt động từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin hơn tạo điều kiện cho cá nhân hoạt động 
mạnh hơn. Nhằm phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.
 Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề
 Trong những năm gần đây bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều hướng dẫn 
trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non như “Xây dựng môi trường giáo 
dục lấy trẻ làm trung tâm’ hay xây dựng môi trường tằng cường tiếng việt cho 
trẻ dân tộc thiểu số. Và tiếp tục thực hiện ‘ Trường học thân thiện, học sinh tích 
cực” từ tỉnh xuống huyện xuống tại các trường mầm non đang được thực hiện 
Người thực hiện: Dương Thị Thảo 3 Trường mầm non Hoa Pơ Lang Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 
 Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 - Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trường 
vật chất và môi trường xã hội.
 + Môi trường vật chất: Là toàn bộ phương tiện vật chất ở trong lớp và 
ngoài trời liên quan tới diện tích, ánh sáng, tiếng ồn, cách bố trí sắp 
xếpkhông gian, thời gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt 
hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thoả 
mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện các mặt thể chất, trí tuệ, thẩm 
mĩ, đạo đức, xã hội.
 + Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như 
chính trị, văn hoá, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách 
của mình.
 Về phân loại môi trường có thể khác nhau, tuy nhiên điều quan trọng nhất 
đối với môi trường giáo dục trong trường mầm non theo tôi là cần phải cung ứng 
những điều kiện để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một các tích cực, chăm 
sóc trẻ tốt thông qua đó nhân cách của trẻ phát triển tốt và thuận lợi.
 Việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động tích cực phải căn cứ vào 
chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 28/2016/TT-BGD&ĐT 
ngày30/12/2016 là thông tư sửa đổi của thông tư 17/2009/TT-BGD&ĐT ngày 
25/7/2009.
 Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo thông tư 36/2011/TT- 
BGD&ĐT.
 Căn cứ vào việc xây dựng kế hoạch năm học 2018- 2019 của trường mầm 
non Hoa Pơ Lang.
 Môi trường phong phú sẽ kích thích tính tích cực của trẻ từ việc lựa chọn 
góc chơi, đồ chơi, đưa ra các tình huống, cách giải quyết các tình huống và vấn 
đề của mỗi trẻ đều có cách riêng của mình.
 II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 Từ trước đến nay việc quan tâm hàng đầu của trường mầm non Hoa Pơ 
Lang là giáo dục và chăm sóc trẻ một cách toàn diện, về những năm trước việc 
xây dựng môi trường trong lớp và ngoài lớp còn hạn chế, chưa phù hợp với đặc 
điểm của trẻ mầm non làm cho trẻ ít hứng thú, tích cực trong việc học tập và 
tham gia trải nghiệm.
Người thực hiện: Dương Thị Thảo 5 Trường mầm non Hoa Pơ Lang Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 
 Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 Bảng biểu kết quả khảo sát học kì I năm học 2017- 2018
 Khảo sát học kì I năm học 2017- 2018
 TT Nội dung đánh giá Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ 
 Đạt
 % đạt %
 01 Trẻ hoạt động tích cực vào môi 
 15/36 41,7 21/36 58,3
 trường đã tạo ra
 02 Kỹ năng mà trẻ có trong qua 
 15/36 41,7 21/36 58,3
 trình hoạt động
 03 Kỹ năng sử dụng các nguyên 
 20/36 55,6 16/36 44,4
 vật liệu để tạo ra sản phẩm
 * Nguyên nhân khách quan: Mỗi trẻ có một hoàn cảnh, một gia đình khác 
nhau dù một độ tuổi nhưng nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng khác 
nhau. Có trẻ thì mạnh dạn, hoà đồng có trẻ thì nhút nhát nên việc tham gia trải 
nghiệm vào các hoạt động cũng chưa cao. Diện tích phòng học hạn hẹp.
 Việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm chưa có nhiều sự giúp đỡ 
từ phía phụ hunh đa số giáo viên tự tận dụng thời gian để xây dựng môi trường.
 * Nguyên nhân chủ quan: Việc xây dựng môi trường cho trẻ trải nghiệm 
chưa được linh hoạt, chưa xuyên suốt chỉ được một thời gian ngắn.
 Và trước những khó khăn này trong năm học 2018- 2019 trường mầm non 
Hoa Pơ Lang nói chung và lớp chồi nói riêng đã có nhiều thay đổi trong việc 
xây dựng môi trường giúp trẻ hoạt động tích cực hơn. Việc tạo môi trường cho 
trẻ hoạt động là một khâu vô cùng quan trọng, đó là những hình ảnh đầu tiên mà 
trẻ nhìn thấy. Môi trường có sinh động, hấp dẫn có lôi cuốn trẻ thì trẻ mới hứng 
thú, tích cực tham gia vào các hoạt động.
 Nên tôi đã nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy 
 trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 trường mầm non Hoa Pơ Lang” và đã áp dụng 
 những giải pháp như sau: 
 III.Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
 Trong qua trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã thực hiện những giải pháp 
như sau:
 Giải pháp 1: Lập kế hoạch xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. 
 - Biện pháp 1: Thu thập, tìm kiếm các nguyên vật liệu để xây dựng môi 
trường.
Người thực hiện: Dương Thị Thảo 7 Trường mầm non Hoa Pơ Lang Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 
 Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, có thể tích hợp chữ viết vào 
các bức tranh. Đặc biệt là khuyến khích sản phẩm trẻ tự làm.
 Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt với trẻ, không cao quá, không thấp quá.
 Trang trí các mảng phải phù hợp và đảm bảo an toàn cho trẻ. Phù hợp với 
sự phát triển của trẻ và lôi cuốn trẻ.
 - Biện pháp 2: Sắp xếp góc chơi cho phù hợp.
 Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho 
trẻ hoạt động cá nhân, hoặc theo nhóm nhỏ nhiều hơn, hình thức hoạt động 
phong phú đa dạng hơn. Giúp trẻ tìm hiểu, khám phá cái mới, hoạt động với đồ 
vật để rèn kỹ năng.
 + Khu vực góc đóng vai.
 Là nơi trẻ tổ chức các trò chơi đóng vai, trẻ rất thích chơi ở các góc gia 
đình và tìm thấy ở đây sự liên kết giưa gia đình và lớp học. trẻ được tự do suy 
nghĩ liên tưởng và đóng các vai: Bác sĩ, giáo viên, cha mẹ.trẻ khám phá tìm 
hiểu các vai mà trẻ đóng. Khu vực đóng vai thể hiên nền văn hóa cộng đồng và 
gia đình.
 Góc đóng vai cần không gian rộng và cố định nên bố trí trong lớp học 
hoặc ngoài sân.Có thể đặt một ngôi nhà, cửa hàng, bệnh việntrẻ thường mở 
rộng phạm vi chơi ở các khu vực khác trong lớp khi chúng đi mua hàng, đi làm 
hoặc đi thăm bạn
 Khu vực này cần mở rộng khi trẻ hứng thú hơn, đồ chơi phải được sắp 
sếp lại cho phù hợp với những chủ đề, để tạo cho trẻ nhiều cơ hội khám phá hơn.
 + Góc tạo hình 
 Tạo hình là một hoạt động nghệ thuật được trẻ ưa thích, tạo cho trẻ thử 
nghiệm, sáng tạo, khám phá mới, thích thú, tiếp nhận cảm xúc.
 Thực tế trên khu vực này gồm các góc nhỏ, cung cấp cho trẻ những 
nguyên vật liệu và cơ hội hoạt động khác nhau, chẳng hạn như vẽ bằng ngón tay, 
bút màu, bút dạ, tô màu , nặn, cắt dán ..
 Hằng ngày cần lưa chọn phương tiện thể hiện tùy theo ý muốn trong hoạt 
động tạo hình, tiến trình hoạt động quan trọng hơn kết quả, giáo viên không nên 
hướng trẻ làm theo ý mình hoặc làm hỗ trợ, các vật liệu được để lên bàn để chỗ 
trẻ dễ lấy, những chiếc kéo trong hộp hoặc cốc đựng to.
Người thực hiện: Dương Thị Thảo 9 Trường mầm non Hoa Pơ Lang Một số biện pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm tại lớp chồi 1 
 Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
 Khu chơi với cát, nước đặt ở gần nơi nguồn nước có đồ dùng cho trẻ 
chơi. Khi trẻ hứng thú giáo viên giáo viên có thể bổ xung trò chơi với bong bóng 
xà phòng , thí nghiệm với nước.
 Ở góc này trẻ học đước rất nhiều điều về kĩ năng nhân thức: Trẻ biết hạt 
giống được nảy mầm như thế nào, phân loại cây theo hình dáng và màu sắc. 
nhận biết cây xanh cần nước và không khí cung như chất dinh dưỡng ở đất, nhận 
biết côn trùng kiếm ăn như thế nào?....
 Những nguyên vật liệu cũng rất quan trọng trong góc này, nó giúp trẻ tạo 
nên tiến trình lĩnh hội tri thức.
 + Góc xây dựng 
 Nội dung chơi xây dựng, sản phẩm của trò chơi lắp ghép thường gắn với 
chủ đề chơi của trò chơi đóng vai và gắn với chủ đề giáo dục đang triển khai.
 Trẻ có thể dùng sáng tạo, đa dạng các nguyên vật liệu khác nhau.
 Cần có không gian rộng, phù hợp để triển khi trò chơi xây dựng, cho trẻ 
sử dụng đồ chơi trong lớp các sản phẩm từ các nhóm chơi khác vào trò chơi xây 
dựng.
 Cách bố trí xây dựng: Các hình dạng khối tạo cơ hội cho trẻ xếp hình, 
xây dựng theo óc sáng tạo và theo ý thích cuả mình. Xếp khối có thể thực hiện 
trong lớp, ngoài sân và không gian phụ
 Trẻ thoả mãn theo trí trưởng tượng của mình, xây theo ý thích theo từng 
chủ đề, có các mối quan hệ trong khi chơi được.
 Hình 1: Đồ dùng sơ sài ( trước) 
 Hình 2: Đa dạng đồ dùng( sau)
 Các hình khối cần thiết cho mọi lứa tuổi. Có các khối to, nhỏ các khối 
sơn màu, các khối bằng vỏ hộp các loại. Những khối lớn có thể xây được những 
ngôi nhà, ô tô, cầu và có những chỗ chơi riêng cho trẻ theo ý thích. Cần có các 
Người thực hiện: Dương Thị Thảo 11 Trường mầm non Hoa Pơ Lang

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_l.doc