Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Họa Mi

doc 21 trang skquanly 16/04/2024 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Họa Mi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trường Mầm non Họa Mi
 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 I. Phần mở đầu:
 1. Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục trong trường mầm non là hết sức 
cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ, thông qua đó nhân 
cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện, chính vì vậy khi xây dựng 
môi trường học tập cần phải hướng vào trẻ để trẻ được chủ động, tích cực tham 
gia vào các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “Học 
mà chơi, chơi mà học”
 Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để 
giáo dục trẻ 0-11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp 
dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản 
biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích 
hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ.
 Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội ngũ 
giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ năm học 
2017 – 2018 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chất 
lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt động cho 
trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
 Muốn làm được diều đó cần phải xây dựng một môi trường học tập giúp trẻ 
thích thú khi được tham gia các hoạt động bên trong và bên ngoài lớp học một 
cách tích cực. Tuy nhiên, khi xây dựng môi trường bản thân cũng vấp phải những 
hạn chế nhất định như: lúng túng trong việc bố trí trang thiết bị chưa phong phú, 
trẻ ít được tham gia vào các góc chơi, thiết kế các góc chưa linh hoạt, khai thác 
chưa hiệu quả, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động còn mang tính gò bó trẻ, chưa 
biết áp dụng hình thức gợi mở lấy trẻ làm trung tâm...
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng 
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường 
Mầm non Họa Mi”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Mục tiêu của việc nghiên cứu là giúp cho trẻ được học tập trong một môi 
trường thuận lợi sạch sẽ an toàn thân thiện đầy tình yêu thương mà ở đó trẻ được 
tôn trọng và tự do thể hiện được giá trị của bản thân. Đưa ra một sô giải pháp giúp 
trẻ tiếp xúc với môi trường lớp học an toàn thân thiện mà ở đó trẻ là trung tâm 
giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân1 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
hứng thú và đang thực hiện. Song song với việc lập kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm 
trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 
được trải nghiệm. Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những 
điều kiện tự nhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, 
giáo dục trẻ ở trường mầm non. Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp 
phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Có nhiều cách phân 
loại môi trường giáo dục: Có quan điểm cho rằng, môi trường giáo dục mầm non 
bao gồm môi trường tự nhiên (như các điều kiện không khí, ánh sáng, nguồn 
nước, cây xanh, địa điểm trường) và môi trường xã hội (bao gồm: bầu không khí 
giao tiếp trong trường mầm non, phong cách làm việc, mối quan hệ giữa con 
người với con người, giữa trường mầm non với các tổ chức kinh tế, xã hội, văn 
hóa khác). Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi 
trương vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non 
bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức 
các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những 
cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể 
chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ 
những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình 
thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là 
môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, 
giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa 
mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường 
có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non. Theo tôi, môi 
trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ 
hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt qua đó, nhân cách trẻ sẽ được 
phát triển tốt và thuận lợi.
 Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là 
phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. 
Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút 
được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để 
thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong 
từng thời kì.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Năm học 2017-2018 tôi được giao phụ trách lớp lá 1 với tổng số 44 cháu, 19 
nữ 25 nam. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng đa số các cháu còn rụt rè 
rất nhiều, không dám thể hiện bộc lộ ý kiến cá nhân vì sợ sai. Môi trường hoạt 
 Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân3 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực 
sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác 
tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, 
thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi 
trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời 
phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của 
trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ 
hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với 
trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ 
được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, 
nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng 
hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và 
bạn bè hơn.
 Hiện tại, từ những thực trạng trên tôi sẽ tiếp tục khai thác vận dụng các điều 
kiện thuận lợi khó khăn để từ đó phát triển thêm một số biện pháp, giải pháp khác 
nhau nhằm khắc phục những hạn chế mà đề tài đã đưa ra.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Từ những nguyên nhân yếu tố thực trạng trên nên tôi chọn những biện pháp 
giải pháp nhằm mục đích giúp trẻ có được môi trường thuận lợi nơi đó mình là 
trung tâm của sự quan tâm ưu tiên giúp trẻ phát triển toàn diện về 4 mặt. Để trẻ 
bước đầu bước vào lớp 1 thuận lợi.
 Khi thực hiện đề tài này thành công sẽ giúp cho trẻ hứng thú phát huy tính 
tích cực vào các hoạt động sinh hoạt và học tập. Giáo viên thì ngày càng nâng cao 
trình độ chuyên môn từ đó làm cho nhận thức của phụ huynh thay đổi về việc cho 
trẻ đến trường không chỉ được học học ăn ngủ mà còn được tham gia các hoạt 
động khác một cách đầy hứng thú và được tôn trọng.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, 
khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Muốn làm tốt điều đó 
bản thân tôi đã đưa ra những biện pháp như sau:
 ➢ Biện pháp 1: Tạo môi trường
 ✓ Môi trường trong lớp
 Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân5 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 - Mỗi tuần phải trang trí 1 nhánh với hình ảnh phù hợp với đặc điểm của 
từng chủ đề nhánh khác nhau (có thể là sản phẩm của trẻ). Khi trang trí ba chủ đề 
nhánh xong qua chủ đề khác thì bóc dần từng nhánh một và dán chủ đề mới vào.
 - Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, có thể dán tên gọi ở mỗi bức 
tranh để tích hợp chữ viết vào, khuyến khích sản phẩm của trẻ tự làm.
 - Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt của trẻ, không quá cao, không quá thấp.
 + Xây dựng các góc hoạt động trong lớp: Trong lớp học không thể thiếu các 
góc chơi của trẻ nên cần đảm bảo đủ số lượng góc cho trẻ chơi. Tùy theo không 
gian, diện tích của lớp có thể bố trí góc chơi hợp lý. Các góc hoạt động chính 
được duy trì thường xuyên. Bố trí các góc linh hoạt để có thể di chuyển được. Cần 
đảm bảo an toàn cho trẻ, có đủ đồ chơi và phương tiện đặc chưng của từng góc.
 - Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho 
trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động 
phong phú, đa dạng hơn . Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với 
đồ vật và rèn luyện kỹ năng.
 - Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn 
ào, các góc cần có không gian hoạt động lớn xen kẻ với các góc cần diện tích 
nhỏ...
 Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây 
dựng tránh lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài trời
 - Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động 
của trẻ.
 - Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động.
 Ví dụ : Sử dụng giá dựng đồ chơi trong lớp quay lại tạo thành ranh giới cho 
góc chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan 
sát của giáo viên.
 - Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích 
hứng thú của trẻ.
 - Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề 
đang thực hiện
 Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Tết mùa xuân” góc sách có thể đặt “Thư viện 
ngày xuân” nhưng khi sang chủ đề “Thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “Thư 
viện của các loại hoa”...
 Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân7 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 Ví dụ: Tôi đã ghi ký hiệu lên tất cả đồ dùng như: Sách các loại, bút, sáp màu, 
đồ dùng cá nhân như khăn lau mặt, dép đi trong nhà, ly uống nước. Đến giờ học 
hoặc khi cần trẻ chỉ tự lấy và tự cất gọn gàng vào nơi quy định.
 - Mang tính mở và được bổ sung theo giai đoạn. Tùy vào từng chủ đề hay đề 
tài mà chọn nguyên vật liệu chơi phù hợp nhưng ta phải ưu tiên chọn những đồ 
chơi nguyên vật liệu mà trẻ có thể dùng được ở nhiều chủ đề khác nhau nhằm 
kích thích tính tư duy sáng tạo ở trẻ... 
 - Mang sắc thái vùng, miền: Nguyên vật liệu của địa phương (đưa ản phẩm 
của địa phương vào).
 - Tận dụng nguyên vật liệu dễ tìm phù hợp với địa phương để làm đồ chơi 
cho trẻ (ví dụ: các loại nông sản tại địa phương như bắp lúa để cháu có thể làm 
hột hạt để sắp thành các chữ cái, các hình học..., các loại lá cây để làm đồ chơi 
dân gian như các con vật, các loại mủ đội đầu, các loại đồ chơi cho trẻ chơi)... tạo 
môi trường giáo dục thân thiện, an toàn giúp trẻ được chăm sóc và phát triển tốt 
nhất.
 Góc địa phươngvới các nguyên liệu có sẵn tại địa phương
 + Trang trí trong các góc chơi
 - Trang trí phải linh hoạt, hấp dẫn trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên giúp trẻ hứng 
thú trong quá trình hoạt động học tập vui chơi.
 - Trang trí phải giúp đở và hổ trợ trẻ trong quá trình vui chơi học tập.
 Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân9 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 - Trong giờ chơi luôn giáo dục trẻ chơi ngoan, cất dọn đồ chơi gọn gàng 
ngăn nắp
 - Ngoài giờ hoạt động góc phải nên cho trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi để trẻ 
khám phá hết những điều mới lạ xung quanh trẻ.
 ✓ Môi trường ngoài lớp học
 - Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động 
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Nhiều trường mầm non đã 
tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. 
Hầu hết các nhà trường đều quan tâm, mong muốn đạt được đó là diện tích đất 
trong nhà trường, diện tích sân vườn và diện tích các khu vực bổ trợ cho hoạt 
động ngoài trời của trẻ. 
 - Môi trường ngoài lớp phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm 
bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí trong lành. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ 
chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối 
với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường. Ngoài ra, môi trường 
giáo dục cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý: được yêu thương, 
được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng.
 - Không gian ngoài lớp học luôn hấp dẫn trẻ ngay từ ngày đầu đến trường, vì 
vậy giáo viên đã trang trí các mảng tường dọc hành lang của lớp bằng các hình 
ảnh để giáo dục trẻ các hành vi văn minh, các chuẩn mực đạo đức. Mặc dù trẻ 
chưa biết đọc chữ nhưng chỉ cần nhìn vào các hình ảnh đó là trẻ phân biệt được 
hành vi đúng, hành vi sai, việc gì nên làm và việc gì không nên làm.
 -Những năm trước thì khoản không gian ngoài trời chưa được quan tâm chú 
trọng, chủ yếu được trang bị vài trò chơi liên hoàn theo Thông tư 02 của chính 
phủ, nhưng để mua sắm các trò chơi đó thường tốn khá nhiều kinh phí nên số 
lượng trò chơi còn hạn chế.
 - Đặc biệt năm nay trường tôi tiến hành làm mô hình thí điểm môi trường 
hoạt động ngoài trời cho trẻ vui chơi và học tập rất đa dạng, phong phú, kích thích 
sự phát triển của trẻ qua các trang thiết bị ngoài trời; kích thích các vận động khác 
nhau của trẻ. Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ 
khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu.Tôi cùng đồng 
nghiệp mình đã tạo nên cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Cụ thể từ những 
khoản sân bê tông khô khan với bàn tay của giáo viên đã tạo nên bức tranh sinh 
động phong phú với những trò chơi dân gian không gian trải nghiệm cuộc sống, 
 Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_g.doc