Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON Quảng Bình, tháng 09 năm 2018 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Ở lứa tuổi mầm non việc học tập của trẻ được thông qua hình thức “học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới. Quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt động trong đó có hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không chỉ là hoạt động giải trí, thư giãn mà còn giúp trẻ khám phá về thế giới xung quanh một cách tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả các trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc học của trẻ. Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền - chuyên gia về giáo dục Việt Nam đã nói rằng “cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ 0-11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề cho trẻ. Cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ.” Đối với trẻ mầm non thì môi trường hoạt động có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ hoạt động thường xuyên với môi trường giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, tâm lý cũng như đời sống tình cảm mà thông qua các trò chơi thì những phẩm chất ý chý của trẻ được hình thành như: tính mục đích, tính kỷ luật, tính dũng cảm. Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Cha mẹ và cô giáo cần hiểu rõ được đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ để có những phương pháp giáo dục phù hợp để định hướng và giúp trẻ phát triển đúng theo từng giai đoạn. Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thích khám phá những điều mới lạ và thích tò mò. Trong những giai đoạn này trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc, đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ, với cô giáo. Trẻ giao tiếp và thích bắt chước tập làm người lớn, trẻ thích được tự lập. Vì vậy việc xây dựng môi Đề tài này được lựa chọn nghiên cứu trong phạm vi lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong trường mầm non 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng trước khi nghiên cứu “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” Những năm gần đây, việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội. Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập mà phương pháp dạy học là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu học tập. Nghị quyết TW2 ban chấp hành TW khóa VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành GD&ĐT đó là: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Nhằm thực hiện có chất lượng, đạt hiệu quả nội dung này, phòng giáo dục đã chỉ đạo các trường mầm non đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ. Điều quan trọng là giáo viên phải nắm được nhu cầu, hứng thú, khả năng của từng trẻ để có cách giảng dạy phù hợp. Và cũng chính sự khác nhau đó, đòi hỏi nhiệm vụ của giáo viên mầm non là phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học. Vì vậy, các trường mầm non nên tạo môi trường cho trẻ học tập. Môi trường ở đây không chỉ dừng lại ở trong lớp học mà tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều - Hàng năm giáo viên trong trường thuyên chuyển nhiều. Số giáo viên mới về trường còn một số chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm”, còn lúng túng trong việc vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy, tách rời mang nặng cung cấp kiến thức cho trẻ, chưa phát huy tính tích cực, chủ động ở trẻ, giáo viên chưa biết tạo môi trường để trẻ được học tập, tham quan khám phá ở mọi lúc mọi nơi. - Sân chơi cho trẻ hoạt động ngoài trời còn chật hẹp. - Số lượng trẻ của lớp khá đông ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động của trẻ. - Năng khiếu của một số giáo viên còn hạn chế trong việc tạo môi trường hấp dẫn, kích thích sự tò mò khám phá của trẻ. - Một số trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động trong các hoạt động nên việc xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ không được linh hoạt.. 2.2. Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non: Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non. Bản thân tôi đã trăn trở về vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Với phương châm trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học, trẻ thích tiếp xúc với môi trường xung quanh, thích được khám phá, trải nghiệm qua đó trẻ tích lũy kiến thức kinh nghiệm cho mình. Từ đó, tôi đã dưa ra một số biện pháp có hiệu quả nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. 2.2.1. Xây dựng môi trường trong lớp học phong phú đa dạng gần gũi với trẻ. Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và góp phần hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Tổ chức môi trường giáo dục trong trường, lớp mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm - kỹ năng xã hội, che chắn ở các cửa sổ cũng như cửa chính để tránh tình trạng che khuất ánh sáng. Các trang thiết bị, điều kiện đảm bảo yêu cầu an toàn, vệ sinh: hệ thống điện, nước, thiết bị chống cháy nổ, hộp y tế...; đủ nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cô và trẻ hằng ngày cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra môi trường thân thiện đối với trẻ. Môi trường phản ánh màu sắc văn hóa dân tộc bởi những đồ dùng, trang phục, các phong tục tập quán... cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hóa địa phương và của các dân tộc khác nhau. Tạo môi trường có không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Đảm bảo kết hợp các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và cá nhân; các hoạt động trong lớp và ngoài trời. Tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ. Trong lớp học không thể thiếu những mảng tường được trang trí hấp dẫn, bắt mắt trẻ với những hình ảnh sinh động, phù hợp với tầm nhận thức của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ tôi đã phối hợp với giáo viên trong lớp trang trí ảnh, biểu bảng treo/dán ngang tầm mắt trẻ, màu sắc hài hòa không quá rực rỡ. Chúng tôi tận dụng những sản phẩm trẻ tự làm ra để trang trí xung quanh lớp học để kích thích hứng thú của trẻ cho các hoạt động khác. Là giáo viên dạy lớp 5 tuổi, tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen chữ số và chữ cái Tiếng Việt mọi lúc mọi nơi trang bị kiến thức cho trẻ vào lớp một nên tôi đã trang trí các mảng tường bằng chữ viết to theo đúng mẫu quy định, trang trí thêm cây chữ cái gây được hứng thú cho trẻ đến khám phá, học tập. Với cách trang trí tạo môi trường mở, dễ dàng thay đổi qua các chủ đề, tôi chọn cách trang trí môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh, không vẽ tranh cố định trên tường, không trang trí che chắn ánh sáng cửa sổ. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại. Vì vậy Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động cần được bố trí hợp lý đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó. Học liệu đó giúp: • Hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch học tập cho trẻ, kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ; • Có thể thay đổi tùy theo giáo viên dự định và tùy vào hứng thú, khả năng của trẻ; • Phong phú, đa dạng và được bổ sung khi cần; • Được bày biên một cách hấp dẫn; • Sắp đặt hợp lý và thuận tiện; • Mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng; • Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu; • Phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (mang màu sắc vùng miền, địa phương) của trẻ trong trường và của cộng đồng. • Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà tôi cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để phối hợp với giáo viên lớp cùng thực hiện cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác. Như vậy tạo môi trường lớp đẹp, thân thiện ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tưởng tượng sáng tạo từ đó trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động. 2.2.2. Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học an toàn, phù hợp. Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Ở trường mầm non của tôi đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Hầu hết các thành viên trong trường đều quan tâm, mong muốn đạt được đó là diện tích đất trong nhà trường, diện tích sân vườn và diện tích các khu vực bổ trợ cho Biết được những đặc điểm đó chúng tôi sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động ngoài trời như xích đu, cầu trượt, bập bênh rải đều khắp sân trường để trẻ các lớp đều được chơi mà không gây ùn tắc hay chen lấn nhau. Chúng tôi cũng lưu ý đến sắp xếp các đồ dùng đồ chơi theo khu vực lớp học của từng độ tuổi để đảm bảo tính an toàn cho các cháu như xích đu, bập bênh thì bố trí cho các cháu độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé còn đu quay, cầu trượt, thang leo, đu tay thì bố trí gần các lớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn. Với khu vận động, chúng tôi tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu để làm đa dạng, sinh động các đồ dùng đồ chơi như ống chui hình con sâu được làm từ lốp xe, xích đu bằng lốp xe, đường đi liên hoàn từ đường gồ ghề bằng lốp xe đến cầu khỉ bằng tre nứa kích thích trẻ khám phá, phát triển các vận động khác nhau của trẻ. Ở vườn cổ tích chúng tôi trồng cỏ, làm các con vật ngộ nghĩnh như voi, hươu, ngựa một cách khéo léo từ các ống nhựa và lốp xe phế thải giúp trẻ khám phá, trải nghiệm một cách thoải mái nhất. Trẻ hướng về cội nguồn bằng cách hóa thân thành chị Tấm, bác nông dân qua trang phục dân gian, các đồ vật bằng tre nứa, hột hạtở khu gian hàng của bé. Trẻ cũng được tìm hiểu về cuộc sống xung quanh qua cây đa, giếng nước, bụi chuối, đống rơm hay được trải nghiệm với các con vật như cho gà ăn, nghe tiếng chim hót. Một phần không thể thiếu là các không gian xanh trong trường mầm non. Hội thi “Môi trường xanh - sạch - đẹp- thân thiện” góp phần không nhỏ trong việc tạo cảnh quan ngôi trường ngày càng khang trang và hấp dẫn trẻ. Những vườn hoa, cây cảnh đầy màu sắc được các cô tạo hình lạ mắt luôn khiến trẻ muốn vào khám phá. Các chậu hoa được bố trí dọc các hành lang hay góc thiên nhiên các lớp là cơ hội để trẻ được trải nghiệm chăm sóc cỏ cây, hoa lá. Việc che phủ bóng mát khi trẻ hoạt động ngoài trời cũng được các cô quan tâm nên hệ thống cây xanh, cây bóng mát được trồng và bổ sung qua hàng năm như cây bàng, cây hoa sữa, cây sanh và
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_g.doc