Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

docx 20 trang skquanly 28/06/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non
 1
 PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước và 
để có một thế hệ trẻ có điều kiện phát triển toàn diện thì môi trường lớp học là 
yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc 
giáo dục toàn diện trẻ. Trong lớp học không thể thiếu được sự thoải mái, hạnh 
phúc của cô và trò – sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh. Do đó để lớp học có 
sự chú ý, thu hút trẻ. Tôi cần tạo nên một môi trường lớp học hạnh phúc.
 Để câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” không chỉ dừng 
lại ở khẩu hiệu, bản thân tôi đã đặt ra câu hỏi. Liệu trẻ có được thoải mái, vui 
vẻ hòa đồng cùng cô giáo và các bạn khi đến lớp. ‘‘Làm sao để có được môi 
trường học tập đủ tốt để học sinh phát triển toàn diện”
 Vâng, việc dạy dỗ các em không hề đơn giản như tôi từng ước mơ. Tất 
cả mọi thứ gọi là “niềm yêu nghề” chỉ là lời nói suông nếu chúng ta không hiểu, 
không từng ngày thật sự nổ lực và cố gắng. Nếu ai đó hỏi chúng tôi một câu: 
Nghề dạy học bây giờ thật sự áp lực không? 
 Tôi xin thẳng thắn nói rằng: Nghề giáo trong bối cảnh hiện nay đối với 
chúng tôi thật sự áp lực. Áp lực từ yêu cầu ngày càng đổi mới của toàn ngành, 
áp lực từ lòng mong mỏi của phụ huynh, trọng trách ‘‘trồng người” mà toàn xã 
hội giao phó.
 Đã có lúc bản thân tôi “bùng nổ” với ánh mắt vô cùng “giận dữ” khi các 
em chưa ngoan đùa nghịch, không giữ nề nếp lớp học, không chú ý nghe cô 
giáo hướng dẫn, ngồi trong chưa chú ý nên tôi đã kỷ luật trẻ.v.v. Sự cầu toàn 
của tôi đặt ra bắt buộc trẻ phải theo “khuôn mẫu” mà tôi không hề nghĩ rồi sẽ 
có một ngày trẻ bức phá, làm theo những gì mà mình muốn. 
 Và điều gì đến cũng đã đến, bởi bản thân mỗi đứa trẻ là một thế giới quan 
sinh động, trẻ có quyền sáng tạo và thực hành trải nghiệm, sẽ thật là phản giáo 
dục nếu cứ mãi bắt ép các em vào những thứ rập khuôn.
 Tôi lặng ngồi xuống và đặt câu hỏi: Liệu rằng những đứa trẻ của mình 
có hạnh phúc không khi cứ “lập trình” trẻ cứ như một con robot như thế? Một 
người mẹ thứ hai thật sự phải là một người mẹ thứ hai người thầy giáo khiến 
cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động học mà chơi chơi mà học chứ không 3
5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp quan sát, dùng lời nói, làm mẫu.
 Phương pháp thực hành.
 Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. 
 Phương pháp động viên, khuyến khích.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm năm 2023. Tại lớp mẫu giáo 4 tuổi B1 
rường mầm non Phú Cường. 5
tự tìm hiểu. Các môn học được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò 
chơi, trải nghiệm.
 Lớp học hạnh phúc khiến cô và trò đều cảm thấy phấn khởi khi đến 
trường.
 Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy 
trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi 
trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia 
vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm 
lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp. 
1.2. Cơ sở thực tiễn
 Như chúng ta đã biết lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và trẻ hình 
thành và duy trì các trạng thái, cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo 
nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được 
tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các 
tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
 Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc 
cảm. Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ, 
khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn.
 Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến 
trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, 
quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Xây dựng lớp học 
hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này.
 Hiện nay, để trường học được an toàn cần được các địa phương chú trọng 
thực hiện.An toàn là điều kiện cần, là tiêu chí đầu tiên cho hạnh phúc. Các chế 
độ chính sách cho nhà giáo để họ an tâm công tác cũng cần được các địa phương 
cam kết thực hiện. Trước khi đến trường, mỗi học sinh phải là đứa trẻ được 
quan tâm, được giáo dục trong gia đình. Sự phối hợp của gia đình và nhà trường 
là vô cùng quan trọng.
 Trong nhà trường, giáo viên chính là chủ thể tích cực đem lại bầu không 
khí thân thiện, yêu thương. Giáo viên cần được tôn trọng, được đặt niềm tin. 
Khi đó sẽ giáo viên có các phương pháp dạy học tích cực, biến bài học như 
một câu chuyện, một trò chơi, thiết lập được mối quan hệ tốt với học sinh, để 7
cô giáo và các bạn - Trẻ tham gia các hoạt động tích cực hứng thú, yêu thích 
đến trường, lớp Kết quả thu được rất là thấp chỉ đạt từ 37,9% - 44,8%. 
 (Minh chứng 1: Bảng khảo sát thực tế trên trẻ đầu năm học trước khi 
thực hiện đề tài).
 Nhìn vào kết quả mà tôi khảo sát được tôi nhận thấy kết quả chưa cao trẻ 
còn nhút nhát, thiếu tự tin và hạn chế chia sẻ, giao lưu với bạn chiếm tỷ lệ rất 
cao . Bản thân tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau để giúp trẻ tăng sự sự tự 
nhin, mạnh dạn cho trẻ.
3. Những biện pháp thực hiện
3.1. Đảm bảo An toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi
3.2. Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp các góc 
theo hướng mở giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt, sáng tạo, tạo 
hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động
3.3. Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và sự chia sẻ, và tôn 
trọng cảm xúc của trẻ
3.4. Giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ.
3.5. Phối kết hợp với phụ huynh để đạt hiệu quả dạy trẻ cao nhất.
4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp thực hiện từng phần)
4.1. Biện pháp 1: Đảm bảo An toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi
 Lớp học hạnh phúc là gì? Là môi trường giáo dục phải tuyệt đối an toàn, 
nói không với bạo lực, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ đều được sống 
trong tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Mỗi ngày đến trường cô và trò đều 
trong tâm thế vui tươi, thoải mái.
 Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm an 
toàn về “thể chất” và “tinh thần”. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng 
ta phát triển để khỏe mạnh. Các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi. 
 Các cô luôn chú ý bao quát trẻ khi trẻ ra khám phá hoạt động ngoài trời 
hay giao lưu tập thể các lớp trong khối cũng như giao lưu toàn trường luôn 
được đảm bảo. Có những hoạt động chúng tôi chia trẻ theo nhóm và có hoạt 9
tin tưởng thì mới có thể yên tâm và có yên tâm thì trẻ mới ngoan. Trẻ đến 
trường học với một niềm vui thì đấy gọi là một ngôi trường hạnh phúc bởi môi 
trường hạnh phúc khi đứa trẻ được hạnh phúc
 Kết luận: Với việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, an toàn 
cả về mặt thể chất và tinh thần như vậy. Tôi thấy trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn 
khi tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái 
như đang hoạt động trong ngôi nhà của mình. Từ đó góp phần cho sự phát triển 
toàn diện của trẻ về mọi mặt.
4.2. Biện Pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học 
phù hợp các góc theo hướng mở giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách 
linh hoạt, sáng tạo, tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động
 Đối với trẻ mầm non việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, 
màu sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng 
góc chơi, với nội dung chơi của trẻ, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, 
trí tò mò thích cái mới, cái lạ của trẻ.
 Từ đó tôi đã trang trí và xây dựng các góc chơi ở lớp mình một cách sáng 
tạo theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt. Khi trẻ hoạt động 
ở góc chơi mở, từ một góc chơi trẻ có thể thay đổi nội dung chơi, chủ đề chơi, 
hình ảnh, biểu tượng chơi một cách linh hoạt, sáng tạo, phát huy tài năng của 
mỗi trẻ. 
 Ví dụ: Xây dựng góc chủ đề là góc thể hiện nỗi bật nhất chủ đề trẻ đang 
học trước hết tôi có năng khiếu vẽ nên tôi xây dựng hình ảnh mang tính thẩm 
mĩ, thân thiện gần gũi đối với trẻ... Mảng chủ đề tôi sử dụng chất liệu có bề 
mặt trơn, nhẵn để có thể dễ dàng dán, bóc thay đổi hình ảnh phù hợp với từng 
chủ đề, tôi trang trí gợi ý 1 số chi tiết và để khoảng trống khuyến khích trẻ tham 
gia.
 Góc phân vai, tôi xây dựng và làm mô phỏng đồ dùng thật trong sinh 
hoạt hàng ngày và các loại rau củ quả với cách làm mở sinh động, gần gũi quen 
thuộc với trẻ, bên cạnh đó tôi còn trang trí bảng siêu thị của bé, phía ngoài là 
hình ảnh các gian hàng bán rau củ quả và các loại thực phẩm, thời trang.., biểu 
tượng, gợi ý của cô, hàng phía dưới là dành cho trẻ, trẻ chơi theo gợi ý của cô: 
chẳng hạn hôm nay chơi nấu ăn trẻ đến của hàng chọn thực phẩm, cô gắn biểu 11
yêu cầu của chủ đề trẻ lắp ghép các chi tiết tạo thành cây xanh và thành nhiều 
cây thành vườn cây, vườn hoa theo yêu cầu của cô
 Minh chứng 7: Hình ảnh trang trí góc xây dựng.
 Kết luận: Với việc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp 
học phù hợp các góc theo hướng mở giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách 
linh hoạt, sáng tạo sẽ thu hút được trẻ, kích thích tính tò mò, ham tìm tòi khám 
phá những điều mới lạ ở trẻ, với nhiều góc chơi và cùng nhiều đồ dùng đồ chơi 
hấp dẫn đẹp mắt sẽ giúp trẻ tham gia hăng say hơn trong các hoạt động. Điều 
này còn là động lực, kích thích lòng yêu nghề của giáo viên trong trường, không 
ngừng trau dồi và phát triển năng lực cá nhân, góp phần tích cực trong việc 
giáo dục cái đẹp, kỹ năng sống cho trẻ.
4.3. Biện pháp 3: Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và 
sự chia sẻ, và tôn trọng cảm xúc của trẻ
 Để có thể thực hiện tốt hoạt động “Xây dựng môi trường giáo dục lớp 
học hạnh phúc ” trước hết là giáo viên mầm non tôi không chỉ nghiên cứu nắm 
vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà tôi còn cần phải nắm chắc được các 
phương pháp và biện pháp thực hiện tạo ra môi trường hạnh phúc đúng nghĩa, 
mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tạo sân chơi cho trẻ vừa học vừa chơi và 
giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ 
hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ.Vì 
vậy để trẻ lớp tôi cùng cô xây dựng được một lớp học hạnh phúc nhằm phát 
huy tính tích cực của trẻ đến trường thì tôi đã, tham khảo các tài liệu về cách 
chăm sóc giáo dục trẻ để hiểu hơn về tâm lý, cảm xúc của trẻ. Ngoài ra tôi còn 
tham khao thêm trên google, youtube về các phương pháp xây dựng lớp học 
hạnh phúc để vận dụng vào lớp học của mình.
 Minh chứng 8: Hình ảnh các tài liệu tham khảo và tham khảo trên 
google, youtube về xây dựng lớp học hạnh phúc.
 Tôi luôn tạo có cơ hội thể thể hiện và được công nhận giá trị bản thân 
trẻ. Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó 
còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người 
về thái độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, 
với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu 13
đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân 
mình. Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng 
như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên 
một môi trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào 
các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành 
mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
 Kết luận: Với biện pháp này giúp giáo viên nắm bắt đưuọc cảm xúc, tâm 
sinh lý của trẻ một cách kịp thời và nhanh nhất, từ đó có các phương pháp, nội 
dung, hình thức tổ chức các hoạt động phù hợp cho trẻ. Ngoài ra còn giúp giáo 
viên kiểm soát, điều chỉnh được cảm xúc của mình trong công tác chăm sóc, 
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Từ đó hoàn thành tốt mục tiêu xây dựng lớp học 
hạnh phúc như mong muốn.
4.4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ
 Để trẻ sau này trở thành một người con ngoan, trò giỏi, có đạo đức tốt, 
biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ mọi người, trở thành một người con hiếu 
thảo với cha mẹ, ông bà thì hơn ai hết ở lứa tuổi này sự quan tâm, chia sẽ yêu 
thương trong môi trường gia đình và lớp học, trường học là vô cùng quan trọng, 
là nền tảng vững chắc để trẻ trở thành một con người có nhân cách tốt trong 
tương lai.
 Trong các hoạt động học tôi luôn tìm tòi những câu truyện, bài thơ có 
tính giáo dục cao về tình yêu thương, chia sẻ phù hợp với từng chủ đề. Qua đó 
tôi lồng giáo dục trẻ tình yêu thương đối với những người thân trong gia đình. 
Biết yêu thương giúp đỡ những người già yếu, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó 
khăn, biết yêu thương chăm sóc những con vật gần gũi
 Minh chứng 9: Hình ảnh trẻ tham gia đóng kịch trong hoạt động làm 
quen văn học.
 Ví dụ: Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn, Ba cô gái, Bầy chim thiên nga, 
Bông hoa cúc trắng, Tích chu Hay những bài thơ như: Thương ông, Làm 
anh, Tình bạn
 Ví dụ: Thông qua họat động âm nhạc tôi dạy trẻ những bài hát thể hiện 
tình cảm yêu thương như: Cả nhà thương nhau, gia đình nhỏ hạnh phúc to, em 
yêu cô giáo em, Bà ơi bà, 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx