Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VIỆT YÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG NINH SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC Tác giả: NGUYỄN THỊ LƯƠNG Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoàng Ninh Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục Việt Yên, tháng 5 năm 2022 THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1. Tên báo cáo biện pháp: Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc 2. Tác giả: - Họ và tên: Nguyễn Thị Lương, Nam (nữ): Nữ - Trình độ chuyên môn: Đại học - Chức vụ, đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoàng Ninh - Lớp chủ nhiệm: Lớp 4G - Điện thoại: 0376 995 199 - Email: Ntluong.c1hnvy@bacgiang.edu.vn thể ở lớp 4. Làm tài liệu cho bản thân và đồng nghiệp về việc xây dựng lớp học hạnh phúc ở lớp chủ nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN 1. Đối tượng Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc. 2. Phạm vi Học sinh lớp 4G (tổng số 37 học sinh), trường Tiểu học Hoàng Ninh - Nếnh - Việt Yên - Bắc Giang. Năm học 2021 - 2022. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến công tác chủ nhiệm; lớp học hạnh phúc. Làm sáng tỏ thực trạng công tác chủ nhiệm lớp, đặc biệt là thực trạng xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 4G - trường Tiểu học Hoàng Ninh. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc ngày càng tốt hơn. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện, tôi đã sử các nhóm phương pháp sau: - Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái niệm hạnh phúc.. .có liên quan đến đề tài. - Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy suốt gần một năm học qua. - Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp sử dụng toán thống kê - Phương pháp so sánh. VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA SÁNG KIẾN Đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong trường Tiểu học Hoàng Ninh cũng như giáo viên các trường khác tham khảo, vận dụng. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 dã nêu rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu và xây dựng hệ thống giáo dục hướng tới phát triển toàn diện. Trong công tác giáo dục hiện nay, mục đích của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường. 2.3. Ưu điểm: Từ xưa chúng ta vẫn có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là việc đầu tiên các em phải học đạo đức, lễ nghĩa trước sau đó mới đến học kiến thức. Thầy cô luôn cố gắng rèn cho học sinh lễ phép, chăm ngoan, học giỏi và hướng tới cho các em những điều tốt đẹp nhất nhưng đến năm 2018 khi Bộ Giáo dục phát động xây dựng lớp học hạnh phúc và trường học hạnh phúc đã xây dựng một môi trường gồm học sinh, thầy cô và phụ huynh gần gũi, an tâm, yêu thương nhau hơn, học sinh tích cực, tư duy và sáng tạo. Các em phát huy hết khả năng, năng khiếu của bản thân. Phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc đang được nhân rộng ở các trường và các tỉnh thành khác nhau, phát triển rất mạnh mẽ được nhiều trường học, thầy cô và các em hưởng ứng rất nhiệt tình. Hàng năm nhà trường còn tổ chức các ngày hội: Ngày hội đọc sách, Hội chợ quê.......................................... Hiện nay, hầu hết các nhà trường triển khai sâu rộng, có hiệu quả, xây dựng được “lớp học hạnh phúc” theo tiêu chí của ngành đề ra; học sinh vui vẻ, tích cực, tư duy, sáng tạo chủ động trong mọi hoạt động. 2.4. Hạn chế Bên cạnh đó, vẫn có một số trường: + Đôi khi, sự bảo thủ cố chấp của người lớn nói chung của giáo viên nói riêng “Thầy luôn đúng, trò không được sai". Người lớn, giáo viên chưa thực sự lắng nghe con trẻ nói, chưa xem mình là bạn của trẻ để tâm sự chia sẻ cùng các em; đối xử với trẻ không công bằng.Có những giáo viên hay đổ lỗi, quy trách nhiệm cho phụ huynh, chưa thực sự gần gũi phụ huynh, tư vấn cho phụ huynh cách giáo dục trẻ. + Một số học sinh : nói tục, chửi bậy, đánh nhau, chưa chăm học, chăm làm, tham gia các hoạt động còn hời hợt, không thích đến trường, thờ ơ với mọi người xung quanh, chưa có ý thức bảo vệ môi trường, kĩ năng sống còn hạn chế,... + Cơ sở vật chất của trường học còn thiếu thốn so với yêu cầu của trường học thân thiện. II. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN 1. Thực trạng - Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4G năm học 2021-2022 gồm 37 học sinh, có 17 nam và 20 nữ. Đầu năm tôi chủ nhiệm thực trạng của lớp tôi như sau: + 90% học sinh là con bố mẹ là khu công nghiệp, 10% phụ huynh kinh doanh đều rất bận không có thời gian quan tâm con, đa số họp phụ huynh đều nói tất cả nhờ cô giáo. + Lớp học sĩ số 37 học sinh, đa số học khá trở nên nhanh nhẹn, tự tin, hoàn thành bài tập đầy đủ, đúng thời gian, còn lại 7 em Cường, Hoàn, An, Nguyên, Minh, Lan Anh, Thanh Tùng học lực yếu, ít phát biểu, ngại giao tiếp, thường xuyên bỏ bài tập dẫn đến các em chênh lệch về lực học trong lớp, thường xuyên vi phạm lỗi, rất sợ đến lớp. + Phụ huynh chiều con, không quan tâm đến việc học, cô giáo không liên lạc được với phụ huynh, phụ huynh không quan tâm tin nhắn cô giáo gửi riêng, thường xuyên cho con điện thoại chơi game như em : Thanh Tùng, Hoàn + Phụ huynh chủ yếu làm công nhân, kinh doanh rất bận nên không có thời gian để ý con. Phụ huynh thường nói với giáo viên: “ Tất cả nhờ cậy vào cô giáo” Đó là những nguyên nhân khiến tôi rất áp lực và đau đáu một câu hỏi lớn là làm thế nào để các em học tốt, phát huy hết khả năng của mình, hoà đồng, vui vẻ, tự tin, không còn sợ khi đến lớp? Chính vì đó tôi đã xây dựng lớp học hạnh phúc từ chính lớp mình... Tôi mạnh dạn đưa ra “ một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc” để cùng chia sẻ với các đồng nghiệp và mong được nhiều đóng góp để hoàn thiện hơn. III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Sau đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong lớp 4G, khối 4 của trường Tiểu học Hoàng Ninh - Việt Yên - Bắc Giang. 1. Biện pháp 1: Cho hs làm phiếu khảo sát ý kiến của hs về giáo viên. Khi được phân công chủ nhiệm lớp khoảng 1 -2 tháng tôi hay cho học sinh lớp tôi làm bài khảo sát về giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì tôi đã được nghe câu nói của tiến sĩ Nguyễn Thị Thu chuyên gia tâm lí mà tôi rất là tâm đắc : “ bạn hãy xỏ chân vào chiếc giầy xem chiếc giầy ấy như thế nào, dù cũ kĩ hay xấu xí nhưng bạn sẽ biết được bên trong chiếc giầy ấy”. Nên tối muốn tìm hiểu xem các em mong muốn cô thay đổi như thế nào?. Bản khảo sát đó như sau: PHIẾU KHẢO SÁT CỦA HỌC SINH VỀ GIÁO VIÊN Em hãy trả lời câu hỏi dưới đây Câu 1: Em có thích cô chủ nhiệm lớp em không? Vì sao? Câu 2: Em mong muốn giáo viên như thế nào? Câu 3: Em thích một tiết học như thế nào? Câu 4: khi em bị mắc lỗi, em muốn cô phạt như thế nào? Câu 5: Em tự xây dựng 1-2 nội quy lớp học theo ý mình? vui vẻ trong giờ học. Đúng như ông cha ta đã nói “ Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, lợi ích của nụ cười đã được khoa học chứng minh. Việc này tưởng đơn giản nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được vì giáo viên chưa biết cách quản lý cảm xúc của mình, không có tính hài hước nhưng chúng ta sẽ làm được nếu ta có tâm với nghề, yêu thương học sinh như những đứa con của mình. Ví dụ: Tôi chào đón học sinh của mình từ cổng trường với nụ cười thật tươi và cái bắt tay, cái ôm thật thân thiện, làm cho các con cảm thấy được chào đón, được thấy mình là một phần của lớp, của trường + Lồng ghép sự hài hước vào trong lớp học bằng lời nói, biểu cảm, hành động của giáo viên.Ví dụ: Mỗi khi các em trả lời sai tôi thường nói vui “ tết ăn bánh trưng lại quên hết kiến thức rồi” thế là cả lớp cười khúc khích, các em cũng không thấy áp lực, sợ khi trả lời sai mà còn nhớ hơn những lời cô giáo nói. + Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm sai, giữ bình tĩnh khi học sinh mắc lỗi, không phê bình nặng lời, gay gắt trước mặt người khác; Khích lệ, khen thưởng các em nhiều hơn. Giáo viên nhận xét, góp ý một các khéo léo về những điều các con làm sai hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai. Mỗi lời nói, hành động của thầy cô sẽ là nguồn lực để các em thay đổi theo hướng tích cực. Tôi thường xuyên dùng công thức “khen” trước “chê” sau, nghĩa là, dù tệ đến đâu cũng cố gắng tìm ra vài điểm tích cực để khen. Ví dụ: Trong tiết toán nếu các em làm sai kết quả nhưng trình bày rõ ràng. Tôi sẽ khen em trước là em đã trình bày sạch đẹp, khoa học các bạn khác cần học tập, cô rất thích nét chữ của em nhưng em cần chú ý thực hiện tính cẩn thận hơn, lần sau rút kinh nghiệm nhé. + Học cách kìm chế cảm xúc, khi giáo viên vui thi học trò vui, khi học trò vui thì giáo viên cũng vui nên tôi học cách kìm chế cảm xúc để lan toả cho các em niềm vui và hạnh phúc. Ví dụ: Hôm thứ hai, tôi vừa bước đến cửa lớp, có một em học sinh thưa cô lớp mình xếp xe không thẳng hàng, các bạn cờ đỏ trừ điểm. Cả lớp rất sợ cô mắng im phăng phắc. Tôi rất là bực nhưng mỗi lần như vậy tôi thường hít thở thật sâu để giải tỏa cơn bực đó và để sau buổi học cô có phương hướng về vấn đề này. Giờ cô và các em bắt đầu bài học mới. Cách kìm chế cảm xúc để tôi không trút áp lực, sự bực bội nên các em làm ảnh hưởng đến buổi học. 3. Biện pháp 3: Giáo viên tư duy, sáng tạo trong dạy học và truyền thụ kiến thức. 3.1. Thiết kế bài giảng theo phương pháp mới Lớp học hạnh phúc không chỉ vui vẻ mà giáo viên còn phải đổi mới phương pháp dạy học, thu hút học sinh hơn, hs hiểu bài hơn, chỉ khi hs hiểu bài thì các em mới tự tin và mong muốn đến lớp. Để làm được điều đó tôi luôn cố gắng như: + Trong quá trình dạy học cần linh hoạt đối với năng lực từng lớp, thay đổi cách truyền thụ kiến thức đến các em đơn giản hơn, dễ hiểu hơn, phù hợp với trình độ của từng lớp mình. Ví dụ: Lớp 4G tôi sĩ số 37 học sinh, có 30 học sinh học học lực khá trở nên cô giao bài đó? Qua bài học đó các em tự đặt mục tiêu cho mình trong cuộc sống và các em cần thực hiện như thế nào để đạt được mục tiêu. Ví dụ 2: Lồng ghép vào tiết sinh hoạt chủ đề an toàn giao thông, cách cư sử văn minh khi tham gia giao thông. Cho hs xem video cách cư sử lịch sự trong giao thông và rút ra bài học cho chính mình. Từ bài học đó hình thành cho các em ý thức, văn hóa khi tham gia giao thông đúng, lịch sự, an toàn. Vd3: Bài tập đọc “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” lồng ghép thêm lòng tự hào lịch sử dân tộc, yêu thương, biết ơn, trân trọng sự hi sinh của các anh bộ đội. 4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ý nghĩa 5. - Tổ chức cho các em trồng cây, phân công mỗi tổ chăm sóc một chậu cây. Các con rất thích thú và nhiệt tình, học sinh cảm nhận rõ được trách nhiệm phải chăm sóc cây xanh đẹp hơn, xanh hơn, yêu thiên nhiên và thế giới xung quanh. Ảnh: HS chăm sóc cây các em đều vui vẻ, yêu VD: Trải nghiệm ngày hội đọc sách, có sự kết hợp giữa phụ huynh và học sinh cùng đọc. Như vậy có sự gắn kết giữa thầy cô và phụ huynh, phụ huynh và học sinh. Ảnh: Học sinh và phụ huynh đọc sách + Lắng nghe ý kiến của phụ huynh góp ý với giáo viên, mỗi ý kiến của phụ huynh giúp giáo viên hoàn thiện hơn, chính vì vậy trở thành bài học vô cùng quý giá. + Tư vấn cho phụ huynh về học sinh, phương pháp dạy con học để con thấy hạnh phúc hơn, tích cực học tập hơn. Ví dụ: Lớp tôi có em Hoàn thường xuyên chơi game điện thoại do bố mẹ chiều con. Tôi đến thăm gia đình, chia sẻ về tình hình học tập trên lớp. Tư vấn cho phụ huynh về năng lực của con và tìm hiểu dự định, định hướng của phụ huynh cho em Hoàn. Từ định hướng của phụ huynh mong muốn cho em kinh doanh. Từ đó tôi tư vấn cho phụ huynh là để con làm được kinh doanh hay ngành nghề khác thì vai trò việc học kiến thức, kĩ năng tính toán là cần thiết, phụ huynh và giáo viên kết hợp để động viên em chăm chỉ học tránh xa game. Từ đó em trở thành học sinh năng nổ trong mọi phong trào của lớp. Luôn là một cây văn nghệ trong giờ ra chơi, được bạn bè quý mến. + Chia sẻ với phụ huynh về lớp học hạnh phúc. Vậy để các con luôn hạnh phúc thì
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc.pdf