Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người Hiệu trưởng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người Hiệu trưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người Hiệu trưởng
Đề tài: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người Hiệu trưởng SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT Đề tài: Một số biên pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người Hiệu trưởng I. PHẦN MỞ ĐẦU: Chúng ta biết rằng bất kỳ một Quốc gia, một Bộ, một Ngành hay một đơn vị, một địa phương, một doanh nghiệp... Trong quá trình hoạt động đều phải có kế hoạch. Kế hoạch được hiểu chung là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành. Việc xây dựng kế hoạch là quá trình sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc trong khoảng thời gian định sẵn với sự phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó có thể tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất, với thời gian tiết kiệm nhất. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), lập kế hoạch là chức năng của tất cả các nhà quản lý dù tính chất và phạm vi của nó khác nhau ở những cấp quản lý khác nhau. Chức năng lập kế hoạch liên quan chặt chẽ đến các chức năng khác của người cán bộ quản lý trong chu trình hoạt động quản lý của mình: Lập kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra - điều chỉnh kế hoạch. Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý. V.I Lê Nin đã từng nói: " Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc" Đối với các trường học, chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục - dạy học diễn ra trong đó. Đặc biệt đối với trường mầm non, nơi mà quá trình sư phạm không chỉ đơn thuần là quá trình dạy học mà còn là quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì việc lập kế hoạch lại càng quan trọng. Lập kế hoạch là một biện pháp chủ yếu, nó giúp người quản lý hình dung rõ ràng và chủ động trong công việc. Kế hoạch là cơ sở thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra trong năm học, giúp cho mọi hoạt động của nhà trường tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. Mặt khác, nó giúp cho người Hiệu trưởng chủ động trong khi điều hành công việc, đưa các hoạt động vào nề nếp. Nếu không có kế hoạch thì mọi hoạt động trở nên vô mục đích, trở nên khó khăn, không tránh khỏi mò mẫm, giẫm đạp lên nhau, lúng túng và luôn nằm trong tình trạng bị động. Kế hoạch đồng thời còn là cơ sở để nhà trường và cấp trên kiểm tra, đánh giá các hoạt động, biết được kết quả để giúp nhà trường có sự thay đổi, biến đổi tích cực nhằm tạo nên sự phát triển cả về chất và lượng. Tuy thế lý luận kế hoạch hóa của Khoa học quản lý giáo dục hết sức khái quát, trừu tượng nên nhận thức trong mỗi người không khỏi không có những chỗ khác nhau, khó vận dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch năm học ở các trường Mầm non thường gặp phải khá nhiều khó khăn về xác định mục tiêu, cụ thể hoá các nhiệm vụ, đề ra các biện pháp chưa xác đáng nên mặc dầu có kế hoạch nhưng tính khả thi chưa cao. Việc cụ thể hoá lý luận xây dựng kế hoạch năm học ở các trường Mầm non để tiện sử dụng là hết sức cần thiết. Vì thế , trong quá trình làm công tác quản lý Người thực hiện: Lê Thị Hường - Hiệu trưởng Trường Mầm non An Thủy 1 Đề tài: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người Hiệu trưởng đoán và đặc biệt là phải đầu tư nhiều thời gian. Bên cạnh đó, cần có tư duy lôgic, nắm bắt và xử lý các thông tin linh hoạt, chính xác, biết xác định mục tiêu trọng tâm, mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của nhà trường, đưa ra các biện pháp thực hiện cụ thể, phù hợp, phân chia, bố trí công việc khoa học, hợp lý để dễ dàng hoàn thành kế hoạch. Đối với bản thân tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch năm học, nhưng những năm trước đây vì chưa nắm chắc lý luận nên nhiều khi bản thân tôi xây dựng kế hoạch chưa tuân theo các nguyên tắc và quy trình của nó. Do đó bản kế hoạch phần lớn là sản phẩm riêng của Hiệu trưởng chứ chưa tập trung được trí tuệ của tập thể dẫn đến nội dung kế hoạch ít mang tính khả thi, chỉ mang tính bề nổi, không đi vào chiều sâu. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Đó là câu hỏi khiến chúng tôi băn khoăn và suy nghĩ, mong tìm được giải pháp hữu hiệu để khắc phục nó. Sau thời gian nghiên cứu lý luận, tìm hiểu và nắm được tình hình cơ bản của nhà trường, của địa phương tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người Hiệu trưởng” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm ra biện pháp xây dựng kế hoạch năm học một cách hợp lý đạt hiệu quả. Đây là mảng đề tài khó, chắc chắn đề tài sẽ còn có chổ chưa hợp lý sai sót. Kính mong sự góp ý của các cấp lãnh đạo và của các bạn đồng nghiệp. 3. Thực trạng: Với cương vị là một Hiệu trưởng mới được điều động đến trường mầm non An Thủy, để thực hiện tốt các nhiệm vụ chung đặt ra ở trên, bước vào năm học 2010- 2011 bản thân gặp những khó khăn và thuận lợi sau: * Thuận lợi: Trường mầm non An thủy là một trường học có quy mô lớn, với 17 nhóm lớp, chia thành 3 điểm trường Trung Tâm, Lộc An và Thạch bàn. Có hệ thống phòng học, các phòng chức năng khá đầy đủ, đảm bảo theo quy định. Trường đã có bề dày về thành tích, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc”. Chất lượng giáo dục đạt trên 97%, khá, giỏi đạt trên 72%. Tổng số đội ngũ CB, GV, NV là 34 người; Trong đó; CBQL 2, GV 31, NV: 1. Trình độ đạt chuẩn trở lên 100%, trên chuẩn 55,9%. Đội ngũ cốt cán có năng lực, nhiệt tình, có trách nhiệm với nhiệm vụ tích cực tham gia phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” và đã có bề dày thành tích trong công tác. Có 13 cô đạt danh hiệu CSTĐ các cấp. Tỷ lệ trẻ được bán trú tại trường là 100%; Hưởng ứng chủ đề năm học “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới công tác quản lý” ngay từ đầu năm học, cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn tích cực tự học tập, bồi dưỡng rèn luyện khả năng thực hành sử dụng máy vi tính. Đến nay 100% CB, Người thực hiện: Lê Thị Hường - Hiệu trưởng Trường Mầm non An Thủy 3 Đề tài: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người Hiệu trưởng - Căn cứ thực trạng, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Đảng bộ, HĐND, UBND An Thuỷ. Kết quả đã đạt được trong năm vừa qua của nhà trường: An Thủy thuộc xã vùng giữa của huyện Lệ Thủy, có chiều dài trên 7 km. Diện tích 10.451 ha, dân số: 11.260 người, dân cư phân bố trên 6 thôn. Thu nhập của người dân chủ yếu bằng nghề làm nông, bình quân 1050 kg thóc/người/năm. Nhân dân An Thủy có truyền thống anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động xản xuất, hiếu học, học giỏi. Năm 2000 được Nhà nước phong tặng “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang”. Chính quyền địa phương quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà,nảm 2008 trường mầm non An Thủy được công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2006. Trong toàn xã đến nay 4/4 trường đều đạt Chuẩn Quốc gia. Trường mầm non An thủy là một trường học có quy mô lớn. Trường đã có bề dày về thành tích, nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc”. Chất lượng giáo dục đạt trên 97%, khá, giỏi đạt trên 72%. Tổng số đội ngũ CB, GV, NV là 34 người; Trong đó; CBQL 2, GV 31, NV: 1. Trình độ đạt chuẩn trở lên 100%, trên chuẩn 55,9%. Có 13 cô đạt danh hiệu CSTĐ các cấp. Tỷ lệ trẻ được bán trú tại trường là 100%; Từ những căn cứ đó, muốn xây dựng kế hoạch tốt, người Hiệu trưởng cần phải có những hiểu biết thật cụ thể, chính xác các vấn đề có liên quan đến kế hoạch. Hiệu trưởng trong bất kỳ giai đoạn nào cũng phải đọc và nghiên cứu kỹ các Chỉ thị, văn bản để nắm bắt được đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Ngành về công tác giáo dục Mầm non, để tích luỹ kiến thức đó là việc làm hết sức quan trọng. Tôi muốn nhấn mạnh ở điểm này hơn nữa bởi theo tôi được biết vẫn còn một số Hiệu trưởng khi được hỏi về các văn bản hướng dẫn, về đường lối chỉ đạo của cấp trên đã rơi vào tình trạng lúng túng. Nguyên là do bản thân Hiệu trưởng nghiên cứu không kỹ, không thường xuyên, không cập nhật. Điều này sẽ gặp khó khăn không nhỏ khi tiến hành xây dựng kế hoạch hàng năm. Kinh nghiệm về vấn đề này, bản thân tôi đã nghiêm túc thực hiện một quy định cho riêng mình: Tất cả các Quyết định, văn bản, Chỉ thị khi nhận được, tôi phải đọc, xem đi xem lại hai, ba lần, Sau mỗi tháng xem lại kỹ và được thông qua một lần trong cuộc họp Ban giám hiệu, họp Hội đồng sư phạm. Làm như vậy tất cả các văn bản không những bản thân người tôi nắm được mà tất cả các thành viên của nhà trường đều biết. Đây cũng chính là việc làm giúp cho tôi có được thông tin cụ thể, chính xác khi xây dựng kế hoạch. * Biện pháp 2: Làm tốt khâu chuẩn bị, có hệ thống thông tin đầy đủ chính xác về nhiệm vụ của nhà trường, của địa phương và thông tin về xã hội. Thông tin có vai trò hết sức quan trọng đối với công tác lập kế hoạch của người Hiệu trưởng.Theo APhaNaXép: "Nếu không có thông tin, hoặc thông tin không đầy đủ thì mọi quá trình quản lý sẽ không diễn ra hoặc diễn ra một cách kém hiệu qủa". Thông tin là cơ sở cho việc quản lý có khoa học và hiệu quả. Nhờ có thông tin Người thực hiện: Lê Thị Hường - Hiệu trưởng Trường Mầm non An Thủy 5 Đề tài: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học đạt hiệu quả cao của người Hiệu trưởng * Xử lý thông tin: Người Hiệu trưởng phải biết lắng nghe, thu gom tất cả những thông tin cần thiết. Nhưng không có nghĩa là, tất cả các thông tin ấy đều đúng, đều chính xác. Điều này đòi hỏi người Hiệu trưởng phải biết xử lý thông tin bằng cách phân tích các thông tin ấy theo nhiều góc độ: chủ quan, khách quan, thậm chí có thể dò hỏi, điều tra, xem xét lại để có lượng thông tin mang độ chính xác cao, không mâu thuẫn với đường lối của Đảng, của Chính quyền, của Ngành và của nhà trường. Ví dụ: - Khi nghe giáo viên phản ánh năm học 2009-2010 ông Tài Chủ tịch UBND xã An Thủy không nhất trí với kế hoạch xây dựng, làm mới công trình vệ sinh khu vực Phú Thọ. Điều đầu tiên tôi phải lắng ý kiến phản ánh, và sau đó bằng nhiều hình thức và với nhiều đối tượng có liên quan tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân đó là: Do nguyên tắc quản lý tài chính trong giai đoạn hiện nay, UBND xã chỉ đầu tư mua sắm nhỏ, tu sửa CSVC cho các trường học chứ không đầu tư xây dựng. Đây là một thông tin rất quan trọng, giúp cho tôi tránh tình trạng gióng năm trước. * Lưu trữ thông tin: Kỹ năng này liên quan đến vấn đề tôi đã trình bày ở giải pháp thứ nhất đó là việc theo dõi, lưu trữ các văn bản, các thông tin đã thu thập và xử lý để thông tin đầy đủ hơn. * Biện pháp 3: Thực hiện tốt phương châm: "Dân biết, dân bàn , dân làm, dân kiểm tra". Phương châm này thực sự mang lại hiệu quả cao nhất, bởi trí tuệ của nhiều người trong trí tuệ của một người và trí tuệ của một người nằm trong nhiều người. "Dân" ở đây chính là cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và các lực lượng chính trong và ngoài nhà trường. Kế hoạch và lập kế hoạch là nhiệm vụ của người Hiệu trưởng, nhưng những người Hiệu trưởng giỏi là những người biết xin ý kiến của đông đảo quần chúng đóng góp tạo nên quyết định của chính mình. Nghĩa là kế hoạch không phải chỉ do Hiệu trưởng viết, trình lên cấp trên phê duyệt, trở về tổ chức Hội nghị, đưa ra bàn bạc đi đến thống nhất. Nếu chỉ dừng lại ở đó thì phương châm này chưa triệt để, chưa đúng nghĩa và chưa mang tính chất dân chủ tập thể. Để kế hoạch thực sự là trí tuệ của tập thể, trước khi viết dự thảo kế hoạch phải có sự bàn bạc kỹ trong BGH, Chi bộ, sau đó có phiên họp cho các tổ trưởng chuyên môn được thảo luận, bàn bạc, nêu ý kiến. Trên cơ sở đó, kết hợp với kinh nghiệm của bản thân cùng với hệ thống thông tin đã được xử lý, Hiệu trưởng mới tiến hành viết dự thảo kế hoạch năm học. Bản dự thảo kế hoạch phải được thiết kế theo hướng dẫn của ngành, của bậc học. Mỗi nội dung đều phải ghi đầy đủ về chỉ tiêu có số liệu cụ thể, chính xác, hệ thống biện pháp thực hiện. Sau khi định hình được bản kế hoạch năm học, tôi tiến hành viết dự thảo. Để đảm bảo tính thống nhất cao trong việc thực hiện kế hoạch, tôi phân công phó Hiệu trưởng viết dự thảo kế hoạch mảng chuyên môn; Chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Sau đó Hiệu trưởng tổng hợp và hoàn chỉnh bản dự thảo. Trước khi dự thảo kế hoạch được phê duyệt, tổ chức họp Chi bộ nêu lên những vấn đề cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ năm học, các biện pháp chính. Sau đó tổ chức phiên họp toàn thể Người thực hiện: Lê Thị Hường - Hiệu trưởng Trường Mầm non An Thủy 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_ke_hoach_nam.doc