Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường góp phần tổ chức tốt hoạt động công tác Đội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường góp phần tổ chức tốt hoạt động công tác Đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường góp phần tổ chức tốt hoạt động công tác Đội
PHẦN I - MỞ ĐẦU 1/ Lí do chọn đề tài: Hơn nửa thế kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu, sự dìu dắt của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào thiếu nhi cả nước phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là lực lượng tích cực trong và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động vui chơi; thực hiện quyền và bổn phận theo Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là con đường giáo dục không thể thiếu được trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Đây là mảng lớn, bề nổi, giữ vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, lý tưởng, tình cảm, tinh thần tập thể ban đầu của các em. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đạo đức và học tập đối với mỗi thiếu niên, nhi đồng. Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta phải giáo dục cho thiếu nhi trong một môi trường đồng bộ nghĩa là phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Trong số các lực lượng giáo dục cần đặc biệt chú ý đến tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh vì nó có vị trí rất quan trọng, Đội là thành phần hỗ trợ tích cực với nhà trường và cùng nhà trường thực hiện nội dung, mục đích giáo dục. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là thể hiện vai trò chủ động tập hợp thiếu nhi vào các hoạt động do Đội tổ chức Đứng trước thực tế đó đòi hỏi người giáo viên Tổng phụ trách đội phải phấn đấu không ngừng để hoạt động Đội trở thành môi trường lành mạnh có tác dụng giáo dục sâu rộng đến học sinh. Đặc biệt, giáo viên Tổng phụ trách Đội phải nhạy bén, thông minh, linh hoạt tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Nhưng một mình giáo viên Tổng phụ trách Đội (TPT Đội) không thể làm hết được công việc này, mà TPT Đội phải biết phối kết hợp, tranh thủ sự hỗ trợ ở mọi điều kiện, mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường. Phải biết tuyên truyền và thu hút, lôi cuốn các lực lượng cùng tham gia giáo dục các em học sinh, cùng tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em . Tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường nếu thiếu sự phối kết hợp đó thì TPT Đội sẽ gặp rất nhiều khó khăn, điều đó sẽ kìm hãm cả quá trình giáo dục và tự giáo dục trong các em thiếu niên, nhi đồng làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Như vậy mối quan hệ của TPT Đội với Đội các lực lượng giáo dục trong nhà trường là một yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Xuất phát từ những lí do trên, tôi thấy TPT Đội có một vai trò quan trọng PHẦN II - NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ thống tổ chức của Đội được thành lập ở các trường học và trên địa bàn dân cư từ cấp Phường xã đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra để giúp Đoàn phụ trách Đội. Thiếu niên, nhi đồng sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển đặc biệt “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Để thực hiện và đạt được kết quả tốt trọng trách này nhà trường phải dựa vào nhiều con đường, nhiều mối quan hệ qua lại với nhau nhưng đóng vai trò hơn cả là hoạt động Đội thiếu niên trong nhà trường. Vậy làm thế nào để đưa hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu niên vào hoạt động trong nhà trường một cách có hiệu quả nhất. Thì đó quả là một vấn đề hết sức khó khăn đối với những giáo viên TPT Đội. Do đó người TPT Đội phải biết xây dựng những mối quan hệ giáo dục trong nhà trường nhằm thu hút đông đảo các lực lượng giáo dục xung quanh mình như: Cán bộ Liên đội, Chi đội, Giáo viên chủ nhiệm - Phụ trách chi, Hội cha mẹ học sinh, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn dân cư, đặc biệt TPT Đội phải lấy được lòng tin và biết tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ, chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo trong nhà trường. Tất cả các mối quan hệ này là sự quyết định thành công hay thất bại các hoạt động của Liên đội trong suốt năm học. 2. Cơ sở thực tiễn: Vai trò của TPT Đội đặc biệt quan trọng trong nhà trường, vị trí vai trò của TPT Đội gắn chặt với vị trí vai trò của tổ chức Đội, thực tiễn những năm vừa qua cho thấy Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng trở thành một lực lượng giáo dục không thể thiếu được trong cả 3 khâu: “Dạy chữ - Dạy nghề - Dạy người”. Nhà trường luôn đạt được danh hiệu tiên tiến xuất sắc thì công tác Đội đóng góp một phần không nhỏ. Và hoạt động Đội trong nhà trường mạnh hay yếu, tốt hay xấu một phần rất quan trọng phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của người giáo viên TPT Đội. Chính ở đây lời căn dặn của Hồ Chủ Tịch được thể hiện rõ nét nhất: “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “ Có cán bộ tốt là có tất cả”. Trong nhà trường giáo viên TPT Đội đóng một vai trò quan trọng bởi chính giáo viên TPT Đội là người gần gũi các em hơn ai hết, là người hiểu thế giới nội tâm của các em thiếu nhi, có điều kiện tiếp cận được nhiều đối tượng thiếu nhi * Khó khăn: - Trường có số lượng học sinh đông, nên gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động Đội, như tổ chức sinh hoạt tập thể, Sinh hoạt sao, các buổi Tuyên truyền sẽ thiếu hiệu quả. - Chương trình học còn áp lực về kiến thức, nhiều phụ huynh không muốn con tham gia hoạt động Đội nhiều vì sợ ảnh hưởng đến học tập, nhất là học sinh khối 4 và khôi 5. - Một số học sinh được gia đình chiều chuộng nên chưa tích cực tham gia các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi. 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Đội TNTP Hồ Chí Minh đã và đang tự khẳng định vị trí của mình, Đội thực sự là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, trước thực tế đó rất cần người TPT Đội phải thực sự có năng lực trong mọi hoạt động, biết thu hút các em và hướng dẫn các em tham gia các phong trào một cách tích cực và có hiệu quả. Vì vậy giáo viên TPT Đội phải hình thành được sự hợp tác gắn bó tinh thần cộng đồng trách nhiệm, vì công việc chung đồng thời phải hiểu rõ năng lực phẩm chất sở trường, năng khiếu, thế mạnh và hạn chế của từng đội viên trong Ban chỉ huy Liên, Chi đội, tạo mọi điều kiện cần thiết để các em tự thể hiện, tự khẳng định mình trong học tập và trong công tác Đội. Đó chính là cơ sở để phát huy vai trò tự quản, tính độc lập sáng tạo của các em, nhằm cung cấp nguồn lực cho chi đoàn và cho Đảng sau này. Muốn thực hiện được điều đó TPT Đội phải xây dựng được các mối quan hệ giáo dục trong nhà trường. 3.1/ Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên TPT Đội với Ban giám hiệu nhà trường: Cùng với những mối quan hệ trên, tôi phải thiết lập được mối quan hệ mật thiết với lãnh đạo nhà trường bởi vì: Là một thành viên trong bộ máy cán bộ quản lý, tôi đã cùng với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các hoạt động của tổ chức Đội, gắn các hoạt động giáo dục trên lớp, giáo dục ngoại khoá, hoạt động GDNGLL đưa kế hoạch công tác Đội vào kế hoạch chung của nhà trường. Chính mối quan hệ này phản ánh sự thống nhất mục tiêu của các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Để đạt hiệu quả cao, ngay từ đầu mỗi năm học, sau khi được thông qua nhiệm vụ năm học của nhà trường, tôi lại tham mưu với chi bộ và ban giám hiệu về các chương trình hành động cụ thể của Liên đội trong năm. Các chủ đề, chủ trang trí phông, làm phụ kiện. và thông qua đ/c Hiệu trưởng và Kế toán để xây dựng chương trình phù hợp. TPT Đội với tư cách là một thành viên chỉ đạo tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường và là một thành viên trong Hội đồng Sư phạm, vì vậy rất cần sự đồng tình ủng hộ của thành viên trong Hội đồng nhà trường với công tác của Liên đội, khơi dậy được ý thức tình nguyện, tự giác đồng thời cũng là trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc chăm sóc, bảo vệ giáo dục Thiếu nhi hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. 3.2/ Mối quan hệ giữa TPT Đội với Chi đoàn giáo viên, các phụ trách chi (GVCN) trong nhà trường: Người giáo viên TPT Đội phải có quan hệ mật thiết với Chi đoàn giáo viên, GVCN các lớp sẽ đóng vai trò là những anh chị phụ trách Chi đội, Sao nhi đồng. Đây là mối quan hệ thể hiện qua 2 chức năng cơ bản: tham mưu và phối hợp. Tất cả đều vì mục tiêu chung thực hiện tốt các hoạt động công tác Đội. Trước hết, đây là giáo viên chủ nhiệm được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp học và trực tiếp phụ trách công tác Đội của Chi đội trong phạm vi nhà trường. Do vậy, tôi đã phải hướng dẫn cho các anh chị phụ trách hiểu và nắm mọi hoạt động của Đoàn Đội trong nhà trường. Theo kế hoạch chung của Liên đội kết hợp với Ban chấp hành Đoàn trường, chỉ đạo và theo dõi các hoạt động ở các Chi đội, Sao nhi đồng tiếp thu những ý kiến, những đề xuất của các anh chị phụ trách để điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp với đặc thù của từng chi đội. Đồng thời phát hiện những nhân tố tích cực để bồi dưỡng làm cán bộ chi đội. Bên cạnh đó, tôi cũng tranh thủ sự ủng hộ hoạt động của giáo viên Phụ trách chi trong công tác tuyên truyền hoạt động Đội với PHHS, lắng nghe ý kiến của GVCN góp ý về các hoạt động được triển khai để kịp thời điều chỉnh phù hợp với thực tế của các Chi đội và Liên đội. Hàng tuần, tôi nhận báo cáo nhanh của giáo viên chủ nhiệm (anh chị phụ trách) về tình hình học tập rèn luyện của đội viên để kịp thời tuyên dương dưới cờ những đội viên có thành xuất sắc và có biện pháp giáo dục kịp thời những đội viên chậm tiến giúp các em ngày càng hoàn thiện mình hơn. Đặc biệt, xác định rõ 2 chức năng cơ bản: tham mưu và phối hợp, tôi đã cùng BCH Đoàn trường có nhiệm vụ lựa chọn, phân công, giao nhiệm vụ cho Đoàn viên làm công tác Đội như tổ chức Kết nạp Đội, tổ chức SHTT, Sinh hoạt sao, các buổi Tuyên truyền... Cùng với những mối quan hệ trên tôi cũng đã xây dựng mối quan hệ với Đoàn thanh niên của địa phương nơi công tác để nắm bắt tình hình thực tế và cùng Muốn vậy, tôi đã thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội, tạo dựng uy tín, đặc biệt phải phát huy vai trò tự quản của BCH Liên chi đội, tạo điều kiện cho các em để các em tự tổ chức các hoạt động ở chi đội mình. Tôi cũng thường xuyên duy trì họp giao ban giữa TPT Đôi và BCH Liên chi đội để xây dựng, triển khai các chương trình công tác Đội cũng như đánh giá và bổ sung những gì còn thiếu sót để các em tự hoàn thiện mình hơn. Đặc biệt, qua các buổi họp giao ban, họp đội sao đỏ, họp sao, tôi đã gần gũi các em, tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc của các em để kịp thời giải quyết, tạo uy tín và niềm tin cho các em, đề xuất với Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường có một số chế độ ưu đãi hợp lý nhằm động viên, khuyến khích các em tham gia hoạt động tốt hơn. 4/ Kết quả: Trong năm học gần đây, tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục nhà trường, tôi quyết tâm đưa hoạt động của Liên Đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp tục đạt danh hiệu Liên đội mạnh cấp TW, nhận nhiều bằng khen của Thành đoàn, Hội đồng Đội TW. Thực hiện công tác Đội và Phong trào thiếu nhi Quận năm học này, tôi đã lên kế hoạch chung cho cả năm học và trình Ban giám hiệu nhà trường để đưa vào chỉ tiêu và nhiệm vụ chung của năm học. Do có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng giáo dục nên năm học qua Liên đội đã tổ chức thành công nhiều chương trình, hoạt động lớn như: Chương trình: Tự hào truyền thống, tiếp bước cha anh. - Tổ chức thành công các buổi SHTT nhằm tuyên truyền các ngày lễ lớn, kỉ niệm lớn trong năm như: + Em yêu Hà Nội tháng 10 (khối 5). + Cháu yêu chú bộ đội tháng 12 (khối 2). + Mừng Đảng - Mừng Xuân tháng 1,2 (khối 4). + Yêu quý mẹ và cô giáo tháng 3 (khối 1). - Thăm viếng tượng đài liệt sỹ PKKQ mỗi tháng 1 lần. Chương trình: Luyện rèn tri thức, vững bước tương lai. - Liên đội đã kết hợp các lực lượng giáo dục và chỉ đạo chặt chẽ mọi cuộc thi do TW Đoàn và Hội đồng đội Quận phát động như: tham gia “Hội thi Tin học trẻ”: (Phần mềm) giành 1 giải Nhì, 1 giải Ba cấp Quận, 2 giải Nhì và 1 giải KK cấp Thành phố, đạt 2 giải Ba thi phần mềm tại Hội thi “Khoa học kỹ thuật công nghệ dành cho thiếu nhi thủ đô” do Thành đoàn và Cung thiếu nhi tổ chức, sôi nổi tham gia “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng”...
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_cac_moi_quan.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng các mối quan hệ trong nhà trường góp phần tổ chức tố.pdf