Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng bầu không khí trong tập thể sư phạm thân thiện

doc 12 trang skquanly 31/01/2025 651
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng bầu không khí trong tập thể sư phạm thân thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng bầu không khí trong tập thể sư phạm thân thiện

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng bầu không khí trong tập thể sư phạm thân thiện
 Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH Krông Ana
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 1/ Lí do lí luận: “Xây dựng bầu không khí tâm lý trong tập thể sư phạm thân 
thiện”. Là một việc làm hết sức quan trọng trong hành trình thành công của một 
người quản lí. Để có bầu không khí tâm lý thật sự thoải mái, vui vẻ, thân thiện trong 
một tập thể sư phạm, đặc biệt là trong nhà trường và để có một sự thống nhất từ trên 
xuống thì người quản lí tâm lí thật hoà đồng, cởi mở và nhiệt tình hưởng ứng. 
 Như Bác Hồ đã nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, 
đại thành công” có nhất trí cao thì mới có thành công mĩ mãn. Mục tiêu của Đảng và 
nhà nước đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, 
toàn dân”. Nếu không nhận thức được các ý trên thì trong quá trình quản lí nhà 
trường, người chỉ đạo sẽ khó hoàn thành được sứ mệnh mà Đảng và nhà nước giao 
phó. Người lãnh đạo không thể điều hành con người trong tập thể sư phạm của mình 
như những “con rôbốt” mà hành động đó được sự chỉ đạo bởi tâm lí, ý thức mỗi 
người. Từ những suy nghĩ trên tôi nhận thấy rằng: Người lãnh đạo ngoài công việc 
chỉ đạo các hoạt động của nhà trường thì việc xây dựng bầu không khí tâm lí tập thể 
sư phạm là hết sức cần thiết. Nếu người lãnh đạo hiểu được tâm lí, những hiện tượng 
tâm lí nảy sinh trong tập thể sư phạm của các cán bộ công nhân viên chức trong 
trường mình thì sẽ biết cách lựa chọn và sử dụng “đúng người, đúng việc”, biết cách 
tạo bầu không khí lành mạnh, biết tự hoàn thiện mình để quản lí tốt hơn, từ đó mọi 
người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc, được cống hiến sức lực và trí tuệ của 
mình cho sự nghiệp giáo dục, coi tập thể nhà trường như gia đình của mình.
 2/ Lí do thực tiễn: Trong thực tế không ai dám chắc là “bầu không khí tâm lí” 
của đơn vị mình, trường mình đã hoàn toàn thoải mái, 100% cán bộ giáo viên đồng 
tình hưởng ứng. Cho nên việc học tập, nghiên cứu để thật sự có bầu không khí tâm lí 
thoải mái, hoà đồng, vui vẻ là việc làm không của riêng ai, ai cũng phải hợp tác để 
“hoàn thiện bầu không khí tâm lí” nơi mình đang công tác. 
 Trong đời sống thực tế tôi thiết nghĩ rằng muốn hoàn thành mọi việc có hiệu quả 
cao và theo ý mình thì phải hiểu được mạng lưới công việc, con người của mạng lưới 
đó (nghĩa là phải hiểu được tâm lí của từng người thuộc phạm vi đó). Tâm lí con 
người ai cũng biết khi đã thích một cái gì đó hay một người nào đó thì “Tam tứ núi 
cũng trèo, thập bát sông cũng lội, ngũ lục đèo cũng qua” để đạt được cái mình đã 
 Ng ười thực hiện: Phạm Văn Hồng 1 Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH Krông Ana
 Tuỳ vào tính chất tích cực hay tiêu cực của bầu không khí tâm lí thân thiện 
trong tập thể mà nó tăng hoặc huỷ diệt sức khỏe tinh thần, năng suất lao động của 
mỗi cá nhân và hiệu quả lao động của tập thể sư phạm.
 Bầu không khí tâm lí của mỗi tập thể bị chi phối bởi những điều kiện khách 
quan (bên ngoài tập thể) và chủ quan của tập thể (các quan hệ trong nhóm chính thức 
và không chính thức, điều kiện làm việc của tập thể, nhân cách và phong cách lãnh 
đạo của lãnh đạo). 
 Để hoàn thiện thành công đề tài này phải dựa vào cơ sở lí luận có tính khoa học, 
có tính thực tiễn. Thể hiện cụ thể:
 * Khoa học:
 Tâm trạng tập thể có vai trò quan trọng và to lớn đối với cá nhân, tâm trạng tích 
cực sẽ làm cho con người sung sướng hơn, thông minh, nhân ái hơn. Tâm trạng tiêu 
cực làm cho cá nhân có những trạng thái ngược lại. Từ đó tâm trạng tích cực hoặc 
tiêu cực chẳng những có ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến 
hoạt động chung của tập thể thông qua các cơ chế tâm lí xã hội, do vậy nhưng cũng 
làm tăng hoặc giảm hiệu quả lao động của cá nhân và tập thể. Chính vì vậy các nhà 
tâm lí cho rằng: “Tâm trạng tập thể hình thành thì chính nó là nhân tố điều tiết tích 
cực trong tình cảm, nhận thức và hành động của cá nhân”. Có tác giả cho rằng: 
“Trong việc tự giác nhận thức khách quan vai trò của tâm trạng xã hội còn lớn hơn 
vai trò của ý thức xã hội.” Tức là nhìn nhận, đánh giá hiện thực khách quan bị khúc 
xạ mạnh mẽ bởi tâm trạng cá nhân. 
 Xây dựng bầu không khí tâm lí thân thiện trong tập thể sư phạm nói chung-tâm 
lí để học sinh hoc tập tích cực nói chung” việc làm này hoàn toàn dựa trên tâm lí của 
mỗi người, của từng nơi, của từng thời điểm là việc làm không của riêng ai, mà tất cả 
mọi giáo viên đều phải có ý thức, có trách nhiệm, có tâm huyết xây đựng nó.
 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
 Trường tiểu học Krông Ana là một trường thuộc thị trấn Buôn Trấp – Huyện 
Krông Ana – Tỉnh Đắk Lắk, đội ngũ viên chức- công chức toàn trường có 46 đồng 
chí, trong đó nhìn chung cán bộ, giáo viên, công nhân viên đã đạt trên chuẩn về trình 
độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao trong các hoạt động của trường lớp, 
giáo viên, nhân viên trong tổ, trong khối đã có sự đồng nhất, có ý thức tinh thần cao 
trong việc học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệt tình, cởi mở trong việc 
góp ý cho đồng nghiệp một cách chân thành. 
 Ng ười thực hiện: Phạm Văn Hồng 3 Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH Krông Ana
 III/ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 Giải pháp1: Vì tâm trạng tập thể phụ thuộc khách quan bên ngoài tập thể và 
điều kiên chủ quan bên trong tập thể: 
 Trong đó có điều kiện sống và làm việc nên cần tập trung cải thiện điều kiện 
sống và làm việc của tập thể. Cần phải đảm bảo những điều kiện thiết yếu của việc 
dạy học ( trường học xanh, sạch, đẹp, phòng học đúng tiêu chuẩn, có phòng nghỉ cho 
GV, tổ chức điều kiện lao động đạt yêu cầu thẩm mĩ ) để tạo ra những “xúc cảm 
thẩm mĩ” tích cực cho cán bộ, giáo viên, nhờ đó mà làm xuất hiên trạng thái thư giãn 
thoải mái, sảng khoái, dễ chịu Đây sẽ là tiên đề cho tâm trạng vui vẻ, phấn khởi 
của mọi người. Phải làm sao để cán bộ, giáo viên thấy rằng các nhu cầu chính đáng 
của họ được lãnh đạo quan tâm và cố gắng giải quyết, từ đó họ tin tưởng vào triển 
vọng phát triển tốt đẹp của cá nhân mình và của tập thể. Sống mà không thấy viễn 
cảnh gần của sự phát triển tốt đẹp hơn của bản thân và của tập thể thì con người sẽ 
không còn động lực để phấn đấu.
 Với việc cải thiện đời sống và làm việc bằng cách cải tạo các yếu tố ngoại cảnh 
đã nói trên, bên cạnh đó theo tôi còn phải kể đến việc cải thiện đời sống tinh thần, 
vật chất của mỗi thành viên trong tập thể đó. Việc làm này sẽ có ý nghĩa quan trọng 
giúp người quản lí hoàn thành tâm nguyện cải thiện bầu không khí tập thể mình. 
Bằng những việc làm cụ thể, bằng những lời hỏi han chân tình, kịp thời đúng lúc, 
đúng chỗ, để giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần của thành viên mà mình đang 
quản lí. Cụ thể : Đã nhiều lần tập thể trường kết hợp với ban giám hiệu, công đoàn 
cùng đóng góp ủng hộ các thành viên trong tập thể có hòan cảnh khó khăn, đau ốm, 
bệnh tật 
 Giải pháp2: Quan tâm xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người, 
hoàn thiện mối quan hệ lãnh đạo với người thừa hành:
 Lê-Nin nói rằng: “Điều quyết định sự thành công trong việc lãnh đạo quần 
chúng không phải bởi sức mạnh của quyền hành mà là sức mạnh của sự uy tín, sức 
mạnh của nghị lực, của sự hiểu biết phong phú, của tài năng xuất sắc”.
 Đây là việc làm thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi trong tập thể nhà trường. Mối 
quan hệ giữa con người với con người ngoài xã hội là những cuộc giao tiếp hết sức 
phức tạp, muôn hình, muôn vẻ. Các cuộc giao tiếp đó có thể không có khuôn phép, 
không có chuẩn mực (tự do giao tiếp) nhưng đối với môi trường sư phạm thì mối 
quan hệ giữa người với người được đặt lên tới mức dộ cao hơn, chuẩn mực hơn, 
 Ng ười thực hiện: Phạm Văn Hồng 5 Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH Krông Ana
và chí hướng của con người, nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo. Người lãnh đạo 
luôn có sự bình tĩnh trong hoạt động phân công công tác của người dưới quyền một 
cách hợp lí có tính đến yêu cầu của đồng nghiệp. Những chỉ thị, mệnh lệnh đề ra 
cũng mang tính dân chủ nên cũng tạo không khí đoàn kết cho tập thể. Trong giao tiếp 
luôn ôn tồn, tế nhị, có giọng nói ấm áp, thể hiện tính thân thiện tỏ rõ sự tôn trọng 
nhân cách con người nên tập thể sẽ chấp nhận và chấp hành mệnh lệnh. Luôn lắng 
nghe ý kiến phê bình góp ý của mọi người để kịp thời điều chỉnh chương trình kế 
hoạch và mọi hành vi của mình.
 Trước hết, trong mọi công việc của nhà trường lãnh đạo phải là người đi đầu, 
khởi xướng, khuấy động phong trào, là trung tâm tác động tốt đến mọi thành viên 
trong tập thể sư phạm. Mọi việc làm phải xử lí công minh, công tâm. Xác định người 
lãnh đạo là phải là tấm gương sáng: “sáng về đạo đức, về lối sống, về trí thức”. Để 
đạt được điều đó người lãnh đạo phải không ngừng rèn luyện, học hỏi để tự hoàn 
thiện mình. Phải xây dựng cho mình một kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học. Chỉ đạo 
mọi công việc của nhà trường dứt khoát, đều tay nhưng mang tính bao dung. Luôn 
thể hiện mình là người có năng lực bằng cách: “Khi nhà trường tổ chức sinh hoạt 
chuyên đề hội giảng hay tập huấn chuyên môn thì hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải 
tự mình dạy mẫu cho các giáo viên, làm cho tập thể phải tâm phục khẩu phục, không 
những thuyết phục giáo viên bằng lời nói mà bằng cả việc làm. Tránh nói nhiều làm 
ít, làm cho giáo viên khẩu phục nhưng tâm không phục, không thể hiện vai trò trách 
nhiệm của mình trước tập thể. Luôn sẵn sàng theo học các lớp mà ngành yêu cầu, 
trong ban lãnh đạo của nhà trường phải phấn được bồi dưỡng về lớp cán bộ quản lí và 
lớp bồi dưỡng chính trị. Lãnh đạo phải coi lớp bồi dưỡng về chương trình đổi mới 
phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng đối với bản thân mình, không được bắt 
tổ khối trưởng gánh vác hết. Có như vậy thì người lãnh đạo mới nắm chắc được 
chương trình phương pháp đổi mới để khi tổ chức dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, 
đóng góp ý kiến xây dựng tiết dạy cho giáo viên được chính xác làm cho giáo viên 
hài lòng với những lời nhận xét ấy”. Thể hiện tình cảm của họ đối với quá trình hoạt 
động. Đây chính là sự yêu mến, kính trọng lẫn nhau từ hai phía, sự gắn bó của mỗi 
người với tập thể, quyết tâm xây dựng tập thể của mình với tinh thần trách nhiệm 
cao. Cũng ở đây người lãnh đạo thực sự trở thành tấm gương sáng để cho mọi người 
noi theo. Mọi cử chỉ hành động, lời nói, việc làm của lãnh đạo trở thành yếu tố giáo 
dục đối với mỗi cá nhân và tập thể.
 Ng ười thực hiện: Phạm Văn Hồng 7 Sáng kiến kinh nghiệm Trường TH Krông Ana
điểm mạnh của các đồng chí giáo viên đồng thời động viên, giúp đỡ họ loại trừ 
những mặt còn hạn chế. Như vậy mới tạo được môi trường thân thiện, đoàn kết trong 
nhà trường góp phần vào việc phát triển chung của nhà trường.
 Bằng kế hoạch sát thực, đánh giá đúng thực trạng của nhà trường, nắm bắt tâm lí 
của từng giáo viên và với một số hệ thống các biện pháp tối ưu và linh hoạt của bản 
thân tôi cùng với sự ủng hộ nhiệt tình,tích cực của tập thể sư phạm nhà trường nên đã 
thu được kết quả như sau:
 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
STT NỘI DUNG ĐIỀU TRA SL Đ.Tra ĐỒNG KHÔNG 
 TÌNH TỈ LỆ Đ.TÌNH TỈ LỆ
1 Phân công công tác đầu 
 mỗi năm học 40 38 95% 2 5%
 Phân công công tác 
2 đúng năng lực- chuyên 40 39 97.5% 1 0,25%
 môn
 Chấp nhận kinh nghiệm 40 40 100% 0 0
3 của người quản lí
 Phần thứ ba: KẾT LUẬN – KẾN NGHỊ:
 I/ KẾT LUẬN:
 Xây dựng bầu không khí tâm lí tập thể sư phạm trong nhà trường là điều vô 
cùng cần thiêt để làm tiền đề cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 
Người lãnh đạo phải là người đàu tàu gương mẫu, chí công vô tư trong xử lí mọi 
công việc, phải luôn hoà mình vào trong tập thể. Lãnh đạo phải là người biết làm 
công tác xã hội, xây dựng mối quan hệ tốt với địa phương, làm tốt công tác vận động 
toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Làm tốt công tác tham mưu với địa 
phương để tranh thủ sự ủng hộ đối với nhà trường, tạo điều kiện tốt cho công tác dạy 
và học. Đăc biệt người lãnh đạo phải có năng lực chuyên môn vững vàng, phong cách 
quản lí mẫu mực để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay.
 II/ KIẾN NGHỊ: 
 - Mọi thành viên trong tập thể sư phạm trường Tiểu học Krông Ana phải không 
ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề. Coi việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ là nhu cầu cần thiết của mỗi cá nhân.
 Ng ười thực hiện: Phạm Văn Hồng 9 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_bau_khong_kh.doc