Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp và kinh nghiệm thực tế trong quá trình quản lí thu, chi tài chính ở trường Tiểu học Đắc Sơn I

doc 9 trang skquanly 06/08/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp và kinh nghiệm thực tế trong quá trình quản lí thu, chi tài chính ở trường Tiểu học Đắc Sơn I", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp và kinh nghiệm thực tế trong quá trình quản lí thu, chi tài chính ở trường Tiểu học Đắc Sơn I

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp và kinh nghiệm thực tế trong quá trình quản lí thu, chi tài chính ở trường Tiểu học Đắc Sơn I
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Phổ Yên
 Tỷ lệ (%) 
 Ngày Trình độ đóng góp 
 Số Nơi công Chức 
 Họ và tên tháng chuyên vào việc tạo 
 TT tác danh
 năm sinh môn ra sáng 
 kiến
 Trường 
 Nguyễn Thị Kế 
 1 20/06/1991 Tiểu học Đại học 100
 Tuấn Anh toán
 Đắc Sơn I
 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp và 
kinh nghiệm thực tế trong quá trình quản lí thu, chi tài chính ở trường Tiểu học 
Đắc Sơn I”
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Áp dụng trong công tác quản lý, nâng cao việc quản lý thu, chi tài chính tại 
trường tiểu học Đắc Sơn I – thành phố Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 9 năm 2021 đến 
tháng 5 năm 2022
 4. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 Về nội dung của sáng kiến: “Một số biện pháp và kinh nghiệm thực tế 
trong quá trình quản lí thu, chi tài chính ở trường Tiểu học Đắc Sơn I”, được 
đưa ra nhằm mục đích tìm ra những biện pháp để nâng cao việc quản lý thu, chi 
tài chính tại trường ngày một tốt hơn. 
 Nội dung của sáng kiến bao gồm:
 4.1. Lời giới thiệu 
 Đổi mới công tác quản lý tài chính để sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách 
nhà nước và nguồn thu xã hội hoá giáo dục do nhân dân tự nguyện đóng góp và 
các khoản do các mạnh thường quân tài trợ được thực hiện chi tiêu có kế hoạch, 
tiết kiệm, đúng mục đích, công khai minh bạch là một trong những tiêu chí quan 3
chủ yếu là nhà cấp 4, đồ dùng trang thiết bị văn phòng và dạy học đã cũ và đã 
xuống cấp. Trường Tiểu học Đắc Sơn I là ngôi trường nằm ở vùng nông thôn, 
phía Tây Bắc của thị xã Phổ Yên. Cách trung tâm thị xã đi về phía Tây Bắc 02 
km, một vùng thuần nông đời sống của nhân dân phụ thuộc vào cây lúa. Địa bàn 
không bằng phẳng, đất đai không màu mỡ, gồm nhiều đồi cao, ruộng thường 
khô cằn chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống mương máng nhỏ, đời sống kinh tế 
nghèo nàn. Địa bàn dân cư thưa thớt, sống không tập trung rải khắp trong 09/23 
xóm của xã. Địa bàn xã là xã nông thôn thu nhập của người dân còn thấp nên 
việc huy động nguồn thu xã hội hoá giáo dục do nhân dân tự nguyện đóng góp 
và các khoản do các mạnh thường quân tài trợ còn hạn chế và gặp nhiều khó 
khăn. Từ năm 2019 dịch bệnh covid-19 hoành hành làm cho cuộc sống của 
người dân vô cùng khó khăn nên việc huy động các khoản đóng góp càng khó 
khăn hơn.
 4.3. Một số biện pháp và kinh nghiệm thực tế trong quá trình quản lí 
thu, chi tài chính ở trường Tiểu học Đắc Sơn I.
 Kế toán tài chính là một công việc đòi hỏi phải đảm bảo chính xác kịp 
thời đúng nguyên tắc.
 Phản ánh và ghi chép một cách thực tế và khách quan các khoản đóng góp 
của nhân dân địa phương và công tác chi tại nhà trường.
 - Kế toán nhà trường cần đảm bảo các yêu cầu sau :
 + Phản ánh kịp thời đầy đủ, chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quỹ 
kinh phí, tài sản và mọi hoạt động kế toán tài chính phát sinh trong đơn vị.
 + Số liệu trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các 
nhà quản lí có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị.
 - Tổ chức kế toán phải gọn nhẹ tiết kiệm và hiệu quả.
 Kế toán trường Tiểu học Đắc Sơn I là một đơn vị dự toán cấp III với nội 
dung chính là:
 - Kế toán các khoản huy động xã hội hóa giáo dục từ phụ huynh học sinh.
 - Kế toán chi các khoản từ Ngân sách nhà nước cấp do đơn vị cấp trên 
cấp. 5
 4.3.2.1. Thu các khoản xã hội hóa giáo dục: Thu các khoản xã hội hoá 
giáo dục do nhân dân tự nguyện đóng góp và các khoản do các mạnh thường 
quân tài trợ là một vấn đề hết sức khó khăn, do địa bàn dân cư chủ yếu là làm 
ruộng thu nhập thấp vậy làm sao có thể huy động được các khoản tiền xã hội 
hóa giáo dục như các khoản thu theo quy định, các khoản thu thỏa thuận, các 
khoản thu hộ, thu hộ - chi hộ năm học 2021-2022 của nhà trường đạt được kết 
quả cao?
 * Đối với nhà trường: Nhà trường phải căn cứ vào công văn số 
1943/SGDĐT-KHTC ngày 27/8/2021 của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thái 
Nguyên về việc thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục công lập 
năm học 2021 – 2022; Công văn số 1389/UBND-GDĐT ngày 30/08/2021 của 
Ủy ban nhân dân thị xã Phổ Yên về việc triển khai thực hiện các khoản thu chi 
trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2021 – 2022; Công văn số 
606/PGDĐT ngày 31/8/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Phổ Yên về 
việc thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 
2021-2022; và sau đó lập kế hoạch triển khai thực hiện các khoản thu theo quy 
định, các khoản thu thỏa thuận, các khoản thu hộ, thu hộ - chi hộ năm học 2021 
- 2022, phải tuân thủ tiến hành theo các bước sau: 1.Lập kế hoạch, 2. Biên bản 
họp cấp Ủy – BGH, 3. Biên bản họp hội đồng sư phạm, 4. Biên bản họp ban đại 
diện cha mẹ hoc sinh của trường, 5. Biên bản họp triển khai đến từng phụ huynh 
hoc sinh của trường. Các cuộc họp trên đã đồng ý nhất trí với kế hoạch các 
khoản thu theo quy định, các khoản thu thỏa thuận, các khoản thu hộ, thu hộ - 
chi hộ năm học 2021 - 2022 sau đó nhà trường ra thông báo chi tiết các khoản 
thu đến từng phụ huynh học để tiến hành triển khai thực hiện. 
 Nhà trường có trách nhiệm thông báo các khoản thu và đôn đốc các bậc 
phụ huynh đóng góp các khoản tiền cho nhà trường vào các buổi họp phụ huynh 
tổ chức trong năm học.
 Thường xuyên đôn đốc giáo viên chủ nhiệm thông báo tuyên truyền vận 
động các bậc phụ huynh toàn trường thu để huy động các loại quỹ nộp vào quỹ 
nhà trường để hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.
 Vào đầu năm học nhà phát cho giáo viên chủ nhiệm quyển sổ thu tiền theo 
chung một mẫu để giáo viên vào sổ riêng của mình. Thường xuyên kiểm tra sổ 
thu của giáo viên xem tình hình thu quỹ của giáo viên đến mức độ nào. Đối với 
những giáo viên thu được tiền của phụ huynh học sinh nhưng vẫn chưa nộp vào 7
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ “Quy 
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”.
 4.3.3.1. Về thanh toán chế độ cho người lao động.
 Được xác định trong tổng số biên chế được giao của đơn vị thông qua hệ 
số lương, các loại hệ số phụ cấp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 
 Đối với người lao động trong nhà trường phải ký hợp đồng và hình thức trả 
tiền lương hàng tháng cho người lao động.
 Hàng tháng khi tính lương phải có bảng chấm công hàng tháng căn cứ bảng 
chấm công lập bảng lương sau đó chuyển giấy rút dự toán ngân sách qua dịch vụ 
công ra kho bạc nhà nước Phổ Yên và chuyển vào tài khoản của từng cá nhân.
 Người lao động phải hoàn thành tốt công việc như đã ký trong hợp đồng thì 
mới được thanh toán tiền lương và thanh toán khi hoàn thành xong công việc 
của mình.
 4.3.3.2. Về chuyên môn:
 Chi cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường như: Tổ chức các 
chuyên đề cấp trường, ngoại khóa, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tổ chức 
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ điểm hàng tháng, chi hội nghị, 
hội thảo, chi hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, chi giáo viên phụ trách 
đội giỏi cấp trường, chi tập huấn chuyên môn, hội khỏe phù đổng cấp huyện, cấp 
tỉnh và cấp Quốc gia, và các hội thi khác do cấp trên tổ chức...Các hoạt động 
chuyên môn của nhà trường khi tổ chức phải có sự thống nhất, phải lập dự trù 
trước khi tổ chức các hoạt động và phải được thủ trưởng cơ quan phê duyệt dự 
toán.
 Khi tổ chức phải thực hiện tính tiết kiệm, những gì có sẵn ở trường phải 
đem ra sử dụng không thuê mướn mua mới gây tốn kém. Hồ sơ phải làm hoàn 
thiện, đầy đủ được thủ trưởng cơ quan và kế toán nhà trường ký phê duyệt. Căn 
cứ vào đó kế toán mới có đủ hồ sơ để vào sổ sách cập nhật hàng ngày.
 Không chi tiền hoặc ứng trước cho những hoạt động mà hồ sơ chưa được 
hoàn thiện, tránh tình trạng lấy tiền song không hoàn thành hồ sơ.
 4.3.3.3. Về mua văn phòng phẩm, tiền cước điên thoại, mạng internet, 
điện, nước, vệ sinh môi trường: 9
 Để quản lý thu, chi tài chính trong nhà trường có hiệu quả cao ta cần phải 
thực hiện nghiêm túc các yếu tố cần thiết trong công tác quản lý thu – chi tài 
chính nó được thiết lập với các hoạt động của nhà trường.
 Khi thực hiện phương pháp này, bản thân tôi khi viết vẫn còn có nhều thiếu 
sót trong bản sáng kiến này. Kính mong Hội đồng sáng kiến thành phố Phổ Yên 
và các đồng nghiệp góp ý kiến cho tôi để tôi hoàn thành, hoàn thiện sáng kiến 
kinh nghiệm được tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Đắc Sơn, ngày 05 tháng 05 năm 2022
 Người viết
 Nguyễn Thị Tuấn Anh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_va_kinh_nghiem_thuc_t.doc