Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch covid-19
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch covid-19
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG MẦM NON TẢ THANH OAI B MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN VỚI PHỤ HUYNH VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM CHO TRẺ TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH COVID-19 Lĩnh vực/môn : Chăm sóc nuôi dưỡng Cấp học : Mầm non Tên tác giả : Tạ Thị Dung Đơn vị công tác : Trường mầm non Tả Thanh Oai B Chức vụ : Nhân viên nuôi dưỡng Năm học: 2021-2022 toàn thực phẩm để các con có những bữa ăn ngon, đảm bảo giúp trẻ phát triển toàn diện. Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh “Cách xây dựng thực đơn hợp lý- khoa học cho trẻ tại nhà. * Cách làm cũ: Khi trẻ được học trực tiếp tại trường, để xây dựng thực đơn cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa đồng chí hiệu phó nuôi và các thành viên trong tổ nuôi, qua đó kết hợp giữa các loại thực phẩm sao cho hợp lý, khoa học. * Cách làm mới: Hướng dẫn phụ huynh nhận biết 4 nhóm thực phẩm chính. Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ được khuyến cáo cụ thể theo từng nhóm thực phẩm trẻ nên ăn và khẩu phần ăn trong một bữa. Về cách ăn uống đối với các trẻ theo từng độ, tuổi và chế độ ăn với trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi và trẻ béo phì. * Kết quả: Thông qua hoạt động kết nối những thông tin gợi ý mà tôi gửi đến các bậc phụ huynh đã có những hiểu biết và kiến thức nhất định về dinh dưỡng. Hiểu được giá trị lợi ích của các nhóm thực phẩm đối với cơ thể trẻ. Thay vì chế biến một số món ăn quen thuộc từ thịt lợn, bò, thịt gà.... Thì giờ đây các phụ huynh đã mạnh dạn hơn trong việc kết hợp nhiều lại thực phẩm với nhau tạo sự đa dạng trong việc chế biến các món ăn cho các con tại nhà. Nắm được nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn, biết thay thế các loại thực phẩm, thay đổi cách chế biến, tạo hứng thú cho mỗi bữa ăn của trẻ giúp cơ thể trẻ luôn phát triển hiền hòa cân đối, khỏe mạnh. Biện pháp 3: Trao đổi với phụ huynh để có kiến thức lựa chọn thực phẩm sạch và cách chế biến món ăn cho trẻ đảm bảo an toàn thực phẩm. * Cách làm cũ: Hàng năm, nhà trường xây dựng những bài tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, phát trên loa của trường vào giờ đón và trả trẻ, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao. * Cách làm mới: Phối hợp cùng các đồng chí giáo viên qua điện thoại, SMS, hay Zalo để nắm bắt tình hình của các con khi ở nhà xây dựng một số phương pháp hướng dẫn phụ huynh học sinh đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ khi ở nhà: Hướng dẫn phụ huynh cách kiểm tra chất lượng thực phẩm để đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ tại nhà. Hướng dẫn phụ huynh giữ gìn vệ sinh sau khi chế biến thực phẩm. Hướng dẫn phụ huynh cách bảo quản thực phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm đến khi chế biến. * Kết quả: Thông qua các bài video, tuyên truyền các buổi học zoom tôi tiếp cận được nhiều hơn với trẻ và phụ huynh. Các bậc phụ huynh đều có ý thức - Công tác phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được ban giám hiệu nhà trường cũng như phòng giáo dục huyện ghi nhận và đánh giá cao. 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. - Phụ huynh tạo cho trẻ được thói quen ăn uống khoa học, giờ giấc sinh hoạt có nề nếp. Trẻ biết ăn chín uống sôi không ăn đồ ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng. Hầu hết các con biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. - Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng cao. Các trẻ đều tăng cân và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm. Không xảy ra tình trạng ngộ độc cũng như mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi các con ở nhà và ở trường. 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử nếu có: 100% trẻ đều tăng cân và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi so với đầu năm, không có tình trạng ngộ độc cũng như mất vệ sinh an toàn thực phẩm khi các con ở nhà và ở trường. 8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Không Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2022. Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Tạ Thị Dung PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về năm mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, xã hội. Để đạt được mục tiêu đó thì ta cần phải kết hợp hài hòa giữa chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Đúng như lời chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan ” Ngày nay cùng với sự phát triển và hòa nhập của đất nước với khu vực và thế giới vì thế trình độ dân trí được nâng cao, cuộc sống đầy đủ hơn do vậy người dân quan tâm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhiều hơn. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mức để cơ thể trẻ khỏe mạnh, học tập tốt, phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo an toàn thực phẩm. Trước diễn biến tình hình dịch Covid-19 hết sức phức tạp, học sinh trên cả nước nói chung và trẻ mầm non nói riêng được nghỉ dài ngày để phòng chống dịch. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng xây dựng các bài video, bài tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ trong thời gian nghỉ dịch tại nhà. Nhưng một thực tế là trong thời gian trẻ ở nhà, sinh hoạt của trẻ bị x áo trộn, trẻ thường xuyên tiếp xúc sử dụng điện thoại, tivi, máy tính trên nhiều giờ để giải trí, trẻ ăn ngủ không điều độ, nhiều gia đình bố mẹ đi làm nên trẻ ở nhà với ông, bà được nuông chiều nên trẻ không ngoan. Lứa tuổi mầm non trẻ rất dễ nhạy cảm và tiếp thu rất nhanh những điều được người lớn dạy bảo. Thực hiện giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển con người, biết lựa chọn một cách thông minh và tự giác trong cách ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Việc này đã được triển khai tuyên truyền rộng tới các bậc phụ huynh để thực hiện tốt về giáo dục dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ và cộng đồng. Vì vậy tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các bậc phụ huynh có thể chăm sóc trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, nhằm giúp trẻ có những thực phẩm an toàn và vệ sinh nhất trong từng bữa ăn tại gia đình. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch covid-19” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình và đã áp dụng thực hiện tại trường mầm non Tả Thanh Oai B, huyện Thanh Trì đạt kết quả tốt. Đây cũng là một thông PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Hiện nay con người đang phải đối mặt với những thực phẩm bẩn, không đảm bảo về chất lượng, độ an toàn trong chế biến, sản xuất. An toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội, khi ngày càng có nhiều người mắc các bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn, kém chất lượng. Đa phần trẻ là con thuần nông, bố mẹ còn thiếu kiến thức, hiểu biết chưa đầy đủ về vấn đề giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ đối với lứa tuổi mầm non. Thậm chí nhiều gia đình bố mẹ đi làm ăn xa để trẻ ở nhà với ông bà không được chăm sóc chu đáo nên có phần làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. Cho trẻ ăn tùy thích, không được bắt buộc trẻ như thế dạ dày mới tiết dịch mạnh, ngoài ra thức ăn có hình thức đẹp, mùi vị hấp dẫn thì tuyến nước bọt mới tiết ra nhiều, gây cảm giác thèm ăn của trẻ. Khẩu phần dành cho trẻ thì phải cho trẻ ăn cùng lúc để trẻ ăn quen ăn hết khẩu phần. Vậy cho trẻ ăn uống đúng cách và hợp lý có phải tất cả chúng ta đều hiểu, nắm rõ và thực hiện tốt? Trên thực tế chúng ta vẫn phải thừa nhận có những trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra ở trẻ. Làm thế nào để không có điều đáng tiếc xảy ra? Làm thế nào để nâng cao được chất lượng dinh dưỡng cho trẻ? Làm thế nào để các cháu ăn ngon miệng, hết suất? Làm thế nào để các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con vào trường, tin tưởng vào đội ngũ cô nuôi trong trường? Câu hỏi đó cũng chính là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho đội ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như chúng tôi. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi căn cứ vào các hoạt động của cô và trẻ trong trường mầm non để tôi đưa ra các biện pháp, nguyên tắc nhằm nâng cao dinh dưỡng trong các món ăn khi tổ chức cho trẻ ăn mỗi bữa hàng ngày. Với vai trò là một cô nuôi làm việc lâu năm có kinh nghiệm, tôi cảm thấy mình cần có trách nhiệm để có thể tuyên truyền phụ huynh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bản thân, gia đình và nhất là các cháu trong trường mầm non. II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm chung Nhà trường có đội ngũ quản lý, giáo viên và cô nuôi nhiệt tình, giàu kinh nghiệm. Chất lượng nuôi dưỡng trẻ tại trường được ghi nhận đánh giá cao của phòng giáo dục huyện Thanh Trì qua các đợt kiểm tra cũng như các bậc phụ huynh. Tổng số CB,GV,NV nhà trường có 68 đồng chí (3 đồng chí ban giám hiệu, 48 đồng chí giáo viên, 11 đồng chí cô nuôi, 1 đồng chí kế toán và 5 đồng 3. Điều tra số liệu trẻ đầu năm Tôi dùng phiếu điều tra để khảo sát gửi đến các lớp sau đó tổng hợp được kết quả như sau: Tổng số trẻ 576, trẻ mẫu giáo là: 511, nhà trẻ là 65 trẻ. Mẫu giáo STT Nội dung thử nghiệm Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ đạt % chưa đạt % Biết và phân biệt được những loại thực phẩm thông thường và ích lợi 1 457 79.3 119 20,7 của thực phẩm đối với sức khoẻ Trẻ biết ăn uống đầy đủ, hợp lý để 2 316 54.9 260 42,1 cơ thể khoẻ mạnh. Trẻ biết vệ sinh tay sạch sẽ trước 3 358 62,2 218 37,8 khi ăn. Phụ huynh có kiến thức về sử dụng 4 342 59,4 234 40,6 các loại thực phẩm sạch. Phụ huynh phối kết hợp với nhân 5 viên trong cách lựa chọn và chế 328 56,9 248 43.1 biến món ăn đảm bảo ATTP. Phụ huynh quan tâm đến những 6 280 48,6 316 51,4 video tuyên truyền về ATTP Xuât phát từ thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để thực hiện “Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ trong thời gian nghỉ dịch Covid-19” đạt hiệu quả cao nhất. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau: III. Các biện pháp 1. Biện pháp 1: Nhà trường tổ chức các buổi họp trực tuyến với phụ huynh để tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ tại nhà. Cách làm cũ: Những năm học trước nhà trường đã xây dựng hình thức tổ chức các buổi học zoom kết nối, chia sẻ tới phụ huynh học sinh trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp học sinh không được đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền này chưa thu hút được phụ huynh và học sinh nên các buổi họp chưa đạt kết quả cao. Cách làm mới: Khắc phục những hạn chế từ cách làm cũ năm học này. Do dịch bệnh Trước khi quay, chúng tôi chuẩn bị nghiên cứu thật kỹ nội dung, kịch bản, để làm sao có thể làm ra một video, clip gần gũi, dễ hiểu để phụ huynh có thể thực hiện trong những ngày nghỉ dịch. Tôi luôn nỗ lực, trăn trở làm sao để những video, clip do mình làm ra có thể làm tư liệu để các bậc phụ huynh có kiến thức cơ bản về an toàn thực phẩm. Tôi thường lên mạng tìm kiếm những hình ảnh, nội dung sinh động phù hợp nội dung đề tài để lồng ghép vào video, tạo nên sự hứng thú với trẻ. Tôi đã kết hợp với các cô trên lớp tuyên truyền đến phụ huynh về chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học cũng như tầm quan trọng của vấn đề an toàn thực phẩm giúp phụ huynh thấy được tác hại của việc không đảm bảo an toàn thực phẩm. Từ đó phụ huynh kết hợp với nhà trường chăm sóc, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ ở nhà đạt hiệu quả cao. Để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tôi còn xây dựng một số bài tuyên truyền về phòng chống ngộ độc thực phẩm, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc. Qua đó các phụ huynh đã hiểu tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trong gia đình. Những video của tôi nhận được rất nhiều lượt xem và phản hồi tích cực từ phía các bậc phụ huynh. Đây là nguồn động lực to lớn đối với những cô nuôi như chúng tôi. Kết quả: Trong năm học này tôi đã quay được 07 bài video hướng dẫn cách chế biến món ăn phù hợp với trẻ nhỏ và 05 bài tuyên truyền về phòng chống dịch và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà đã gửi vào kho học liệu của trường để gửi zalo các lớp. Qua các bài video, tuyên truyền đã chia sẻ với phụ huynh tôi nhận được nhiều lượt tương tác và phản hồi tích cực từ phía phụ huynh, rất nhiều cha mẹ đã ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm, hiểu biết nhiều hơn về an toàn thực phẩm để các con có những bữa ăn ngon, đảm bảo giúp trẻ phát triển toàn diện. 2. Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh “Cách xây dựng thực đơn hợp lý- khoa học cho trẻ tại nhà. Cách làm cũ: Để xây dựng được một thực đơn hợp lý khoa học ở trường thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng và các thành viên trong tổ nuôi, qua đó sẽ kết hợp các loại thực phẩm sao cho hợp lý, bổ dưỡng và phù hợp với sở thích, lứa tuổi của trẻ. Cách làm mới:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tuyen_truyen_voi_phu.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tuyên truyền với phụ huynh về chế độ dinh dưỡng và an toàn th.pdf