Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu ở trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu ở trường THCS

Một số biện pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu ở trường THCS ỦY BAN NHÂN DAN HUYỆN BA VÌ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Một số biện pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu ở trường THCS Lĩnh vực: Quản lý Cấp học: THCS Tên tác giả: Chu Thị Minh Tú Đơn vị công tác: trường THCS Chu Minh Chức vụ: Phó Hiệu trưởng NĂM HỌC: 2019-2020 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lý luận Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ vai trò của giáo dục: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” ( Theo điều 35: Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992) - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở nhà trường - Tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng giải pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động phụ đạo học sinh yếu kém đạt kết quả cao. 6. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát thực tế - Thống kê kết quả giáo dục của Nhà trường - Phân tích, đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm 7. Đóng góp mới của đề tài Thiết kế các giải pháp quản lý, chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu để nâng cao chất lượng chung của nhà trường. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của quản lý, chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu 1.1. Những khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu • Học sinh yếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập: Học sinh yếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập là những học sinh phát triển không bình thường về mặt khả năng nhận thức, không theo được chương trình và các bạn trung bình trong lớp, biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau: - Động cơ học tập lệch lạc, mờ nhạt hoặc bị thui chột. - Tri thức các môn học phiến diện, hẫng hụt, tụt hậu so với bạn bè và so với yêu cầu, kỹ năng thực hành yếu hoặc di chuyển sang lĩnh vực hoạt động theo những mục đích , động cơ ngoài việc học tập. Kết quả hoạt động thất thường, yếu kém và không có độ tin cậy cao. - Thái độ tiêu cực trong học tập, chán ghét, không ham thích những hoạt động học tập từ đó dẫn đến hành vi tiêu cực, gian dối, đối phó hoặc có những biểu hiện ghen tức bạn bè học khá, thù ghét những thầy cô giáo nghiêm khắc, hay bỏ học hay trốn tiết. • Giáo dục học sinh yếu kém: - Giáo dục học sinh yếu kém là quá trình tác động của những người làm công tác giáo dục tới đối tượng học sinh có trình độ chưa đạt tiêu chuẩn giáo dục. - Học sinh yếu kém là những học sinh trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách đã có những biểu hiện không bình thường về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức cần được sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, gia đình, xã hội cũng như sự nỗ lực của chính các em. Vì vậy, giáo dục học sinh yếu kém trước hết là quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng nhân cách cho các em; hướng dẫn các em có phương pháp học tập đúng đắn; động viên, khuyến khích các em có hứng thú, niềm tin trong học tập • Biện pháp quản lý, quản lý giáo dục: - Biện pháp quản lý là phương pháp được sử dụng để tiến hành giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý. - Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý( hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Như vậy, quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục chính là công tác quản lý nhà trường, tìm ra cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể tác động đến đội ngũ giáo viên, học sinh; có vai trò quan trọng , quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo kế hoạch năm học và yêu cầu phát triển giáo dục. Nếu như Một số biện pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu ở trường THCS sở vật chất thiếu thốn như vậy rất hạn chế cho các hoạt động của nhà trường, đặc biệt hoạt động chuyên môn. 2.2. Thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu ở nhà trường khi chưa áp dụng đề tài - Thống kê số lượng học sinh yếu đầu năm học 2019-2020 đều là những học sinh học yếu 2 hoặc cả 3 môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh . Chính vì vậy, tôi khảo sát số lượng học sinh yếu môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh, kết quả như sau: Môn Khối 6 ( HS học Khối 7 ( HS học Khối 8 ( HS học Khối 9 ( HS học yếu) yếu) yếu) yếu) Toán 28 18 27 14 Văn 10 7 13 10 Anh 21 13 7 6 • Thực trạng về công tác phụ đạo học sinh yếu của nhà trường: - Mặt mạnh: Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo chuyên môn, đầu tư đội ngũ tốt nhất tới công tác phụ đạo học sinh yếu, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Điều đó ảnh hưởng tích cực tới nhận thức của phụ huynh và học sinh. Công tác phụ đạo học sinh học yếu cũng được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhân dân ủng hộ, tin tưởng. Từ đó, giáo viên và học sinh cũng nhận thức được vai trò nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. - Mặt yếu: + Một số giáo viên còn ngại việc khi phải dạy đối tượng học sinh yếu + Một số học sinh yếu còn chưa tích cực, chăm chỉ , thỉnh thoảng nghỉ học phụ đạo tự do. + Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con, phó mặc cho nhà trường + Nguồn kinh phí hỗ trợ, bồi dưỡng cho giáo viên phụ đạo còn hạn hẹp + Nhiều học sinh ở với ông bà, không có bố mẹ, nên không được đôn đốc kịp thời, khó liên lạc qua điện thoại. 2.3. Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu ở nhà trường Biện pháp 1: Phối hợp với các tổ chức đoàn thể: • Với trung tâm học tập cộng đồng Những năm học trước nhà trường cũng đã phụ đạo học sinh yếu kém. Nhưng dần dần lớp không tiếp tục học được. Bởi thực tế, đa số đối tượng học sinh này đều có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh không quan tâm, các em không kiên trì theo học, theo học vài buổi xong rồi tự bỏ. Vì vậy, đầu năm học, nhà trường đã trực tiếp gặp Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng địa phương đề nghị được quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần, hỗ trợ tiền sách vở cho học sinh. Hỗ trợ tiền xăng xe, phấn bút cho giáo viên. Nhà trường nhận được sự ủng hộ , nhất trí của Trung tâm về vấn đề nhà trường đề xuất. • Với Hội Phụ nữ xã: - Giáo viên bộ môn phải giáo dục cho học sinh ý thức học tập bộ môn, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho các em có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn; - Đánh giá học sinh theo quan điểm nhìn nhận sự tiến bộ để động viên khích lệ các em trong quá trình học tập; - Giao công việc phù hợp với khả năng của các em; - Kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc đôn đốc, kiểm tra thời gian học tập ở nhà và thời gian học phụ đạo ở trường của các em; - Đối với các học sinh yếu, kém yêu cầu giáo viên dạy bám chuẩn kiến thức kỹ năng, có các câu hỏi, yêu cầu phù hợp với trình độ của các em. Các tiết phụ đạo giáo viên để phần lớn thời gian ôn tập, khắc sâu kiến thức cho các em; - Khuyến khích, động viên và tạo mọi điều kiện các em học bài và chuẩn bị bài tốt ở nhà, thực hiện tốt kế hoạch phụ đạo, để có kết quả tốt hơn trong học tập. B. Biện pháp thực hiện 1. Đối với Ban giám hiệu trường: - Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém Toán, Văn, Anh được khảo sát đầu năm và sẽ phụ đạo những em học sinh này ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh trong năm học 2019-2020 và triển khai đến toàn thể giáo viên,phụ huynh học sinh và học sinh . - Lấy kết quả và lập danh sách HS có điểm dưới 5 các môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh thông qua bài khảo sát đầu năm. - Giao cụ thể cho GV bộ môn trực tiếp giảng dạy xây dựng kế hoạch phụ đạo. - Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm theo dõi công tác phụ đạo của giáo viên và từng thời điểm có nhận xét, rút kinh nghiệm. 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn; Tổng phụ trách Đội - Đối với GVCN: Đôn đốc học sinh đi học phụ đạo, thường xuyên phối hợp với GVBM để nắm tình hình và thông tin cho PHHS để kết hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục học sinh. - Đối với GV bộ môn: Lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém trình cho Tổ CM và BGH ký duyệt và nhận lại kẹp vào sổ điểm . Hàng tháng có nhận xét tiến độ học tập của các em để có hướng điều chỉnh. - Đối với Tổng phụ trách Đội : Thường xuyên nhắc nhở các em qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, các tiết sinh hoạt đội. Tổ chức các nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến, câu lạc bộ học toán tuổi thơ, câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt.... 3. Phân công - lịch dạy: STT Môn Lớp Họ tên GV dạy 1 Toán 6A, 6B, 6C Nguyễn Thị Oanh 2 Toán 7A,7B, 8B Nguyễn Tài Hiệp 3 Toán 8A, 9A, 9B Nguyễn Xuân Hùng 4 Văn 6A Nguyễn Thị Huân 5 Văn 6B Nguyễn Thị Mai Anh 6 Văn 6C, 7B Nguyễn Thị Hương Giáo viên bộ môn Toán trực tiếp giảng dạy lớp mình phụ trách Một số biện pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu ở trường THCS Để so sánh, đối chiếu kết quả áp dụng các biện pháp quản lý, chỉ đạo giảm tỷ lệ học sinh yếu, tôi làm thống kê số học sinh yếu thông qua kết quả khảo sát đầu năm, cuối kỳ I, cuối kỳ II các môn đã được phụ đạo là môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và cho kết quả thống kê qua bảng sau: Môn Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9 Đầu Cuối Cuối Đầu Cuối Cuối Đầu Cuối Cuối Đầu Cuối Cuối năm kỳ I kỳ II năm kỳ I kỳ II năm kỳ I kỳ II năm kỳ I kỳ II Toán 28 24 11 18 13 6 27 22 9 14 10 2 Văn 10 8 3 7 4 1 13 9 2 10 6 1 Anh 21 16 7 13 10 4 7 3 1 6 3 1 Khi áp dụng đề tài trên trong công tác quản lý, chỉ đạo giảm tỷ lệ học sinh yếu của trường, giáo viên được phân công nhiệt huyết hơn, học sinh tích cực hơn, tự tin hơn, đảm bảo chuyên cần hơn. Kết quả học sinh học yếu 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh được giảm đi rõ rệt, kéo theo tỷ lệ học sinh yếu cũng giảm đi.Trong năm học 2019-2020 , học sinh lớp 9 tốt nghiệp 100%; trong năm học không có học sinh bỏ học. Sự thành công trong công tác phụ đạo học sinh yếu là một điểm nhấn trong báo cáo tổng kết năm học 2019-2020 - Hoạt động dạy và học là một hoạt động chính của nhà trường. Vì thế, công tác chỉ đạo, quản lý việc dạy và học là vô cùng quan trọng. Người quản lý tìm ra phương pháp áp dụng nâng cao chất lượng, giảm tỷ lệ học sinh yếu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung. - Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn phải tâm huyết thì mới có giải pháp phù hợp trong công tác quản lý, chỉ đạo. Phải xây dựng kế hoạch chi tiết, xác định rõ mục tiêu, áp dụng biện pháp khả thi. Sắp xếp các nguồn lực một cách khoa học, huy động mọi nguồn lực vào việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Người quản lý chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả, tổng kết và rút kinh nghiệm theo từng đợt để quá trình phụ đạo phát huy được những mặt mạnh, rút kinh nghiệm và kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp. - Phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể giáo viên, phụ huynh học sinh, vafhats huy dân chủ trong quá trình cộng tác giữa người quản lý và giáo viên. Tôn trọng và áp dụng những sáng kiến hay của giáo viên. - Phải có kế hoạch chỉ đạo dài hạn. Trong quá trình triển khai kế hoạch bồi dưỡng cần nghe ngóng linh hoạt thay đổi giải pháp phù hợp, học hỏi kinh nghiệm của các trường bạn. - Cuối mỗi học kỳ đều có sự thông qua kết quả phụ đạo với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để kịp thời đôn đốc, uốn nắn, động viên học sinh, để gia đình nắm bắt được tình hình chuyển biến của con em họ, từ đó tạo mọi điều kiện cho việc ọc ở nhà của các em - Nhà trường phải hiểu quan điểm : Một nghìn tiền công không bằng một đồng tiền thưởng để kịp thời khen thưởng giáo viên học sinh. Để cả thầy và trò luôn luôn cố gắng để đạt kết quả cao nhất 2. Khuyến nghị:
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_quan_l.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu.pdf