Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội Trường TH Tình Thương

doc 22 trang skquanly 31/01/2025 672
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội Trường TH Tình Thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội Trường TH Tình Thương

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội Trường TH Tình Thương
 Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội.
 UBND HUYỆN KRÔNG ANA
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 Tên đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian 
trong hoạt động Đội”
 Lĩnh vực: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Họ và tên tác giả: Phạm Lê Thùy Duyên
 Đơn vị:Trường TH Tình Thương
 1
 Dray Sáp, ngày 25 tháng 04 năm 2019 Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội.
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 I. Đặt vấn đề:
 Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, không 
phải trò chơi dân gian nào cũng phù hợp với các em học sinh tiểu học, việc lựa 
chọn các trò chơi dân gian cho các em học sinh tiểu học, đưa ra những biện pháp để 
tổ chức trò chơi dân gian phát huy hiệu quả là một việc không đơn giản. Vì vậy, 
cần lựa chọn các trò chơi và đưa ra cách tổ chức trò chơi là việc làm hết sức cần 
thiết. Trò chơi phải có luật chơi và cách chơi phải đơn giản, dễ chơi và dễ nhớ.
 Đối với các em thiếu nhi, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình 
thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là 
nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức 
hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò 
chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn 
kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp 
phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt 
Nam.
 Tuy nhiên thực tế tại trường tiểu học, trò chơi dân gian chưa mang lại hiệu 
quả cao, nguyên nhân do học sinh được phân chia nhiều độ tuổi khác nhau, mỗi độ 
tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Việc lựa 
chọn nhóm trò chơi phù hợp với từng độ tuổi, đối tượng chưa được coi trọng. Đặc 
biệt, trường tiểu học Tình Thương có hơn 99% các em là học sinh dân tộc thiểu số, 
là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vốn tiếng việt của các em còn hạn chế, 
đặc biệt các em học sinh lớp 1 chưa thành thạo tiếng việt, vì thế gặp nhiều khó khăn 
khi truyền tải nội dung, về cách chơi, luật chơi, hơn hết đối tượng học sinh hoàn 
toàn khác biệt với các trường tiểu học khác trên địa bàn, khiến việc chọn nhóm trò 
chơi phù hợp với các em học sinh lại càng khó khăn hơn. 
 Với vai trò là giáo viên Tổng phụ trách Đội, hằng ngày tiếp xúc với các em, 
tôi luôn tìm hiểu nhu cầu khi chơi ở các em học sinh qua các tiết sinh hoạt ngoại 
khóa và tôi đã bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu để lựa chọn các trò chơi dân gian cho các 
em tham gia chơi sao cho phù hợp, để giúp các em phát triển toàn diện, giữ gìn bản 
sắc văn hóa dân tộc, rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo và phát huy tính nhạy cảm, tư 
duy toàn diện qua các trò chơi dân gian, vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Một số biện 
pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội”
 II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu:
 Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức trò chơi trong hoạt động Đội nhằm 
phát triển nhân cách, đạo đức và lối sống cho các em khi tham gia hoạt động vui 
chơi trong hoạt động đội.
 3 Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội.
buổi học để có được: “Mỗi ngày đến người là một ngày vui” ngoài ra thông qua 
việc tham gia các trò chơi giáo viên còn có mối quan hệ chặt chẽ hơn đối với tổng 
phụ trách Đội, có thêm nhiều kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho các em tham 
gia sinh hoạt tập thể trong hoạt động đội, giúp cha mẹ học sinh có cái nhìn tích cực 
hơn và yên tâm hơn khi thấy con em mình có một môi trường giáo dục lành mạnh.
 II. Thực trạng vấn đề:
 Trường tiểu học Tình Thương đóng trên địa bàn xã Dray Sáp, học sinh thuộc 
3 buôn: Buôn Tuôr, buôn Tuôr B và buôn KaLa. Là trường thuộc vùng sâu, vùng 
xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Ana. Năm học nào trường cũng có 
hơn 99% các em là học sinh dân tộc thiếu số. Hằng năm, hoạt động Đội được nhà 
trường quan tâm, lực lượng thanh niên trong nhà trường nhanh nhẹn nên việc tổ 
chức sinh hoạt trò chơi dân gian và các hoạt động khác gặp nhiều thuận lợi, công 
tác tổ chức trò chơi dân gian cũng từ đó mà dần dần trở nên có hiệu quả hơn so với 
các năm học trước. Các em học sinh đang ở độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi, đây là độ tuổi 
ham thích sự vui nhộn, thích khám phá những điều mới lạ vì thế trò chơi dân gian 
chính là cơ hội cho các em khám phá sự mới lạ hằng ngày mà các em ao ước, tham 
gia trò chơi không chỉ phát triển về thể chất, tính nhanh nhẹn, sáng tạo mà đây là cơ 
hội để các em đoàn kết, gần gũi với nhau, đồng thời còn được tăng cường môn 
tiếng Việt và các môn học khác cho mình. 
 Bên cạnh những thuận lợi, qua quá trình tổ chức trò chơi dân gian cho các em 
gặp khá nhiều trở ngại, vì các em học sinh là người dân tộc thiếu số nên kĩ năng 
giao tiếp chưa tự tin, các em còn rụt rè, nhút nhát. Một số nhóm các em chưa thuần 
thục các động tác chơi, phụ thuộc nhiều vào phong tục tập quán của địa phương, 
cách chỉ đạo của nhóm trưởng chưa cụ thể, dứt khoát, các em chưa biết phối hợp để 
chơi cùng nhau. Tổng phụ trách Đội và anh chị phụ trách các lớp chưa được tập 
huấn về nội dung này nên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kĩ năng để tổ chức 
sinh hoạt trò chơi dân gian. Tổng phụ trách Đội, các giáo viên chú nhiệm là các 
(anh) chị phụ trách chưa có nhiều vốn tiếng dân tộc nên đôi lúc còn gặp nhiều khó 
khăn trong giao tiếp với các em học sinh nhất là học sinh lớp 1 các em chưa nói 
thông thạo tiếng Việt dẫn đến học sinh không hiểu, hoặc hiểu chậm khi truyền tải 
nội dung về trò chơi. Anh chị phụ trách của các lớp chưa hiểu hết vai trò và ý nghĩa 
của các trò chơi, nhiều khi còn xem nhẹ việc tổ chức và tham gia sinh hoạt với các 
em.
 Nhằm giúp cho việc nghiên cứu đề tài mang tính khả thi, trước khi thực hiện 
đề tài, ngay từ đầu năm học 2016-2017 tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ học sinh 
tại trường với những câu hỏi như: Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời mà em lựa 
chọn:
 5 Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội.
 - Lên kế hoạch tham mưu để phối kết hợp với các tổ chức trong ngoài nhà 
trường: Trong nhà trường giữa Đoàn – Đội, Đội – Nhà trường, ngoài nhà trường: 
Đoàn xã, UBND xã – Nhà trường, hội đồng Đội huyện – Nhà trường... để mang lại 
hiểu quả tốt nhất. 
 - Mỗi năm học lên kế hoạch tổ chức tập huấn ít nhất 2 lần cho ban chấp hành 
liên, chi đội, cho anh chị phụ trách các lớp, trong đó hướng dẫn về cách triển 
khai,tổ chức đánh giá các trò chơi dân gian trong nhà trường. 
 2. Lựa chọn trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh.
 - Đối với các em học sinh khối 1,2 (6-7 tuổi) giao tiếp của các em còn gặp 
nhiều hạn chế, hành động, phản xạ còn chậm, rụt rè, thiếu tự tin nên lựa chọn các 
trò chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
 Ví dụ: Trò chơi kéo co, bịt mắt bắt dê...
 - Đối với các em học sinh khối 3,4,5 (8-10 tuổi) độ tuổi này học sinh có sự 
nhanh nhẹn, linh hoạt cao, vì thế yêu cầu độ khó ở các trò chơi cao hơn, trò chơi 
cũng vì thế mà phong phú về hình thức hơn.
 Ví dụ: Trò chơi cướp cờ, ô ăn quan, nhảy dây....
 3. Chia nhóm trò chơi, giới thiệu một số trò chơi dân gian
 - Trò chơi dân gian được chia làm 2 nhóm: Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo 
và nhóm trò chơi học tập
 3.1 Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo: là nhóm trò chơi theo chủ đề nhằm 
phát triển trí lực, giáo dục thể chất, là hoạt động có ý thức, nhằm để đạt được 
những kết quả, những mục đích có điều kiện đã được đặt ra, trong khi thực hiện 
nhiệm vụ của trò chơi, mỗi người trong từng vai trò của mình phải sử dụng các hoạt 
động như: Đi, chạy, nhảy, ném, vỗ, đập, leo, mang vác, bò trườn...Nhóm trò chơi 
vận động, sáng tạo được tổ chức ở một không gian rộng rãi, thoáng đãng, đặc biệt 
phải an toàn và phù hợp với trò chơi, để tổ chức các trò chơi thuộc nhóm trò chơi 
này cần quảng thời gian tầm vài tiếng đến 1 buổi tùy theo thời lượng của trò chơi 
khác nhau mà thơi gian tổ chức cũng khác nhau, tùy theo từng độ tuổi, đối tượng 
học sinh mà triển khai trò chơi cho phù hợp. Ví dụ: Các em học sinh khối 1,2,3 
tham gia trò chơi với mức độ đơn giản, yêu cầu về độ khó thấp hơn các em học 
sinh khối 4,5. Tôi xin đưa ra một số trò chơi ở phần nội dung này như sau:
 *Trò chơi: Cướp cờ.
 - Mục đích: 
 + Luyện khả năng nhận biết về mục tiêu và ý nghĩa của trò chơi.
 + Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật, đoàn kết đồng đội.
 7 Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội.
 - Vật liệu sử dụng: Các viên đá, sỏi hoặc các vật liệu nhỏ.
 - Cách chơi, luật chơi:
 Cách sắp xếp quân: Bao gồm 10 ô vuông (ô dân) và 2 ô bán nguyệt (ô qua) ô 
dân được sắp xếp thành 5 ô vuông đối xứng nhau mỗi ô vuông có 5 dân, mỗi ô 
quan có 1 quân, chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kì do người đó 
chọn trong số 5 ô vuông của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu 
từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý.
 Hình 2: Lớp 5A1 chơi trò chơi ô ăn quan 
 trong tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
 Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp 
như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số 
quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Trường hợp ăn quân, nếu liền sau đó là một 
ô trống (ô dân) rồi đến một ô có chứa quân (không phân biệt ô quan hay ô dân thì 
người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi 
bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. Còn đối với trường hợp ăn liên tiếp, 
nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân thì người 
chơi có quân ăn tiếp quân ở ô này. Nếu lại tiếp tục một ô trống rồi đến ô có quân thì 
người chơi có quyền ăn tiếp quân của các ô. Đối với trường hợp mất lượt, nếu liền 
sau đó là ô quan (có quân hoặc không có quân) hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi 
vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. 
 Khi kết thúc toàn bộ dân và quan ở 2 ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô 
quan đã ăn hết nhưng vẫn còn quân trong những ô vuông thì quân trong những ô 
vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy, lúc này được gọi là “Hết 
quan toàn dân kéo về”. 
 9 Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội.
 Dụng cụ chơi là một cuộn dây thừng có chiều dài bằng 2 đến 4 lần sải cánh tay 
tùy theo nhảy đơn, đôi hoặc nhảy tập thể. 
 Hình 3,4: Khối 3 chơi trò chơi nhảy dây đơn, nhảy đôi
 Nhảy đơn là tự mình quăng dây rồi nhảy. Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, 
dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy 
thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân.
 Người chơi cứ tiếp tục nhảy đúng theo số lần quy định của cuộc chơi. Nếu 
vướng dây thì bị phạt.
Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người 
cầm dây như cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai 
người 
 Nhảy tập thể: là có 2 người đứng 2 đầu cầm dây quăng, một người hoặc có thể 
cả hai ba người nhảy lựa chiều cùng vào rồi nhảy theo chiều dây quăng. Nếu bị vấp 
tức là phạm lỗi thì phải ra thay cho người cầm dây để trò chơi cứ thế tiếp tục.
 Hình 5: Khối 3 chơi trò chơi nhảy dây tập thể
 11 Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động Đội.
 Lời 1: Lời 2
 Chi chi chành chành Chi chi chành chành Sáo nằm gốc mít 
 Nhớ rút cho nhanh Chim oanh học nói Khóc mẹ hu hu ! 
 Tay xoè ngón đặt Khỉ già múa rối
 Miệng đặt mắt nhìn Chó sói đuổi bò 
 Đi trốn đi tìm Rùa nhảy khỏi hồ 
 Ú tim oà ập ! Bắt cò ăn thịt 
 4. Dựa vào cách chơi truyền thống, thay đổi làm mới trò chơi.
 Bản thân tôi khi áp dụng cách chơi truyền thống cảm thấy học sinh dễ nhàm 
chán, chưa thực sự hứng thú và số lượng tham gia không được như mong muốn vì 
vậy tôi tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương pháp để gây sự hứng thú, hấp dẫn hơn, 
từ đó học sinh tham gia hiệu quả hơn, vì vậy ở 2 nhóm trò chơi tôi đã đổi mới một 
số phương pháp, vật liệu trò chơi như sau:
 4.1 Nhóm trò chơi vận động, sáng tạo:
 *Trò chơi: Cướp cờ:
 - Mục đích khi thay đổi làm mới trò chơi:
 + Luyện khả năng nhận biết về mục tiêu và ý nghĩa của trò chơi.
 Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, tính kỷ luật, đoàn kết đồng đội.
 + Ôn luyện kiến thức các môn học: Tiếng việt, toán
 - Vật liệu sử dụng: Cờ được thay bằng học sinh.
 - Cách chơi và luật chơi: Chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng 
nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm 
theo số thứ tự 1,2,3,4,5 các bạn phải nhớ số của mình. 
 Quản trò ra câu hỏi bất kỳ liên quan đến kiến thức môn học (toán, tiếng 
việt) thành viên có số bất kỳ của hai đội chơi trả lời câu hỏi, trả lời đúng thì 
nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ về đội của mình.
 Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về, một lúc quản trò có thể ra nhiều 
câu hỏi các thành viên thay nhau trả lời để tăng số lượng tham gia cướp cờ.
 Với trò chơi này khi chưa được thay đổi làm mới cách chơi, trò chơi thuộc 
nhóm trò chơi vận động, sáng tạo. Tuy nhiên khi thêm phần câu hỏi để ôn luyện 
kiến thức, trò chơi vừa có thể thuộc nhóm trò chơi học tập vừa thuộc nhóm trò chơi 
vận động, sáng tạo.
 *Trò chơi: Ô ăn quan
 - Mục đích khi thay đổi làm mới trò chơi:
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan.doc