Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức, hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong trường Tiểu học

doc 11 trang skquanly 30/04/2025 540
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức, hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức, hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức, hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong trường Tiểu học
 PHỊNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN EAKAR
 TRƯỜNG TIỂU HỌC MẠC THỊ BƯỞI
 *****************
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO 
 VIÊN
 NĂM HỌC: 2008 -2009
 HỌ VÀ TÊN: VŨ THỊ HOA
 CHỨC VỤ: PHĨ HIỆU TRƯỞNG 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC MẠC THỊ BƯỞI
 Eakar, ngày 5 tháng 4 năm 2009
 1 trong xã hội , bản thân họ cịn non yếu ở vấn đề gì để từ đĩ tích cực bồi dưỡng 
và tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề cho bản thân. Từng bước đáp ứng được 
yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục và của tồn xã hội. Chính vì vậy tơi 
mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức, hoạt động bồi dưỡng giáo 
viên năm học: 2008- 2009” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác bồi dưỡng giáo viên ở trường 
Mạc Thị Bưởi, đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao 
chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong thời gian tới.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 1. Tìm hiểu cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận của đề tài.
 2. Phân tích thực trạng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường.
 3. Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Bồi dưỡng giáo viên là hoạt động cĩ nhiều hình thức đa dạng và phong phú. 
Song trong tơi chỉ nghiên cứu cơng tác bồi dưỡng giáo viên của trường thông 
qua các phương thức: dự giờ, thao giảng, sinh hoạt tổ chuyên mơn.
 PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1.Cơ sở pháp lý.
 * Chỉ thị 40 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 15/6/2004 và quyết 
định số số 09/2005/QD- TTg của thủ tướng chính phủ về việc xây dựng nâng 
cao chất lượng đội ngũ và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hĩa, nâng 
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hĩa, đảm 
bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh 
chính trị, phẩm chất đội ngũ, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ 
chuyên mơn của nhà giáo , đáp ứng địi hổi ngày càng cao của sự nghiệp giáo 
dục trong cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước”
 Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ: Nhà giáo cĩ quyền được nâng cao trình độ , 
bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ ( điều 73)
 - Nhà nước cĩ chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên mơn nghiệp vụ để 
 nâng cao trình độ và chuẩn hĩa nhà giáo (điều 80)
 - Chỉ thị số 22/2003/CT- BGD&ĐT ngày 5/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục & Đào tạo đã đề ra mục tiêu bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục 
 3 pháp bồi dưỡng giáo viên ở các cấp, một số nguyên tắc đã được đúc kết, được 
coi là sự vận dụng nguyên lý giáo dục của Đảng, Nhà nước trong nhà trường 
 • Nguyên tác bảo đảm tính thống nhất giữa bồi dưỡng tư tưởng, chính trị 
 đạo đức, với chuyên mơn, nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn.
 • Hoạt động bồi dưỡng khơng bao giờ kết thúc. Mỗi giáo viên cần phải 
 xác định rõ là phải học tập thường xuyên và suốt đời.
 • Mỗi nhà trường cần phải thiết kế chương trình bồi dưỡng riêng phù hợp 
 với thực tế trường mình
 • Bơì dưỡng tại trường sẽ thành cơng hơn khi gửi cán bộ giáo viên bồi 
 dưỡng nơi khác. Cần khuyến khích càng nhiều người bồi dưỡng càng tốt
 • Cần phân tích nhu cầu và mối quan tâm của giáo viên để đưa ra nội dung 
 cách thức phù hợp “ về tuổi tác, hiểu biết, kinh nghiệm, nhu cầu và hứng 
 thú học tập”
 • Trong cơng tác bồi dưỡng cố gắng sử dụng tất cả các nguồn lực cĩ sẵn 
 trong nhà trường. 
 • Bồi dưỡng thường xuyên giúp nhà trường luơn đổi mới và cĩ thể đối mặt 
 được những thử thách mới.
 1.4.Nội dung bồi dưỡng giáo viên
 Trong nhà trường, người giáo viên cĩ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc 
đào tạo, rèn luyện, phát triển trí tuệ và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Ở 
tầm vĩ mơ, đội ngũ giáo viên gĩp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, 
đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ 
quốc. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010, Đảng ta đã nêu 
rõ: “ Cơng nghiệp hĩa gắn với hiện đại hĩa ngay từ đầu và trong suốt các giai 
đoạn phát triển. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh 
tế tri thức ở nước ta”
 Ngày nay cơng nghệ thơng tin phát triển nhanh, tạo ra những phương pháp, 
phương tiện giao lưu mới, mở rộng các khả năng học tập tạo cơ hội cho mỗi 
người cĩ thể học dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhà trường khơng cịn là nơi 
duy nhất đem đến cho học sinh những tri thức mới. Tuy nhiên giáo dục trong 
nhà trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên vẫn là con đường đáng tin 
cậy và cĩ hiệu quả nhất làm cho thế hệ trẻ tiếp thu cĩ mục đích tri thức khoa 
học. Vai trị của giáo viên là phải lựa chọn những tri thức cơ bản, hiện đại phù 
hợp với mục tiêu giáo dục của bậc học, chuyển tải đến học sinh với sự hấp dẫn 
cao.
Trong bối cảnh kỹ thuật cơng nghệ phát triển đang tạo ra sự chuyển dịch hướng 
giá trị, giáo viên khơng chỉ đĩng vai trị truyền đạt trí thức mà cịn phải phát 
triển cảm xúc, thái độ, hành vi của học sinh, đảm bảo người học làm chủ được 
và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đĩ, giáo viên phải quan tâm phát triển ở 
 5 - Thảo luận
 - Tham quan học tập kinh nghiệm ở đơn vị bạn.
 - Luân chuyển cơng việc.
 - Tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
 2.5.4. Bồi dưỡng thơng qua các thơng tin đại chúng.
 - Qua đài phát thanh, truyền hình.
 - Qua phim ảnh, băng hình, đĩa CD, VCD.
 - Qua báo chí, internet.
 2.5.5. Phương pháp tự học.
 Tự học là hình thức để khích lệ học tập độc lập và học suốt đời của mỗi 
người. Đối với giáo viên, những người được đào tạo sư phạm, cĩ trình độ học 
vấn nhất định thì hình thức học mà do tự mình điều khiển thường sâu sắc hơn 
và lâu dài hơn và hình thức học tập do người khác điều khiển, để việc tự học 
của cá nhân cĩ hiệu quả cần chú ý.
 - Mỗi giáo viên tự lựa chọn một chủ đề mà họ muốn được học một cách 
 độc lập.
 - Khuyến khích từng giáo viên lập kế hoạch học tập một cách kĩ lưỡng 
 gồm các nội dung sau:
 + Mục tiêu học tập cần phải đạt.
 + Kiến thức kĩ năng cần nắm vững
 + Các hoạt động học tập sẽ thực hiện 
 + Cách đánh giá kết quả đạt được
 + Thời gian hồn thành 
Cán bộ quản lý nên hỗ trợ ( tài liệu, thời gian, kinh phí) kiểm tra, đánh giá, 
động viên và khen thưởng kịp thời.
 2.6. Hình thức bồi dưỡng giáo viên
 - Bồi dưỡng tập trung.
 - Bồi dưỡng tại chỗ
 - Tự học 
II.THỰC TRẠNG CƠNG TÁC DƯỠNG GIÁO VIÊN Ở ĐƠN VỊ 
 1. Đặc điểm chung của nhà trường
 a. Học sinh: 10 lớp , 252 học sinh, nữ: 130 em , dân tộc 74 em, học sinh 
 khuyết tật: 3 em, con mồ côi: 1 em ; với 10 / 10 lớp học 2 buổi / ngày
 b. Đội ngũ: Tổng số cán bộ giáo viên: 20 người, BGH: 2, giáo viên 14, 
 TPT Đ: 1, Nhân viên: 3, trình độ đào tạo: Chuẩn 100%, Trên chuẩn: 
 86%
 2. Thực trạng 
 2.1.Biện pháp bồi dưỡng giáo viên thông qua dự giờ 
 7 - Bồi dưỡng được hai mặt, giáo viên có kinh nghiệm dự giờ giáo viên mới ra 
trường nhằm gíp họ nâng cao thêm năng lực chuyên môn và ngược lại cũng 
học hỏi được từ lớp trẻ những điều rất tốt.
- Việc dự giờ giao lưu học hỏi ở trường bạn giúp cho giáo viên mở rộng tầm 
nhìn hơn, định hướng tốt hơn cho vấn đề đổi mới phương pháp dạy học.
* Hạn chế: Giáo viên một số người đi dự giờ còn mang tính hình thức, đối 
phó, không tìm hiểu bài nên không tham gia góp ý được tích cực, không đáp 
ứng được yêu cầu trao đổi nâng cao chuyên môn cho đồng nghiệp.
- Việc đánh giá giờ dạy còn mang tính cả nể, chưa mạnh dạn, gây tâm lý tự 
thoả mãn cho người dạy không có ý chí phấn đấu ở mức cao hơn.
- Những lớp có số học sinh người đồng bào nhiều thì tình trạng hoạt động 
học, không được tích cực dẫn đến tiết học trầm, thụ động, thời gian kéo dài 
gây ức chế tâm lí cho cả thầy và trò dẫn đến kết quả tiết dạy chưa thật đảm 
bảo được mục tiêu như mong muốn.
2.2: Biện pháp bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn
 Khi xây dựng kế hoạch năm học ban giám hiệu đã chỉ đạo tăng cường 
sinh hoạt tổ khối chuyên môn. Mỗi tháng sinh hoạt tổ chuyên môn vào tuần 
thứ 2,3. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là triển khai kế hoạch của tổ 
trong tháng, bàn bạc thống nhất các vấn đề liên quan của tổ trong việc dạy 
và học, biện pháp nâng cao chất lượng, trao đổi hướng và tìm cách dạy 
những bài khó trong tuần, dự giờ, làm đồ dùng dạy học , kiểm tra hồ sơ 
chéo, kểm tra sổ đánh giá học sinh, thống nhất nội dung chương trình giảm 
tải, công tác chủ nhiệm lớp, xếp loại thi đua, chuyên đề sáng kiến kinh 
nghiệm, báo cáo chất lượng, sĩ số hàng tháng. Tổ trưởng chịu trách nhiệm 
quản lý tổ viên và đôn đốc, nhắc nhở tổ viên thực hiện tốt nhiệm vụ của 
mình.
 -Ban giám hiệu đôi khi cũng dự họp đột xuất các tổ, từ đó đánh giá được 
chất lượng sinh hoạt tổ đồng thơì chỉ đạo nội dung sinh hoạt trọng tâm và có 
hiệu quả hơn.
 • Nhận xét, đánh giá
- Ưu điểm: Trong nhà trường tổ chuyên môn là nơi giáo viên có thể trao đổi 
, học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trình độ nhận thức. Qua sinh 
hoạt chuyên môn giáo viên nhận ra ngay được thiếu sót vừa qua của mình 
và tìm cách khắc phục có hiệu quả nhất.
 9 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ
 Để hoạt động bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả cao trước hết bản thân 
nhà quản lý phải:
 1. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo 
viên, từ đó nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về sự bồi dưỡng và tự 
bồi dưỡng.
 2. Lựa chọn đối tượng cần bồi dưỡng phù hợp với phương pháp bồi 
dưỡng. Có như thế công tác bồi dưỡng mới đạt hiệu quả tốt. 
 3. Hiệu trởng cần phối hợp với các lực lượng trong nhà trường xây dựng 
chương trình bôì dưỡng ngoài các phương pháp đã nêu có thể áp dụng các 
phương pháp khác như: Tham quan học tập, động viên giáo viên tham gia 
học các lớp trên chuẩn, các lớp về lý luận chính trị, anh văn, tin học hoặc 
tiếng đồng bào tại chỗ.
 4. Để thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên qua sinh hoạt tổ chuyên 
môn đạt hiệu quả cao, thì ngay từ đầu năm BGH phải kết hợp với tổ trưởng 
chuyên môn, lập kế hoach chi tiết, triển khai cụ thể cho các thành viên nắm 
để thực hiện. 
 5. BGH cần phải đổi mới cách quản lý, vận dụng linh hoạt, sáng tạo với 
điều kiện thực tế của địa phương, tận tâm với công tác chuyên môn, tăng 
cường cập nhật thông tin, tự học tập, tự rèn luyện bản thân để nâng cao 
trình độ chuyên môn cũng như công tác quản lý. Sẵn sàng giúp đỡ đồng, chí 
đồng nghiệp khi họ cần được giúp đỡ.
 6. Xây dựng mối đoàn kết nhất trí cao từ BGH đến GV, nhân viên trong 
nhà trường.
 7.Cải tiến các hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức dự giờ thăm 
lớp, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.
 Bản sáng kiến của tôi lần đầu ra mắt còn nhiều hạn chế. Để sáng kiến 
được hoàn thiện hơn, rất mong được sự quan tâm, góp ý kiến của các cấp 
lãnh đạo và của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin cảm ơn.
 Người thực hiện 
 Vũ Thị Hoa
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_boi.doc