Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên Trường TH Song Mai, TP. Bắc Giang
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên Trường TH Song Mai, TP. Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên Trường TH Song Mai, TP. Bắc Giang
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên Trường Tiểu học Song Mai, thành phố Bắc Giang. 2. Mô tả các giải pháp cũ thường: Hàng năm nhà trường đều tổ chức bồi dưỡng công nghệ thông tin (CNTT) cho cán bộ, giáo viên theo hình thức các buổi sinh hoạt chuyên môn, động viên giáo viên tham gia các lớp học cấp chứng chỉ Tin học với nội dung khai thác, ứng dụng công nghệ tin học trong dạy học, soạn giảng, thông tin báo cáo và cũng đạt được những kết quả nhất định giáo viên có được kĩ năng soạn thảo văn bản cơ bản thông thường trên Word, số ít biết sử Excel, thiết kế bài giảng PowerPoint ..., khai thác tư liêu dạy học trên internet, sử dụng một số thiết bị dạy học điện tử, phần mềm để dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động bồi dưỡng công nghệ tin học của trường vẫn còn hạn chế, kết quả, hiệu quả chưa đạt được như mong muốn cũng như chưa đáp ứng nhu cầu của công tác ứng dụng CNTT vào trong nhà trường. Nhiều nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác, mỗi nội dung biết một ít, không khai thác được tính năng ưu thế của các phần mềm, phương tiện, học liệu điện tử. Giáo viên thụ động trong bồi dưỡng CNTT (khi nào cần mới học, phần nào dùng đến mới tìm hiểu), vai trò của quản lí nhà trường, tổ chuyên môn trong việc tổ chức bồi dưỡng CNTT chưa cụ thể. Trực trạng ứng dụng CNTT của nhà trường còn hạn chế, nguyên nhân tạo ra những hạn chế đó có nhiều nhưng một nguyên nhân rất quan trọng là công tác tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên nói chung và tổ chức bồi dưỡng ứng dụng CNTT chưa được tốt, nội dung bồi dưỡng chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ cũng như chưa thỏa mãn nhu cầu của giáo viên, của nhà trường và cũng chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của đôi mới giáo dục. 3. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT nói chung và tin học hóa trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội chính là một xu thế tất yếu của thời đại. Ngành giáo dục, mỗi nhà trường cần phải tăng cường ứng dụng, khai thác tính ưu việt của công nghệ thông tin trong dạy học cũng như mọi hoạt động giáo dục. Công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục, là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Hướng tới việc đạt các mục tiêu đó trước hết đòi hỏi đội ngũ nhà giáo có chất lượng biết ứng dụng và tích cực ứng dụng CNTT trong công việc của mình. Giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định đối với kết quả, chất lượng mọi hoạt động giáo dục. Muốn giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy, công tác có hiệu quả thì việc tăng cường bồi dưỡng CNTT dẫn của Thông tư 01/2011/TT-BNV và Nghị định 30/2020/NĐ-CP. + Một số thủ thuật căn, chỉnh, định dạng, chèn bảng, hình ảnh, một số phím tắt thường dùng. + Chuyển định dạng Word sang PDF. - Excel : Tập trung vào một số kĩ năng thường dùng của giáo viên: + Nhập số liệu vào trang tính, một số thao tác với bảng tính: Thêm một bảng tính, sắp xếp lại bảng tính, đặt tên bảng tính, tô màu tab bảng tính, di chuyển hoặc sao chép bảng tính, xóa bảng tính. + Với cột, hàng, ô: chọn, chèn và xóa cột, hàng, ô; chỉnh kích thước cột hoặc hàng; ẩn hoặc bỏ ẩn cột; gộp, tách các ô. + Một số tính năng: Tách tên khỏi “Họ và tên”, sử dụng Data để sắp xếp, lọc thông tin; công cụ AutoSum. + Căn chỉnh trang và in ấn trang Excel. - PowerPoin: + Một số bản Power Point mới với các công cụ xây dựng bài giảng điện tử + Sử dụng PowerPoint để xây dựng video bài giảng. - E-Learning: Sử dụng một số phần mềm (Adobe Presenter, Spring-9.1, ...) để xây dựng bài giảng E-Learning - Microsoft 365 : Khai thác các ứng dụng Microsoft 365: + Teams: Tạo nhóm, tổ chức các cuộc họp, lớp học trực tuyến; Lưu trữ tài liệu dùng chung. + OneDrive: Lưu trữ tất tài liệu với dung lượng lớn: tệp ảnh, video. + OneNote: Sử dụng tính năng sổ tay của ứng dụng để tạo sổ ghi chép cá nhân, sổ dự giờ, sổ nhật kí với khả năng kết hợp với các phai văn bản chứa hình ảnh, âm thanh và bảng số liệu, chia sẽ thông tin. - Google Drive: Với tính năng lưu trữ và truy cập, chỉnh sửa, chia sẻ các tài liệu, dữ liệu giáo viên ứng dụng để gửi kế hoạch bài dạy vào thư mục nhà trường, nhập số liệu vào trang tính được chia sẽ, chỉnh sửa báo của tổ, khối. - Google Meet, Zoom Meetings: Tạo lịch và tổ chức các cuộc họp, dạy học trực tuyến với các kĩ năng cở bản: Kiểm soát thành viên, âm thanh, chia sẻ, chụp ảnh màn hình... 5.1.1.2. Các thiết bị công nghệ điện tử - Tivi thông minh, bảng tương tác thông minh, máy tính, điện thoại, hệ thống âm thanh hỗ trợ trong việc tổ chức dạy học các môn học và các hoạt động giáo dục. + Công dụng, tính năng của các thiết bị (tập trung các thiết bị mới như bảng tương tác thông minh) + Kĩ thuật kết nối, sử dụng các thiết bị (kết nối không dây, có dây) 5.1.2.3. Đánh giá, thi đua, khen thưởng - Theo dõi, đánh giá kết quả bồi và ứng dụng CNTT, khen thưởng nhân có thành tích bồi dưỡng tốt hoặc có thành tích trong các cuộc thi, giao lưu có ứng dụng CNTT. 5.1.3. Đầu tư cơ sở vật chất - Mua sắp, lắp đặt các thiết bị như máy tính, bảng tương tác thông minh, đường truyền internet, điểm phát wifi, thiết bị phòng học trực tuyến, các phần mềm có bản quyền phục vụ công tác bồi dưỡng và ứng dụng CNTT. 5.1.4. Ứng dụng CNTT 5.1.4.1. Soạn thảo, xây dựng bài giảng điện tử: - Ứng dụng các kĩ năng soạn thảo văn bản trong xây dựng Kế hoạch bài dạy (KHBD), báo cáo, kế hoạch cá nhân đảm bảo đúng quy định của Thông tư 01/2011/TT-BNV và Nghị định 30/2020/NĐ-CP, theo yêu cầu hình thức hồ sơ của nhà trường. - Xây dựng video bài giảng, bài giảng E-Learning theo nhóm. 5.1.4.2. Lưu trữ tài liệu - Microsoft 365: + Hồ sơ (bản điện tử) của nhà trường, các đoàn thể, tổ, cá nhân được lưu trữ trên Microsoft Teams. + Cán bộ, giáo viên, nhân viên lưu trữ tư liệu hình ảnh, video tư liệu với dung lượng lớn và các tài liệu cá nhân khác trên OneDrive. + Cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng OneNote để tạo sổ ghi chép cá nhân, sổ dự giờ (Các nội dung ghi chép luôn kết hợp hình ảnh, âm thanh và bảng số liệu, thuận tiện khi chia sẻ.) - Google Drive: + Cán bộ, giáo viên lưu trữ KHBD hàng tuần (bản Word và bản PDF) phục vụ việc dạy học của giáo viên, việc kiểm tra của cán bộ tổ, ban giám hiệu nhà trường và cấp trên. + Nhập số liệu báo cáo vào trang tính được chia sẻ đến giáo viên. 5.1.4.3. Trao đổi tài liệu - Cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng Zalo, Gmail... thành thạo để trao đổi thông tin, tài liệu trong trường, nhóm lớp (Giáo viên và gia đình học sinh) 5.1.4.4. Dạy học - Trực tiếp: + Khai thác học liệu (văn bản, hình ảnh, clips, phai âm thanh...) trên các trang học liệu điện tử để xây dựng KHBD, tạo bài tập trắc nghiệm. + Khai thác tốt tính năng thiết bi điện tử thông minh (điện thoại, laptop, tivi , Thường xuyên 35 38 Khai thác học liệu phục vụ bài giảng Không thường 3 0 xuyên Kết nối máy tính (điện thoại) và máy Thành thạo 30 36 chiếu (màn chiếu, ti vi, bảng tương tác) Lúng túng 8 2 Sử dụng Microsoft Teams, Zoom Thành thạo 21 35 Meetings để dạy học trực truyến Lúng túng 17 3 Thành thạo 5 15 Tạo bài tập trên Google Fom Lúng túng 33 23 Thành thạo 2 8 Xây dựng bài giảng E-Learning Lúng túng 17 23 Không biết làm 19 7 Thành thạo 3 20 Xây dựng video bài giảng Lúng túng 5 18 Không biết làm 30 0 Lưu trữ tài liệu 0 27 Sử dụng các ứng dụng trên Microsoft Sổ dự giờ 0 38 365 Sổ nhật kí, ghi 0 20 chép tổng hợp - Tham gia cuộc thi thiết kế bài giảng điện có 10 sản phẩm; đạt 02 giải cấp thành phố (01 giải Nhì, 01 giải Khuyến khích) 5.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên.” được áp dụng trong năm học 2021-2022 tại Trường Tiểu học Song Mai bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ, khả năng ứng dụng CNTT vào công tác của giáo viên. Việc áp dụng sáng kiến trong điều kiện việc học bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 thực sự có ý nghĩa. Ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục nói chung và trong trường tiểu học nói riêng luôn là nhu cầu lớn trong xu thế hiện nay. Với những kết quả đã được, sáng kiến sẽ tiếp tục được áp dụng trong những năm học tới tại trường Trường Tiểu học Song Mai và có thể áp dụng với những trường tiểu học khác. 5.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến : - Sau khi áp dụng sáng kiến trình độ, kết quả ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên có chuyển biến tích cực, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phúc tạp. - Nhà trường tổ chức lưu trữ hồ sơ một cách khoa học, việc tra cứu thông tin dễ dàng, tạo thuận lợi cho công tác quản lý. *Cam kết: Tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_boi.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên.pdf