Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trường Tiểu học

PHỤ LỤC STT NỘI DUNG TRANG I Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu 3 II Phần II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vai trò, nhiệm vụ của Thư viện trong nhà trường Tiểu học 4 1.2. Thư viện trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy 4 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học 5 2. Thực trạng chất lượng thư viện trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển 2.1. Vốn tài liệu 6 2.2. Cơ sở vật chất 6 2.3. Nghiệp vụ thư viện 6 2.4. Tổ chức hoạt động 7 2.5 Quản lí thư viện 7 3. Một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của thư viện trường Tiểu học 3.1 Biện pháp thứ nhất: Tổ chức sắp xếp và làm đẹp không gian 7->8 trong thư viện 3.2 Biện pháp thứ hai:Tổ chức thư viện xanh – ngoài trời 9->10 3.3 Biện pháp thứ ba: Tổ chức thư viện góc lớp 10->11 3.4 Biện pháp thứ tư: Tổ chức thư viện lưu động 11->12 3.5 Biện pháp thứ năm: Tổ chức cho học sinh đọc sách phù hợp 12->13 với lứa tuổi 3.6 Biện pháp thứ sáu: Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo 13->15 3.7 Biện pháp thứ bảy: Tổ chức ngày hội đọc sách 15->16 III Phần III: KÊT LUẬN 1. Kết luận 17 2. Bài học kinh nghiệm 17 3. Đề xuất khuyến nghị 17->18 3 Nghiên cứu việc áp dụng một số biện pháp tổ chức công tác phục vụ bạn đọc của Thư viện trong trường Tiểu học. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện nhà trường, thu hút bạn đọc đến với Thư viện. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng phục vụ của thư viện trường bao gồm tất cả mọi thành viên trong nhà trường: giáo viên, học sinh và cán bộ, nhân viên. 4. Phạm vi nghiên cứu Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thư viện trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển. 5. Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: năm học 2020 - 2021; năm học 2021 - 2022. - Phương pháp nghiên cứu: khảo sát thực trạng, quan sát khoa học, phỏng vấn học sinh, nghiên cứu tài liệu. - Trao đổi với giáo viên thông qua kế hoạch giờ đọc sách. Tiến hành đổi mới biện pháp tổ chức. Tổng hợp kết quả đối chứng. 5 phải xây dựng các thư viện trở thành “Trung tâm học tập, nghiên cứu” của nhà trường. Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thư viện trường học thật sự là nơi đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu đa dạng thể loại, đảm bảo về nội dung để phục vụ công tác giảng dạy và học tập của nhà trường. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các thư viện nói chung và thư viện trường học nói riêng rất quan trọng và cần thiết. Bởi nó mang lại những kết quả tối ưu trong việc lưu trữ, bảo quản, khai thác và giao lưu thông tin, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ của người dùng tin trong các Thư viện nhà trường hiện nay. Để thư viện thực sự trở thành “Trung tâm văn hóa, nghiên cứu” của nhà trường, cần phải tổ chức tốt các hoạt động thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ và khai thác triệt để kho tư liệu có trong Thư viện. 1.3. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học Tuổi tiểu học là lứa tuổi ham hiểu biết, thích khám phá những điều mới lạ về thế giới xung quanh mình. Ở lứa tuổi này, tâm hồn các em còn hết sức trong sáng, hồn nhiên, ngây thơ như trang giấy trắng. Được đọc các loại sách báo lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi sẽ có tác động đến xúc cảm và tình cảm của các em, có sức cuốn hút mạnh mẽ, để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn các em bởi vì “Sách là cây đèn soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất của cuộc đời”. Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết, đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên cần phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng. Ở lứa tuổi tiểu học, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế, dễ quên. Vì vậy cần phải phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức “khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức của mình một cách toàn diện. 7 2.3. Nghiệp vụ thư viện Có đầy đủ sổ sách quản lý thư viện: Sổ tổng quát, sổ đăng ký cá biệt, sổ nhật ký thư viện, sổ mượn sách giáo viên, sổ mượn sách học sinh, sổ kế hoạch hoạt động thư viện. Các loại sổ được ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng sạch đẹp. Thư viện sắp xếp đúng nghiệp vụ, hợp lí. Có bảng nội quy phòng đọc, lịch đọc sách thư viện, hướng dẫn sử dụng thư viện, nội dung rõ ràng, trình bày đẹp, khoa học. Cán bộ thư viện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lí thư viện. 2.4. Tổ chức hoạt động Hàng năm thường xuyên phát hành sách giáo khoa cho học sinh. Cụ thể: Năm học 2020 – 2021 phát hành sách cho 1659 học sinh; năm học 2021 – 2022 phát hành sách cho 1703 học sinh. Tuyên truyền giới thiệu sách 1 lần/tháng. Nhà trường có số lượng học sinh đông, số học sinh tăng nhanh qua các năm do ảnh hưởng của sự tăng dân số cơ học mà trường chỉ có một cán bộ thư viện. Vì vậy ít nhiều ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động thư viện cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Các giờ hoạt động thư viện mới chỉ dừng lại ở đọc to nghe chung, chưa có nhiều hình thức tổ chức hoạt động thư viện phong phú. Phụ huynh học sinh của trường một phần là dân cư của Thị trấn Văn Điển, một phần là dân cư của xã Tứ Hiệp. Vì vậy trình độ dân trí và nhận thức của phụ huynh cũng như điều kiện về kinh tế không đồng đều do đó công tác xã hội hóa giáo dục cho thư viện còn hạn chế. 2.5. Quản lí thư viện Nhà trường có cán bộ thư viện chuyên trách, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động thư viện vì vậy kết quả hoạt động thư viện chưa hiệu quả. Mới chỉ dừng lại ở việc đọc to nghe chung và nhắc nhở học sinh khi học sinh vào thư viện đọc sách. Hàng năm, cán bộ thư viện kiểm kê thanh lí sách cũ không sử dụng. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác thư viện, chỉ đạo sát toàn bộ hoạt động của thư viện, kiểm tra đánh giá thường xuyên công tác thư viện Có kế hoạch chỉ đạo các hoạt động khoa học, cụ thể, theo năm học. 3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc Là nhân viên trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển, tôi được giao nhiệm vụ quản lý thư viện từ năm học 2009 – 2022. Cho đến nay thư viện trường Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển đã được công nhận là Thư viện Tiên Tiến. Để Thư viện thực sự trở thành “kho báu” tri thức và là điểm đến thân quen của giáo viên và học sinh trong trường, tôi đã tìm tòi, học hỏi và rút ra một số biện pháp sau đây: 9 Với cách trưng bày và sắp xếp theo từng nội dung, theo từng mảng màu như vậy giúp cho giáo viên, học sinh tìm và chọn lựa sách được dễ dàng và phù hợp với sở thích. Cách làm này không những thuận lợi cho giáo viên, học sinh khi tới đọc sách mà còn làm cho không gian của thư viện gọn gàng, đẹp mắt hơn. Phòng đọc học sinh Kết quả: Sắp xếp và trang trí thư viện khoa học, đẹp mắt đã thu hút được bạn đọc đến với thư viện. Học sinh thích thú khi lên đọc sách ở thư viện, giáo viên dễ dàng tra cứu tìm tài liệu để phục vụ công tác giảng dạy. 3.2. Biện pháp thứ hai: Tổ chức thư viện xanh – ngoài trời “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay” - Trong những năm học qua nhà trường đã có nhiều cố gắng duy trì hoạt động thư viện giúp học sinh có nơi đọc sách nắm bắt thông tin mới nhất hoặc giải trí trong giờ giải lao. Để giải quyết các vấn đề trên thư viện trường tổ chức phòng đọc sách của trường, tại lớp và ngoài trời. Cán bộ thư viện sẽ quản lý phòng đọc sách và theo dõi số lượng bản sách tại thư viện lớp và thư viện ngoài trời. Thư viện xanh sẽ được tổ chức một khung cảnh sinh động trên sân trường, các hộp sách nhiều màu sắc sẽ được treo lên quanh những gốc cây, hành lang để từng học sinh hay từng nhóm học sinh xem và đọc, tạo nên được môi trường thân thiện thoải mái và gần gũi với thiên nhiên. - Không chỉ gần gũi với thiên nhiên, tổ chức thư viện xanh tạo cảm hứng cho sự sáng tạo mở rộng thêm vốn kiến thức đồng thời góp phần quyết định về chất lượng không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên mở rộng vốn kiến thức, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Thư viện xanh giúp các em phát huy trí tưởng tượng xây dựng được phương pháp học tập 11 động này giúp giáo viên chủ động trong việc tìm tư liệu phục vụ giảng dạy cũng như giúp học sinh tìm kiếm kiến thức một cách thuận lợi. Thư viện góc lớp 3.4. Biện pháp thứ tư: Tổ chức thư viện lưu động Để thư viện trở thành tâm điểm thu hút bạn đọc đến tìm kiếm tài liệu thì người cán bộ thư viện phải nhận thức rõ được kiến thức, phải xây dựng được hệ thống phân phối sách từ thư viện đến các lớp học.Thiết lập các giỏ đựng sách lưu động mỗi khối một giỏ sách để có thể di chuyển dễ dàng từ nơi này sang nơi khác. Luân chuyển sách báo giúp cho bạn đọc không mất nhiều thời gian chờ mượn tài liệu và được tiếp cận trực tiếp với sách, tự lựa chọn sách qua đó góp phần làm cho bạn đọc nảy sinh nhiều nhu cầu đọc, hứng thú đọc, làm tăng tính trực quan. Ngoài ra có thể phối hợp với các tổ viên, sao đỏ để khơi gợi cảm hứng học mà chơi, chơi mà học do thầy cô là người hướng dẫn các em. Tổ chức thư viện lưu động sẽ được trang bị hàng ngàn đầu sách các loại Hình thức tổ chức này giúp các em được tham gia các hoạt động bổ trợ khác: Giao lưu với các khối lớp học với nhau trong các buổi nói chuyện chuyên đề được học hướng dẫn đọc sách theo chuyên đề và lứa tuổi, kể chuyện, hướng dẫn vẽ tranh, tham gia các trò chơi giáo dục Qua đó, độc giả nhí có được những giờ phút thư giãn thoải mái sau giờ học tập trên lớp, có cơ hội khám phá, tìm hiểu thế giới tri thức rộng lớn, được trải nghiệm những hoạt động vui chơi lý thú và bổ ích. Từ đó mô hình tổ chức thư viện bước đầu xây dựng văn hóa đọc sách cho học sinh giúp các em hình thành phương pháp tìm kiếm thông tin, tra cứu tài liệu phục vụ học tập. 13 cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc hiện tượng. Vì thế nhu cầu đọc của các em là về sách khoa học khám phá thiên nhiên, thích đọc sách về Bác Hồ, thích đọc truyện tranh, truyện lịch sử, truyện về các thiếu niên anh hùng... Các em tiếp thu tri thức qua sách báo và đã biết bộc lộ thái độ của mình với sách. Một số học sinh lớp 4 – 5 đã biết quan tâm tới lịch sử, muốn tìm hiểu về các nhân vật nổi tiếng, các danh nhân. Một số em lại thích đọc truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám. - Về phương pháp đọc: Đọc có em đọc rất hời hợt, chỉ cần nắm được cốt truyện, không hiểu sâu nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của sách. Tôi đặc biệt lưu ý những đặc điểm này để giúp đỡ học sinh: + Đọc như thế nào. + Học sinh cần đọc sách có kế hoạch, có suy nghĩ và phê phán, biết áp dụng vào thực tiễn. + Đọc sách theo mục đích đề ra trước. + Để dạy tốt học tốt các em phải học và làm theo sách. + Đọc sách có ghi chép, phân tích và theo hệ thống. Với các em đọc sách có ghi chép và phân tích này sẽ giúp các em xây dựng được tác phong suy nghĩ trước các vấn đề sẽ nêu ra. Các em đọc sách có hệ thống sẽ giúp tiếp thu kiến thức một cách vững chắc, đấy đủ và phù hợp với năng lực. + Đọc có trọng tâm, trọng điểm và kịp thời. Đối với đọc có trọng tâm đã tìm hiểu để nắm bắt được chương trình và nội dung học tập của học sinh. Kết hợp với mục tiêu của nhà trường và nội dung kho sách của thư viện. Tôi phối hợp xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh sát trọng tâm trọng điểm không chỉ áp dụng riêng trong việc lựa chọn sách mà còn áp dụng ngay trong từng bài báo. + Đọc sách xen kẽ giữa các môn học. Đọc sách là một loại lao động trí óc khá căng thẳng chóng mệt mỏi. Do đó việc thay đổi nội dung khi đọc là một cách nghỉ ngơi tích cực nhất, chính vì vậy đây là biện pháp nâng cao hiệu suất khi đọc sách. + Xuất phát từ những đặc điểm nhận thức, tư duy, tình cảm của học sinh Tiểu học, tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức đọc sách tại thư viện với nhiều hình thức phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Kết quả: Với việc hướng dẫn học sinh đọc sách phù hợp với lứa tuổi tôi đã giúp học sinh tăng thêm hứng thú khi lên thư viện đọc sách. 3.6.Biện pháp thứ sáu: Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách, báo Trong Thư viện, công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo là một trong những khâu công tác nghiệp vụ hết sức quan trọng. Bởi đây chính là đường dây gắn kết giữa vốn tài liệu của Thư viện với bạn đọc. Thư viện phát huy được vốn
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_cong_tac_phuc.doc