Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn

doc 24 trang skquanly 25/12/2024 1002
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn
 Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lê Quý Đôn
 I. Phần mở đầu
 1. Lý do chọn đề tài
 Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, phát triển mạnh mẽ trên tất cả các 
lĩnh vực của đời sống xã hội. Đòi hỏi cần có những con người vừa hồng, vừa 
chuyên đó chính là nhân tố quyết định tới vận mệnh tương lai của đất nước vì 
vậy ngành giáo dục đóng góp vai trò hết sức quan trọng, việc đổi mới giáo dục 
phổ thông, thay sách giáo khoa các cấp học nhằm đáp ứng phù hợp với thực tiễn 
đặt ra. Chất lượng và hiệu quả giáo dục vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là cơ sở để 
đánh giá kết quả hoạt động. 
 Một vấn đề đặt ra trong công tác quản lý là làm thế nào để nâng cao chất 
lượng hiệu quả giáo dục, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho những người làm 
công tác quản lý để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công. Chính vì thế 
ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà thì tìm ra giải pháp để nâng cao 
chất lượng học sinh giỏi hiện nay là công việc hết sức quan trọng đặt ra đối với 
các nhà trường, nhằm khẳng định vị trí của nhà trường đối với ngành giáo dục 
đào tạo. Do nhận thức và xác định rõ vai trò, nhiệm vụ công tác quản lý trong 
nhà trường nên bản thân tôi đã chú trọng đổi mới, cải cách công tác quản lý nhà 
trường nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi từ khâu xây dựng kế hoạch đến 
thực hiện kế hoạch. 
 Mặc dù trường THCS Lê Quý Đôn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và 
đóng trên địa bàn là một địa phương kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ 
giáo viên tay nghề không đồng đều, nhưng trong những năm gần đây do thực 
hiện tốt công tác cải tiến quản lý, nâng cao chất lượng học sinh giỏi nên nhà 
trường đã thu được một số thành công nhất định. Số lượng học sinh giỏi cấp 
huyện, cấp tỉnh tăng lên. 
 Xuất phát từ những nguyên nhân trên bản thân đã lựa chọn đề tài nghiên 
cứu “Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học 
sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn”.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương - Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn 1
 Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lê Quý Đôn
 Thời gian nghiên cứu từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 Trong đề tài này tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
 + Phương pháp điều tra: Điều tra, khảo sát những khó khăn, vướng mắc 
mà giáo viên đã gặp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
 + Phương pháp thống kê thực tiễn: Thống kê những khó khăn vướng mắc 
của giáo viên.
 + Phương pháp tổng kết giáo dục: Đánh giá kết quả học sinh giỏi và mức 
độ khó khăn vướng mắc của giáo viên sau khi áp dụng đề tài này trong nhà 
trường.
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu, văn bản chỉ 
đạo của các cấp, nguồn Internet.
 + Phương pháp trò chuyện, đàm thoại: Quan sát thái độ của giáo viên 
thông qua trò chuyện.
 II. Phần nội dung
 1. Cơ sở lý luận
 Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục và Đào tạo, thực 
hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục 
đang tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp 
dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản lý, dạy 
bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhằm hoàn 
thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
 Thực hiện kế hoạch hàng năm của Phòng Giáo dục và Đào tạo về nâng 
cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì chất lượng mũi nhọn hay chất lượng học 
sinh giỏi phải được đầu tư một cách thỏa đáng và là một trong những nhiệm vụ 
quan trọng trong nhiệm vụ của một năm học.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương - Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn 3
 Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lê Quý Đôn
trường và đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy kết quả chất lượng 
học sinh giỏi còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện.
 Bên cạnh đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nhiệt tình có trách 
nhiệm, song không ít giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế, lúng túng trong việc 
chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng.
 Mặc dù có sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, nhưng công tác bồi dưỡng học 
sinh giỏi của trường còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính chất bắt 
buộc, tùy vào khả năng, kinh nghiệm của từng giáo viên bồi dưỡng, chưa có kế 
hoạch cụ thể về chỉ đạo thống nhất trong nhà trường, đặc biệt chưa đầu tư kinh 
phí, cơ sở vật chất đúng mức cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 Đa số các giáo viên không muốn tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi với các 
lý do như không có tài liệu, sức ép phải có học sinh giỏi luôn đè nặng trên vai và 
tâm trí của người Thầy khi tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, sự đầu tư 
chuyên môn và công sức bỏ ra rất tốn kém thời gian và trí lực.
 Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học cơ sở là một quá trình mang tính 
khoa học nghiêm túc, không thể giao khoán cho giáo viên dạy bồi dưỡng, công 
tác bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ một vài tháng làm được có kết quả, mà 
phải có tính chiến lược trong suốt cả bốn năm học ở bậc THCS. Vì vậy phải có 
sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường.
 Trước những thực trạng trên, kết quả học sinh giỏi cấp huyện của nhà 
trường năm học 2014 - 2015 rất thấp.
 Cụ thể:
 Học sinh giỏi VH cấp huyện: 09 học sinh (02 KK; 07 công nhận)
 IOE cấp huyện: 08 học sinh (01 KK; 07 công nhận)
 Violympic Toán cấp huyện: 13 học sinh (01 giải ba; 03 KK; 03 công nhận) 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương - Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn 5
 Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lê Quý Đôn
nhà trường nâng cao chất lượng học sinh giỏi là nhiệm vụ vô cùng khó khăn 
không đơn giản như tôi nghĩ, vì vậy với trăn trở đó tôi đã suy nghĩ tìm ra những 
biện pháp phù hợp nhất để giúp giáo viên lấy lại sự tự tin, giải quyết những 
vướng mắc mà giáo viên thắc mắc để rồi an tâm vào công tác bồi dưỡng học 
sinh giỏi.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp
 Mục tiêu của giải pháp là giúp giáo viên trong quá trình tổ chức bồi dưỡng 
học sinh giỏi có hiệu quả, phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao, phù 
hợp với khả năng trí tuệ của học sinh, bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo, 
phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời. Nâng cao ý thức 
và khát vọng của học sinh về sự tự chịu trách nhiệm, khuyến khích sự phát triển 
về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội. 
 Nâng cao chất lượng học sinh giỏi của nhà trường đồng thời chỉ đạo tốt các 
tổ, các thành viên được phân công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
 3.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và triển khai tới các 
giáo viên
 Vào đầu năm học, trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch chung của toàn ngành về 
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong kế hoạch cần xây dựng cụ 
thể, chi tiết về lựa chọn giáo viên bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng 
chương trình, quy trình bồi dưỡng và triển khai sớm cho toàn thể giáo viên 
trong nhà trường:
 - Chỉ đạo công tác lựa chọn giáo viên bồi dưỡng
 Để chuẩn bị tốt cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học mới, tôi 
đã chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu kết quả học sinh giỏi của năm học vừa 
qua, đồng thời đánh giá chung về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để rút ra 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương - Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn 7
 Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lê Quý Đôn
học sinh giỏi của tổ chuyên môn, đồng thời chỉ đạo các tổ thường xuyên tổ chức 
các chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để giáo viên có cơ hội tham 
gia trao đổi với nhau, tìm ra những kinh nghiệm, những phương pháp tốt nhất 
cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với đặc điểm của học sinh trường 
THCS Lê Quý Đôn.
 Tham mưu với nhà trường thành lập ban chỉ đạo hoạt động công tác bồi 
dưỡng học sinh giỏi để thường xuyên theo dõi, kiểm tra về thời gian bồi dưỡng, 
các vấn đề liên quan để có biện pháp xử lí kịp thời những vướng mắc.
 Chuyên môn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng 
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia tập huấn các chuyên đề do các cấp 
tổ chức.
 - Công tác chỉ đạo xây dựng chương trình, quy trình bồi dưỡng, chế độ 
kiểm tra, số lần và thời gian kiểm định chất lượng, sử dụng kết quả kiểm 
tra, kiểm định chất lượng.
 Để đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên bồi 
dưỡng phải tuân thủ các quy định chung sau:
 Ngay từ đầu năm giáo viên bồi dưỡng phải biên soạn chương trình bồi 
dưỡng của mình và được duyệt của tổ trưởng chuyên môn, nhưng chương trình 
bồi dưỡng không nhất thiết phải cứng nhắc mà có thể thay đổi sao cho phù hợp 
với đối tượng học sinh chứ không phải xây dựng như thế nào là làm y như vậy là 
không phù hợp.
 Phải tiến hành phân loại đối tượng học sinh trong quá trình bồi dưỡng 
thông qua các bài kiểm tra với độ khó tăng dần, để tìm ra những em nào có tố 
chất thật sự để tiếp tục xây dựng phương pháp bồi dưỡng phù hợp có hiệu quả 
hơn.
 Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phân hóa đối tượng học sinh. Dạy 
những kiến thức học sinh cần phù hợp theo năng lực, khả năng tư duy của từng 
đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái thầy có.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương - Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn 9
 Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi 
 tại trường THCS Lê Quý Đôn
nhà trường thì giáo viên nào có thêm học sinh giỏi các cấp thì sẽ xét trước để tạo 
sự công bằng trong thi đua, đồng thời để thúc đẩy những giáo viên khác phát 
huy hết khả năng của mình tạo ra sự thi đua trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, 
có như vậy mới thúc đẩy được chất lượng của nhà trường ngày càng đi lên. 
 - Về đội ngũ giáo viên:
 Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường phải chọn ra đội ngũ giáo 
viên có tâm huyết, say sưa với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tận tụy với học 
sinh, có trình độ chuyên môn để tham gia giảng dạy. Kiến thức để bồi dưỡng 
học sinh giỏi có tính chuyên sâu, độ khó cao, tính bao quát rộng, rất tốn kém 
thời gian nên phải có sự tham gia chỉ đạo, động viên kịp thời của lãnh đạo nhà 
trường cả về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ giáo viên, để giảng dạy có chất 
lượng.
 Giáo viên dạy học sinh giỏi phải tham khảo nhiều tài liệu một cách thường 
xuyên để cập nhật, bổ sung, phát triển chuyên đề (phải ứng dụng công nghệ 
thông tin một cách khoa học có hiệu quả nhất), giáo viên chủ động đi trước học 
sinh một bước, hướng dẫn và cùng tham gia giải bài tập với học sinh kể cả bài 
đã biết (có lời giải) lẫn chưa biết (chưa có lời giải).
 Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nhiệm vụ quan trọng của người 
thầy là phải dạy cho các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động và 
sáng tạo, cụ thể là dạy cho các em cách tìm đến kiến thức, cách khai thác và vận 
dụng kiến thức, cách làm bài tập, cách đọc sách và tìm tài liệu, cách mở rộng 
kiến thức, cách chế tác và tổng quát hóa một bài tập, cách ôn tập cho một kỳ 
thi 
 Người thầy phải luôn thắp sáng ngọn lửa mê say môn học mà học sinh 
đang theo đuổi, phải dạy cho các em biến ước mơ thành hiện thực, biết chấp 
nhận khó khăn để cố gắng vượt qua, biết rút kinh nghiệm sau những thất bại hay 
thành công trong từng giai đoạn mà mình phấn đấu, tự tin vào kiến thức mà 
mình đã có... 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương - Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_chi_dao_nang.doc