Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học

doc 15 trang skquanly 05/08/2024 830
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học
 Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực ở trường tiểu học
 PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đã trở thành vấn đề quan trọng hàng 
đầu của toàn xã hội. Bậc Tiểu học được coi là bậc học nền tảng của hệ thống GD 
quốc dân, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của người lao 
động mới. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả việc dạy học, đặc biệt là dạy học 
theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học còn phụ thuộc vào rất 
nhiều yếu tố. Trong đó, vai trò chỉ đạo của người hiệu trưởng như một nhạc 
trưởng trong dàn nhạc ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của nhà 
trường. 
 Thực tế cho thấy, công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực tại trường tôi đang công tác đã được triển khai thực hiện từ 
2016-2017 đến nay. Nhìn chung, các giáo viên trong nhà trường đã tiếp cận 
được phương pháp dạy học mới này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cá 
nhân tôi thấy vẫn còn có một số vấn đề về chất lượng đội ngũ, nhất là những 
giáo viên lớn tuổi và giáo viên mới vào nghề. Là người Hiệu trưởng, tôi nhận 
thấy cần phải tiếp tục phát huy các biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh để đạt hiệu quả cao nhất phù hợp với 
các điều kiện và hoàn cảnh thực tế của nhà trường. 
 Vì vậy tôi đã chọn vấn đề “Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động 
dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học” để nghiên 
cứu, kiểm nghiệm và chia sẻ.
 2. Mục đích nghiên cứu
 Tiếp tục khảo sát và đánh giá thực trạng của công tác chỉ đạo hoạt động 
dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại trường tiểu học tôi 
đang công tác, từ đó đề xuất những biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng 
và hiệu quả dạy học của nhà trường.
 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
 - Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực ở trường tiểu học.
 - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp đã chỉ đạo hoạt động dạy học theo 
định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học 
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
 GV và HS trường tiểu học tôi đang công tác.
 1/15 Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực ở trường Tiểu học
 PHẦN NỘI DUNG
 Chương 1
 Cơ sở lý luận của việc chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát 
 triển năng lực ở trường tiểu học 
 1.1. Căn cứ nghiên cứu của đề tài
 1.1.1. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo
 - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo.
 - Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
 - Các văn bản chỉ đạo của ngành.
 1.1.2. Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 
 Học sinh tiểu học có những đặc điểm tâm lý đặc trưng. Tri giác của học 
sinh đầu cấp tiểu học mang tính chất đại thể ít đi sâu vào chi tiết và mang tính 
không chủ định. Nhưng đến cuối bậc tiểu học, khả năng tri giác chuyển dần 
sang tính chủ định.
 Nắm bắt được các đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học sẽ giúp giáo viên 
chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình dạy học để giúp học sinh phát triển 
toàn diện nhân cách.
 1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh 
tiểu học 
 1.2.1. Khái niệm năng lực
 “Năng lực là tổ hợp thuộc tính tâm sinh lý và trình độ đã được chứng 
thực/chứng tỏ là hoàn thành một hoặc nhiều công việc theo các tiêu chuẩn 
tương ứng trong bối cảnh hoạt động thực tế của người học”. 
 1.2.2. Phân loại năng lực
 Có thể phân năng lực thành 2 loại cơ bản:
 - Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu 
hoặc cốt lõi... Một số năng lực cốt lõi của học sinh TH: Năng lực tự học, năng 
lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, 
năng lực hợp tác, năng lực tự quản, tự phục vụ, năng lực sử dụng ngôn ngữ , 
năng lực tính toán
 - Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển 
trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt.
 3/15 Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực ở trường Tiểu học
 1.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở 
trường tiểu học 
 1.3.1. Quản lý giáo dục 
 a. Quản lý
 Quản lí là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lí đến 
khách thể quản lí một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.
 b. Quản lý giáo dục 
 Giáo dục là một hoạt động xã hội nhằm truyền đạt và lĩnh hội những kinh 
nghiệm của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau, nhờ vậy mà xã hội loài người đã 
được duy trì và phát triển. Giáo dục là một hiện tượng xã hội, do đó quản lý GD 
được hình thành là một tất yếu khách quan từ quản lý xã hội, hay nói cách khác: 
quản lý GD là một loại hình của quản lý xã hội. 
 1.3.2. Quản lý trường học
 Quản lý nhà trường tiểu học là tác động của chủ thể quản lý (hiệu trưởng, 
phó hiệu trường) lên các đối tượng quản lý (giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, 
nội dung, chương trình) để đạt được mục tiêu giáo dục. Công tác quản lý nhà 
trường bao gồm quản lý quan hệ giữa trường học và xã hội quản lý nhà trường 
(quản lý bên trong hệ thống).
 1.3.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở 
trường tiểu học
 Để quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực có hiệu 
quả cần chú ý đến những vấn đề cơ bản sau:
 + Chỉ đạo nội dung chương trình dạy học.
 + Quản lí việc sử dụng sách giáo khoa.
 + Chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp: Chỉ đạo việc thiết kế bài giảng, tổ 
chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực góp phần hình thành sự phát 
triển nhân cách người học. 
 + Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 Tiểu kết chương 1
 Quản lý trường tiểu học là một vấn đề nhạy cảm mang dấu ấn đặc trưng 
của quá trình lao động sư phạm mà người hiệu trưởng là hạt nhân chủ yếu và 
đồng thời là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của trường mình. Do 
đó, nghiên cứu kĩ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng quản lý của nhà trường và 
đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực học sinh hiệu quả là nhiệm vụ trong tâm của người hiệu trưởng nhà trường.
 5/15 Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực ở trường Tiểu học
 2.3.1. Thuận lợi
 Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
là vấn đề cốt lõi của quản lý quá trình dạy học, là đòn bẩy trực tiếp để nâng cao 
chất lượng, hiệu quả dạy học trong nhà trường. Từ nhận thức trên, BGH nhà 
trường luôn tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra những biện pháp tổ chức và quản lí 
phù hợp tạo điều kiện giúp đỡ GV trong đổi mới PPDH nói riêng và tổ chức dạy 
học theo định hướng phát triển năng lực nói chung. 
 - Trong quá trình chỉ đạo, BGH đã xây dựng kế hoạch cụ thể, triển khai 
đồng bộ trong tập thể GV về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học 
sinh. 
 - Thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng GD về công tác tập 
huấn, triển khai vận dụng PPDH mới. Triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản 
chỉ đạo chuyên môn, đặc biệt về đổi mới dạy học theo định hướng phát triển 
năng lực người học, đánh giá kết quả tới 100% GV. 
 - Tiếp tục tổ chức các chuyên đề giảng dạy, hội thảo. Từ đó rút kinh 
nghiệm và đưa ra những chỉ đạo sáng tạo để việc thực hiện và triển khai đổi mới 
dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh của nhà trường đạt 
hiệu quả theo mong muốn.
 Sau khi điều tra về việc chỉ đạo dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực ở trường tiểu học tôi đang công tác, chúng tôi thu được kết quả như sau:
 Mức độ thực hiện
 Các biện pháp Đối tượng
 Tốt Trung bình Chưa tốt
 CBQL 02 0 0
 1. Xây dựng kế hoạch 
 chỉ đạo dạy học theo GV 38 0 0
 định hướng phát 
 triển năng lực Tổng 40 0 0
 2.Bồi dưỡng nhận CBQL 02 0 0
 thức về dạy học theo GV 35 3 0
 định hướng phát 
 Tổng 37 3 0
 triển năng lực
 CBQL 02 0 0
 3. Bồi dưỡng chuyên 
 GV 35 3 0
 môn nghiệp 
 Tổng 37 3 0
 7/15 Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực ở trường Tiểu học
 Chương 3
 Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp chỉ đạo hoạt động 
 dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường tiểu học tôi đang 
 công tác
 3.1. Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng 
phát triển năng lực ở trường tiểu học tôi đang công tác
 3.1.1. Biện pháp 1: Tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ GV và HS 
về việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực
 - Mục tiêu của biện pháp
 Làm cho giáo viên nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của việc 
dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
 - Cách thức thực hiện:
 + Tiếp tục tổ chức các buổi toạ đàm và xây dựng 4 chuyên đề về dạy học 
theo định hướng phát triển năng lực. Cụ thể: Khối 1, 2 thực hiện chuyên đề của 
môn Tự nhiên - xã hội dạy bài “Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng”; Khối 3 môn 
Đạo đức dạy bài “ Chia sẻ buồn vui cùng bạn”; Khối 4 môn Lịch sử dạy bài 
“Nhà Lý dời Đô ra Thăng long”; Khối 5 môn Mỹ thuật bài “ Lễ hội quê em”.
 + Tổ chức giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm giữa các thầy cô giáo 
trong trường, hoặc với các trường khác (ở Hà Nội và ngoại tỉnh). 
 Để thực hiện được biện pháp này hiệu quả, cần phải:
 + Cung cấp đầy đủ cho cán bộ quản lý, giáo viên về tài liệu cần thiết liên 
quan đến giáo dục nói chung và dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói 
riêng.
 + Tổ chức các hình thức kiểm tra sự chuyển biến trong nhận thức của giáo 
viên thông qua sự chuyển biến trong hành động, thể hiện ngay trong thực tế 
giảng dạy. 
 3.1.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng 
phát triển năng lực
 - Mục tiêu của biện pháp:
 Tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện thành công các tiết học, từ đó tạo 
phong trào dạy học phát triển năng lực người học rộng khắp trong nhà trường 
nhằm đáp ứng sự phát triển của giáo dục hiện nay.
 - Cách thức thực hiện:
 Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra thực tế các khối chuyên môn, dự giờ 
 9/15 Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực ở trường Tiểu học
 - Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy 
học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, 
sáng tạo.
 - Bước 5: Thiết kế giáo án.
 Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án - thiết kế nội dung, nhiệm 
vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy 
của GV và hoạt động học tập của HS.
 Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau:
 - Mục tiêu bài học: 
 + Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về KT, KN, thái độ; 
 + Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hoá được.
 - Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
 + GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hoá 
chất...), các phương tiện dạy học (máy chiếu, TV, đầu video, máy tính, máy 
projector...) và tài liệu dạy học cần thiết; 
 + Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu 
và đồ dùng học tập cần thiết). 
 - Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các 
hoạt động dạy- học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ: 
 + Tên hoạt động ; 
 + Mục tiêu của hoạt động; 
 + Cách tiến hành hoạt động; 
 + Thời lượng để thực hiện hoạt động;
 + Kết luận của GV về: những KT, KN, thái độ HS cần có sau hoạt động; 
những tình huống thực tiễn có thể vận dụng KT, KN, thái độ đã học để giải 
quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không có 
cách giải quyết phù hợp;...
 - Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: xác định những việc HS cần phải tiếp 
tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị 
cho việc học bài mới.
 Thực hiện giờ dạy học
 Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau:
 Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 - Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ và những KT, KN đã học có 
liên quan đến bài mới.
 11/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tiep_tuc_chi_dao_hoat.doc