Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi ở trường mầm non

doc 18 trang skquanly 20/06/2024 860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi ở trường mầm non
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền 
tảng đầu tiên của ngành Giáo dục - Đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở 
trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học sau.
 Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện 
cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nhân 
cách con người mới XHCN. 
 Để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường Mầm non là trách nhiệm của các cấp, 
các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm của 
nhà nước, xã hội và gia đình để phát triển giáo dục Mầm non.
 Nhằm đảm bảo hầu hết trẻ em năm tuổi ở trên địa bàn được đến lớp để thực 
hiện kế hoạch chăm sóc 2 buổi trên ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể 
chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, vốn tiếng việt và tâm lý sẵn sàng đi học, đảm bảo 
chất lượng để trẻ làm hành trang vào lớp một.
 Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công tác phổ cập giáo dục mầm non 
cho trẻ năm tuổi trong trường mầm non và trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn mà 
nhà trường đã thực hiện được từ những năm học trước về công tác huy động trẻ trong 
độ tuổi từ 3 - 5 tuổi ra lớp, công tác chăm sóc giáo dục học sinh theo chương trình 
giáo dục mầm non mới .... Xác định được những nội dung trọng tâm cần thực hiện 
nhiệm vụ giáo dục năm học 2012-2013, trong đó công tác Phổ cập giáo dục mầm non 
cho trẻ năm tuổi là một trong những nhiệm vụ phải thực hiện trước nhất và được quan 
tâm chú trọng nhất. Để khẳng định điều này, trong báo cáo phương hướng nhiệm vụ 
năm học của trường mầm non đã nêu: “Tích cực triển khai và thực hiện công tác 
PCGDMN cho trẻ em năm tuổi. Tập trung các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh công 
tác tuyên truyền Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi đến các bậc phụ huynh 
học sinh và cộng đồng nhằm thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ”.
 1 2/12/2010 Thông tư ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận 
phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi.
 Là một việc làm rất khó khăn như xã nhà tôi đang công tác. Nó đòi hỏi phải có 
sự chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy – HĐND – UBND, sự phối hợp chặt chẽ giữa các 
đoàn thể, các ban ngành, nhân dân hưởng ứng tích cực, trong vai trò tham mưu, chỉ 
đạo của Ban chỉ đạo phổ cập các cấp là hết sức quan trọng, sự nhiệt tình của giáo 
viên, năng lực của cán bộ quản lý chỉ đạo chính vì thế năm học 2012 – 2013 trường 
MN tôi phụ trách phấn đấu để đạt chuẩn PCGDMN 5 tuổi.
II. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
 Đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề cốt lõi để huy động tối đa số lượng trẻ em ra lớp, 
nâng cao chất lượng giáo dục.
 Đề xuất được các biện pháp có tính hệ thống để chỉ đạo thực hiện tốt công tác 
PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục đúng độ tuổi trên địa bàn xã khó 
khăn, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
III. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
 Là đề tài được nghiên cứu trong độ tuổi phổ cập MN trên địa bàn xã nhà mà tôi 
công tác.
 B. PHẦN NỘI DUNG
 I. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU
 Giáo dục mầm non là một trong những chủ trương rất lớn của Đảng và Nhà 
nước ta trong công tác giáo dục và đào tạo. Nhiều chính sách ưu đãi cho giáo dục 
mầm non đã được Chính phủ ban hành, đặc biệt hơn đã có nhiều đề án, nhiều chế độ 
đãi ngộ cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục đang công tác ở 
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo ... 
 Cần khẳng định “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi” là một trong 
những quy định quan trọng được bổ sung tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 
Luật Giáo dục, trong đó nhấn mạnh Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là 
 3 của BCH TW (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiến tiến đậm đà bản 
sắc dân tộc, xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình hạnh 
phúc đã dấy lên thành phong trào sôi nỗi ở trong các thôn xóm. Các sân chơi bãi tập, 
câu lạc bộ được xây dựng đã đẩy mạnh phong trào TDTT; Phong trào ca hát sôi nỗi ở 
các lứa tuổi ở trong các khu dân cư gắn với hương ước, qui ước của thôn và các đoàn 
thể của xã hội. Các tệ nạn xã hội đã được ngăn chặn kịp thời. 
 Giáo dục đào tạo đã được đẩy mạnh, phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng 
được nhân rộng. Cơ sở vật chất trường học đã được chăm lo đáp ứng được nhu cầu 
giáo dục. Các trường trong xã đã có nhà cao từng hoàn chỉnh về hệ thống CSVC, kỹ 
thuật trang thiết bị dạy học. Có 02 trường chuẩn Quốc gia. Xã đã hoàn thành phổ cập 
Tiểu học. Các phong trào hoạt động trong nhà trường để bổ trợ góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện đã được coi trọng. Phụ huynh đã thực sự quan tâm đến 
việc học hành của con cái, học sinh đã có ý thức chăm lo học tập rèn luyện. Cùng với 
sự lớn lên của xã nhà, trường mầm non được thành lập từ năm 1999, với sự phấn đấu 
của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường trong những năm qua đã đạt 
thành tích được các cấp ghi nhận, đó là:
 - Có 04 cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở
 - Có 01 giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh 
 - Trường được 03 năm liền đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và đạt cơ quan 
 văn hóa năm 2011. 
- Đã có hệ thống văn bản pháp quy và các Nghị quyết của Quốc hội , của Đảng, của 
nhà nước về công tác phổ cập trẻ em 5 tuổi. Đó là cơ sở pháp lý để nhà trường thực 
hiện tốt về công tác phổ cập.
 - Đảng uỷ, HĐND, UBND, các tổ chức xã hội trong địa bàn thực sự đã quan 
tâm lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ một cách tích cực để nhà trường thực hiện tốt hoạt động 
phổ cập.
 - Các ban chỉ đạo từ xã đến trường đã được tổ chức, phân công chu đáo bám sát 
chỉ đạo chặt chẽ và kịp thời, bổ sung những thiếu sót trong khi làm phổ cập.
 5 luôn lo lắng, suy nghĩ để tìm ra giải pháp tối ưu nhất để chỉ đạo PCGDMN của trường 
đạt chuẩn phổ cập vào tháng 5 năm 2013.
 Như vậy “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi” không những là 
nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho trẻ trước khi vào học lớp 1, đảm bảo quyền được 
học tập cho hầu hết trẻ em 5 tuổi và tạo sự công bằng trong giáo dục mầm non đối 
với tất cả các vùng miền trong cả nước mà đây còn là một chủ trương lớn của Đảng 
và Nhà nước ta trong định hướng nâng cao chất lượng giáo dục quốc gia đáp ứng nhu 
cầu hội nhập và phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
II. CÁC GIẢI PHÁP:
Giải pháp 1: Công tác triển khai chỉ đạo thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 
cho trẻ năm tuổi.
 Thực hiện “Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi” của 
Chính phủ, kế hoạch số 4664/KH-UBND của UBND huyện Lệ Thủy về việc Thực 
hiện đề án Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 UBND Xã đã ra quyết 
định kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập – bổ sung thành phần đại diện trường Mầm non 
và cũng ra kế hoạch thực hiện phổ cập GDMN giai đoạn 2010 -2015, trong kế hoạch 
giao cho trường mầm non là cơ quan thường trực, trực tiếp làm công tác phổ cập 
GDMN cho trẻ 5 tuổi, bản thân tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo làm công tác 
phổ cập GDMN trong nhà trường , có trách nhiệm tham mưu với lãnh đạo để hoàn 
thành phổ cập GDMN theo kế hoạch. Bản thân tôi đã thường xuyên cập nhật những 
văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT về công tác này một cách kịp thời để 
có những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác phổ cập của đơn vị. Đầu năm học 
2012-2013, Hội đồng trường mầm non đã bàn bạc và thống nhất xây dựng nội dung 
phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi vào nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012-2013. Như 
vậy, công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đã được nhà trường 
triển khai kịp thời đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Xác định đây là một 
trong những nhiệm vụ chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ 
 7 chỉ có đọc văn bản, hiểu văn bản và nghiên cứu những nội dung liên quan sẽ giúp cho 
nhà quản lý thực hiện tốt nhất khâu chỉ đạo, quản lý và điều hành công việc của mình.
Giải pháp2: Thực hiện tốt công tác điều tra, tổng hợp, xử lý số liệu, nhập vào 
phần mềm phổ cập.
 Công tác điều tra dân số là một việc làm thường xuyên hằng năm của mỗi nhà 
trường, tuy nhiên ít ai đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác này trong vai trò 
phát triển giáo dục của mỗi địa phương là như thế nào. Từ rất lâu, bậc học tiểu học đã 
thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học, tiếp đến là bậc trung học cơ sở, vì vậy 
các nhà quản lý ở hai bậc học này thường đã có kinh nghiệm trong công tác điều tra 
dân số. Vì xác định được vai trò của công tác điều tra dân số trong việc lập kế hoạch 
phát triển giáo dục hàng năm và từng giai đoạn, tôi đã quan tâm chỉ đạo công tác này 
và xem đây là một công tác không kém phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phổ 
cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.
 Đầu tháng 6 tôi tham mưu với trưởng ban chỉ đạo phổ cập thành lập tổ cộng 
tác viên làm công tác phổ cập chia theo từng thôn, các cộng tác viên là giáo viên của 
trường đến từng hộ gia đình điều tra trẻ từ 0 - 5 tuổi, rà soát đối tượng trẻ có hộ khẩu 
thường trú trên địa bàn xã, số trẻ đến tạm trú, trẻ có hộ khẩu thường trú nhưng đi học 
nơi khác và số trẻ nơi khác đến học .... cập nhật thông tin vào phiếu điều tra theo mẫu 
của Sở, tập huấn công tác điều tra cho giáo viên và phân công mỗi giáo viên chủ chốt, 
có kinh nghiệm điều tra, thông thạo địa bàn phụ trách một điểm để tránh tình trạng bỏ 
sót hộ dân. Trong công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi thì mảng điều tra, huy động trẻ ra 
lớp là một bước quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của công tác này, vì 
vậy trong quá trình thực hiện tôi đã suy nghĩ vạch ra các bước cụ thể và lên kế hoạch 
điều tra trẻ em trong độ tuổi.
 * Phân công nhiệm vụ đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: Địa bàn xã có 10 
thôn, mỗi thôn phân công từ 2 giáo viên phụ trách, một giáo viên người sở tại nên 
thuận lợi cho việc điều tra. 
 9 khâu đều phải kiểm tra, việc điều tra, thống kê, tìm minh chứng có sự cộng tác của 
giáo viên, nhân viên chuyên trách phổ cập của trường và sự chỉ đạo, theo dõi, giám 
sát của lãnh đạo nhà trường.
 Giải pháp 3. Thực hiện tốt công tác quản lý số liệu và quản lý hồ sơ PCGD 
 Để thực hiện tốt công tác quản lý số liệu trẻ phải phổ cập trong địa bàn và lập hồ 
sơ lưu trữ có giá trị lâu dài, tôi suy nghĩ rằng: nhiệm vụ đầu tiên của người làm công 
tác PCGD là phải có kế hoạch tổng điều tra giai đoạn 5 năm và điều tra bổ sung hằng 
năm để nắm chắc số liệu cần tập trung huy động ra lớp đồng thời làm căn cứ cho việc 
lập kế hoạch phát triển trường lớp theo từng giai đoạn cụ thể. Kế hoạch phải rõ người, 
rõ việc, rõ thời gian hoàn thành gắn với nội dung thi đua của từng cá nhân và tập thể.
Hồ sơ gồm: 
 + Phiếu điều tra hộ gia đình: Tổng số: 663 hộ; Phiếu được sắp xếp theo thứ tự 
hộ của từng thôn, ghi đầy đủ các thông tin trong biểu mẫu rõ ràng. Cuối biểu mẫu 
Giáo viên điều tra, chủ hộ ký vào và có xác nhận của Trưởng thôn, Hiệu trưởng nhà 
trường và Trưởng ban chỉ đạo Phổ cập.
 + Sổ theo dõi tình hình phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi: Danh sách trẻ được tổng 
hợp theo thứ tự từng thôn . Cuối mỗi thôn tổng hợp số liệu trẻ (gồm trẻ trai, trẻ gái, trẻ 
chuyển đi các nơi, trẻ học trái tuyến và trẻ khuyết tật). Cuối danh sách từng năm Hiệu 
trưởng xác nhận. Nhìn vào danh sách có thể nhận biết được rõ ràng trẻ theo thứ tự 
từng thôn và theo thứ tự trong phiếu điều tra hộ gia đình.
 + Danh sách trẻ sinh từng năm: Danh sách được tổng hợp theo thứ tự theo thôn 
của từng độ tuổi. Cuối mỗi năm tổng hợp số lượng trẻ (trẻ trai và trẻ gái). Cuối danh 
sách từng năm có xác nhận của Hiệu trưởng.
 + Sổ theo dõi tình hình phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi gồm:
 Biểu số 1: Thống kê trẻ em từ 0 đến 5 tuổi: Biểu mẫu này thống kê theo số 
lượng như đã điều tra trong phổ cập có xác nhận của Trưởng ban chỉ đạo và Hiệu 
trưởng.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_tot_cong_ta.doc