Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN Hoa Mai

doc 16 trang skquanly 16/11/2024 210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN Hoa Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN Hoa Mai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường MN Hoa Mai
 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
 Trường mn hoamai
 ***   ***
 Sáng kiến cải tiến kỷ thuật
 đề tài: “Một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học 
 thân thiện, học sinh tích cực" trong trường Mầm non ” - Năm học: 2009 - 2010
 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Cúc
 Đơn vị: trường Mầm non Lộc Thuỷ
 Hoa Mai, tháng 5 năm 2010
Người viết: Nguyễn Thị Cúc - Trường Mầm non Hoa Mai 1 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
 B. Nội dung:
 1. Cơ sở khoa học:
 Thực hiện Công văn số 9761/BGD&ĐT - GDMN ngày 20/10/2008 của Bộ 
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai phong trào thi đua 
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" bậc học Mầm non.
* Với mục đích:
 Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện phù hợp với đặc 
điểm hoạt động và tâm lý của trẻ.
 Nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ, phát huy tính tích cực của trẻ 
tham gia vào các hoạt động giáo dục.
 Tuyên truyền với cộng đồng xã hội về ý nghĩa, vai trò của giáo dục mầm 
non đối với sự phát triển nhân cách trẻ em.
* Yêu cầu:
 Tập trung giải quyết dứt điểm những yếu kém về CSVC, thiết bị trường học.
 Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ vào các hoạt động học 
tập, vui chơi, sinh hoạt.
 Phát huy sự chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc tìm tòi, đổi mới 
phương pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
 Huy động sự tham gia của các bậc phụ huynh, các tổ chức, cá nhân trong 
việc hỗ trợ khai thác học liệu, phương tiện giáo dục văn hóa truyền thống.
* Nội dung:
 - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện.
 Trường, lớp an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đồ dùng đồ chơi phù 
hợp với lứa tuổi.
 Có cây xanh bóng mát, cây cảnh được chăm sóc thường xuyên
 Có đủ nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu của nhà trường, có bếp ăn đảm bảo 
vệ sinh, an toàn thực phẩm.
 Có đủ nhà VS cho trẻ, an toàn, sạch sẽ; các thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ
 Giáo dục trẻ nền nếp, ý thức lao động tự phục vụ và giữ gìn vệ sinh môi 
trường.
 - Nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục trẻ.
 Giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi, đổi mới, vận dụng phương 
pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
 Sáng tạo trong việc xây dựng môi trường giáo dục nhằm tạo hứng thú cho 
trẻ khi tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt...
Người viết: Nguyễn Thị Cúc - Trường Mầm non Hoa Mai 3 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
phạm, có nhiều biện pháp trong việc nâng cao chất lượng CS-GD trẻ. Đời sống 
GV mầm non ngoài biên chế tương đối ổn định. 
 Đa số phụ huynh nhận thức cao đối với bậc học MN, tích cực hỗ trợ nhà 
trường về tinh thần cũng như vật chất đối với các hoạt động CS-GD trẻ.
 Khó khăn:
 Khuôn viên nhà trường chưa hoàn chỉnh. Công trình vệ sinh hư hỏng nhiều. 
Chưa xây dựng được hệ thống bồn hoa cây cảnh. Trang thiết bị bên trong lớp học 
và việc xây dựng môi trường bên ngoài còn hạn chế. Sân chơi chưa đảm bảo an 
toàn cho trẻ (láng xi măng lâu năm, trơn trượt, ghồ ghề....), thiếu một số phòng 
chức năng.
 Năm đầu tiên thực hiện chương trình GDMN mới, đội ngũ giáo viên còn 
nhiều bở ngỡ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, BGH nhà trường dành thời gian đầu tư 
nhiều cho công tác chuyên môn. Một số đ/c đang thời kỳ sinh đẻ và nuôi con nhỏ. 
Mức thu nhập của GVMN mặc dầu được cải thiện so với năm học trước nhưng so 
với giá cả thị trường, cường độ lao động và mặt bằng chung của xã hội vẩn còn 
thấp.
 Trong năm học có sự thay đổi về giáo viên (GV cốt cán bổ sung cho các 
trường công lập), do vậy ảnh hưởng đến công tác tổ chức của nhà trường. 
 Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục, sự 
giúp đỡ của chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, đặc biệt là sự 
quan tâm nhiệt tình của các bậc cha mẹ trẻ trong việc triển khai thực hiện phong 
trào, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã đồng tâm hiệp lực khắc 
phục mọi khó khăn để xây dựng một môi trường thân thiện, an toàn và ấm áp cho 
trẻ. Để đạt được điều này, chúng tôi đã tập trung vào một số biện pháp sau:
 3. Các biện pháp chủ yếu:
 3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu, nội dung 
của phong trào thi đua và cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế của nhà 
trường, địa phương.
 Làm tốt công tác quán triệt, tuyên tuyền các Chỉ thị, kế hoạch, văn bản có 
liên quan đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh trong nhà trường cũng 
như cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nắm được mục tiêu, yêu cầu, nội 
dung của phong trào thi đua. (Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008; Kế 
hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc 
phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" 
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013; Kế hoạch số 1346/KH-SGDĐT 
của Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình về việc triển khai phong trào thi đua "Xây 
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông năm 
Người viết: Nguyễn Thị Cúc - Trường Mầm non Hoa Mai 5 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
 Cùng với việc đánh giá thực trạng của đơn vị trước khi thực hiện phong trào, 
chúng tôi đã có kế hoạch cụ thể cho từng năm học (lựa chọn vấn đề ưu tiên). Chỉ 
đạo giáo viên chủ động vệ sinh, sắp xếp các loại đồ dùng khoa học, gọn gàng, 
ngăn nắp. Phân công nhóm, lớp phụ trách vệ sinh các khu vực như: cầu thang, các 
dãy hành lang, sân trước, sân sau...
 Phong trào "Tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi" trong đội ngũ giáo viên được 
phát động tích cực hơn, giáo viên quan tâm, sáng tạo, nề nếp làm đồ chơi được 
duy trì thường xuyên. Do đó, chất lượng đồ dùng dạy học ngày càng được nâng 
cao; khả năng tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có và đồ dùng đã qua sử dụng để 
tạo ra đồ dùng dạy học của giáo viên luôn được phát huy. Điều đáng ghi nhận là 
sự lôi cuốn tham gia tích cực của trẻ vào hoạt động làm đồ dùng dạy học với giáo 
viên, qua đó hình thành ở các cháu một số kỹ năng cần thiết như: sự phối hợp làm 
việc theo nhóm, sự khéo léo của đôi bàn tay, sự phối hợp tinh tế giữa mắt và 
tay...đây là những kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc học tập ở lớp 1. Chỉ đạo các 
nhóm, lớp đồ chơi cần được thay đổi và bổ sung thường xuyên cho phù hợp với 
nhu cầu và hứng thú của trẻ. Nhà trường đặc biệt quan tâm chỉ đạo tạo môi trường 
hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải nhằm kích thích tính tò mò, khám phá nhằm thỏa 
mản nhu cầu của trẻ. Bên cạnh đó sự sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện đồ 
dùng, đồ chơi cùng với sự hướng dẫn của giáo viên đã tạo nên bầu không khí gần 
gũi, thân thiện, vui tươi giữa cô và trẻ. Vì vậy trẻ luôn luôn thích đến lớp, cha mẹ 
trẻ tin tưởng khi gửi gắm con mình cho trường.
 Nhà trường đã tích cực tham mưu, phối hợp với lãnh đạo Đảng, chính quyền 
địa phương, các ban ngành đoàn thể, cơ quan chuyên môn Phòng GD, UBND 
huyện, Sở LĐTB-XH tỉnh, ban đại diện cha mẹ học sinh để có sự hỗ trợ, đầu tư 
kinh phí cải tạo nâng cấp toàn bộ công trình vệ sinh, các phòng chức năng, nhà 
bếp; xây dựng hàng rào, làm cổng phụ; lát gạch khuôn viên; xây dựng hệ thống 
bồn hoa, cây cảnh, khu vui chơi cát, nước; vẽ tranh tuyên truyền bên ngoài lớp học 
với 122 m2; mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác CS-GD trẻ; mua mới bộ đồ 
chơi ngoài trời; mua sắm trang thiết bị ứng dụng CNTT (02 bộ ti vi đầu đĩa, 01 
máy chiếu đa năng- màn hình, 2 máy tính xách tay, 3 máy in, 02 bộ máy vi tính, 
nối mạng land toàn trường), với tổng kinh phí đầu tư 493 triệu đồng.
 Chỉ đạo toàn trường chú trọng thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lành 
mạnh, thân thiện, tạo cảm giác gần gũi, an toàn, hòa hợp với thiên nhiên cho trẻ; 
phân công cụ thể các nhóm, lớp tiếp tục sưu tầm trồng và chăm sóc hệ thống bồn 
hoa, cây cảnh. Giáo viên mỗi lớp chủ động tuyên truyền vận động phụ huynh ủng 
hộ cây xanh tạo vườn cây, góc thiên nhiên; đảm bảo môi trường nhóm, lớp luôn 
Người viết: Nguyễn Thị Cúc - Trường Mầm non Hoa Mai 7 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
quy trình nhằm giúp trẻ có được thói quen, nề nếp, hành vi văn minh, lao động tự 
phục vụ, lễ phép trong giao tiếp ứng xử, trong sinh hoạt và ăn uống (trẻ có thói 
quen rửa tay-lau mặt ở các thời điểm thích hợp, lao động trực nhật, tự phục vụ...).
 * Chất lượng giáo dục.
 Là năm đầu tiên nhà trường thực hiện đại trà chương trình GDMN mới ở 9/9 
nhóm, lớp. Do vậy, việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức và trình độ tay nghề cho 
giáo viên được đặt lên hàng đầu, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các 
lớp tập huấn, hội thảo của Sở, Phòng và cụm trường triển khai; tổ chức cho chị em 
thảo luận để học tập, chia sẽ kinh nghiệm, xây dựng chương trình giảng dạy; xác 
định mục tiêu, nội dung hoạt động ở các độ tuổi theo chủ đề, chủ điểm và biên chế 
năm học. Kết thúc từng chủ đề, từng giai đoạn có sự đánh giá, rút kinh 
nghiệm...Tăng cường công tác chỉ đạo, dự giờ, thao giảng, xây dựng tiết dạy mẫu 
theo 5 lĩnh vực giúp giáo viên đúc rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. Đa số giáo 
viên đã tích cực ứng dụng đổi mới phương pháp dạy và học, biết vận dụng sáng 
tạo các nội dung giáo dục, tận dụng môi trường thực tế để dạy trẻ; khai thác các 
nội dung văn hóa địa phương (bài hát dân ca, hò khoan Lệ Thủy, trò chơi dân 
gian, chuyện kể, câu đố...) bổ sung vào các hoạt động âm nhạc, văn học, giáo dục 
dinh dưỡng, trò chơi..., làm phong phú thêm chương trình CS-GD trẻ và phù hợp 
với khả năng phát triển của trẻ, trong khi tổ chức các hoạt động giáo viên đã chú ý 
vừa phát huy những trẻ có năng khiếu, vừa quan tâm động viên những trẻ yếu, rụt 
rè nhút nhát; đẩy mạnh ứng dụng CNTT, tăng cường kỹ năng cộng tác tìm kiếm, 
chia sẽ thông tin tư liệu cùng đồng nghiệp, vận dụng đổi mới phương pháp dạy 
học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo 
của trẻ; tăng cường cho trẻ mẫu giáo được thực hành trên máy tính, tiếp cận công 
nghệ mới "Học mà chơi, chơi mà học" với nhiều bài giảng điện tử, tổ chức các 
hoạt động có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; giúp trẻ học tập tự tin, 
khả năng khám phá, khả năng sáng tạo.
 Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường học tập phù hợp với chủ đề, chủ 
điểm; chú trọng tạo môi trường mở giúp trẻ cùng tham gia học tập, khám phá...tận 
dụng sản phẩm, đồ dùng tự làm của trẻ để cùng xây dựng môi trường học tập 
trong và ngoài lớp.
 Ngay từ đầu năm học, nhà trường triển khai cho giáo viên xây dựng kế hoạch 
tổ chức lồng ghép các trò chơi dân gian, đồng giao, dân ca vào hoạt động giáo dục 
hàng ngày; với các hình thức vui chơi tập thể, thể thao vui khỏe, hội thi với nội 
dung thiết thực, bổ ích thu hút sự hào hứng tham gia của tất cả trẻ từ nhà trẻ đến 
mẫu giáo, phụ huynh, giáo viên tạo thành những ngày "Bé vui đồng dao, trò chơi 
Người viết: Nguyễn Thị Cúc - Trường Mầm non Hoa Mai 9 Sáng kiến cải tiến kỹ thuật
Ban chấp hành công đoàn đứng ra quyên góp, hỗ trợ về kinh tế, động viên về tinh 
thần, cáng đáng công việc giúp đồng nghiệp qua cơn hoạn nạn. Khi có thành tích 
trong công tác, đạt kết quả cao ở các hội thi, con cái thành đạt... chị em cùng nắm 
tay nhau chia sẽ niềm vui hân hoan, phấn khởi ...Tất cả những tình cảm thân thiện 
ấy đã tạo động lực để chị em có ý thức phấn đấu hoàn thành sự nghiệp "trồng 
người" mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
 Trong công tác CS-GD trẻ, các cô luôn tự nhủ mình là người mẹ hiền thứ hai 
của trẻ, nên phải chăm chút cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, an ủi vỗ về khi trẻ mệt, 
khi nhớ ông bà, bố mẹ...giáo dục trẻ đoàn kết, thân thiện, biết thể hiện hành vi ứng 
xữ có văn hóa với bạn bè, người lớn. 
 Nhà trường đã xây dựng mối quan hệ thân thiện với cha mẹ trẻ, phối hợp để 
tạo sự thống nhất trong CS-GD trẻ, tổ chức các hoạt động chung với phụ huynh 
trong lớp để tăng thêm tình cảm, hiểu biết lẫn nhau. Thu hút, mở rộng sự tham gia 
của phụ huynh vào quá trình giáo dục, khai thác tiềm năng đóng góp của họ, 
thường xuyên tổ chức cho cha mẹ tham quan các hoạt động CS-GD ở lớp. Nhân 
các đợt họp phụ huynh các nhóm, lớp đã tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ, thể 
hiện các tài năng, năng khiếu và khả năng hiểu biết của trẻ cho bố mẹ xem, nhiều 
phụ huynh phải thốt lên rằng "không ngờ con của tôi học và làm được như vậy hả 
cô?". Từ đó, càng làm tăng thêm niềm tin yêu đối với trường, với lớp với cán bộ 
giáo viên của các bậc phụ huynh.
 3.5. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
 Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể về việc tổ chức các ngày hội ngày lễ 
trong năm học (Ngày hội đến trường của bé; vui Tết Trung thu; Tết Nguyên Đán; 
chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày hội 8/3; ngày Quốc tế Thiếu nhi 
1/6 và tổng kết năm học...). Kế hoạch được lồng ghép trong việc thực hiện nhiệm 
vụ năm học của nhà trường, nhóm, lớp. Giáo viên đã chủ động, tích cực trong việc 
tập luyện cho trẻ để tham gia vào các hoạt động tập thể. Nhà trường không chọn 
01 đội văn nghệ để luyện tập mà có sự phân công tiết mục cho các nhóm, lớp với 
phương châm là huy động càng nhiều trẻ tham gia càng tốt, giúp trẻ có khả năng 
biểu diễn, mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
 Cùng với việc thực hiện chương trình GDMN mới nhà trường chỉ đạo một số 
giáo viên thành thạo trong việc ứng dụng CNTT sưu tầm, xây dựng các đĩa bài hát 
phù hợp với chủ đề để toàn trường được thực hiện thể dục buổi sáng theo nhạc. 
Chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện nghiêm túc hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều 
với các nội dung tìm hiểu, quan sát giúp trẻ tự khám phá, trải nghiệm. Hướng dẫn, 
tổ chức các trò chơi dân gian, bài hát dân ca phù hợp với địa phương.
Người viết: Nguyễn Thị Cúc - Trường Mầm non Hoa Mai 11 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_phong_trao.doc