Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất ở trường mầm non

doc 14 trang skquanly 01/11/2024 510
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất ở trường mầm non
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất ở trường mầm non”
 Họ và tên: Trần Thị Sông Hồng - HT MN Mỹ Thủy
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài:
 Bác Hồ đã từng nói: “Mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.
 Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên, là nền tảng 
vững chắc nhất của cả hệ thống giáo dục nước nhà. Trường mầm non có mục tiêu, nhiệm 
vụ quan trọng là chăm sóc giáo phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, 
thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và 
chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào Trường Tiểu học được tốt.
 Để quá trình CS-GD trẻ có chất lượng và hiệu quả cao, từ lâu con người đã tìm ra và 
sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó cơ sở vật chất phục vụ 
cho phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ cũng ra đời và phát triển.
 Ở trường tôi, trước đây trong điều kiện kinh tế tuy có sư phát triển trước so với các xã 
khác trong vùng, song cũng đang còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu 
thốn công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều hạn chế, phòng học còn nhiều lớp học 
nhà cấp 4, bàn, ghế thiếu và hư hỏng nhiều phải ngồi ghế nhựa phải xếp liền nhau trẻ mới 
ngồi đủ, đồ dùng đồ chơi còn thiếu nhiều và đơn giản nên chưa huy được tính tích cực 
cho trẻ.
 Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi 
ở ngành học Mầm non đã và đang đem lại tiềm năng sư phạm to lớn cho việc tổ chức các 
hoạt động CS-GD trẻ có hiệu quả. Vì thế, chúng ta khẳng định: “cơ sở vật chất là một điều 
kiện cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ”. 
 Trong quá trình xây dựng phong trào giáo dục mầm non nói chung và sự nghiệp GD-
ĐT tạo nói riêng, việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất là trách nhiệm đầu tiên của người 
cán bộ quản lý mà đặc biệt là người hiệu trưởng, muốn chất lượng dạy và học đạt kết quả 
cao thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đầy đủ từ phòng học, phòng chức năng, các loại đồ 
 1 trong giai đoạn mới, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu chơi và học của trẻ em ở vùng khó khăn. 
Với một chút kinh nghiệm quản lý đã đúc rút được qua một vài năm công tác tôi đã quyết 
định chọn đề tài “Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất ở trường mầm 
non” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà 
trường theo hướng kiên cố hóa, đồng bộ hóa và chuẩn hóa và xây dựng trường đạt chuẩn 
quốc gia Trong quá trình nghiên cứu bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 
 a. Thuận lợi: 
 Thuận lợi trước hết đó là: Xã đạt xã Nông thôn mới năm 2015, lãnh đạo địa phương 
đã quan tâm, đồng tình cao về kế hoạch phát triển quy mô trường lớp giai đoạn 2016-2020 
của nhà trường, các cấp ủy đảng, chính quyền thường xuyên chăm lo đến giáo dục nói 
chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đây là động lực mạnh mẽ nhất giúp tôi tự tin hơn 
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. 
 Sự phối hợp chăt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể như; Hội phụ nữ, mặt trận, Hội 
khuyến học xã và đặc biệt là Ban chấp hành hội phụ huynh trong công tác vận động xã hội 
hóa giáo dục.
 Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo, chuyên viên 
Phòng giáo GD-ĐT, sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện, UBND tỉnh.
 Trường có hai khu vực có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có diện tích khá 
rộng; 4.097m2
 Bên cạnh đó, nhà trường có đội ngũ CB, GV, NV nhiệt tình, chịu thương chịu khó, có 
năng lực trong công tác, khả năng tiếp cận chương trình đổi mới nhanh.
 Nhân dân và phụ huynh trong những năm gần đây đã nhận thức về giáo dục mà đặc 
biệt là về giáo dục mầm non có sự thay đổi lớn.
 b. Khó khăn
 CSVC của nhà trường còn thiếu thốn, cháu đông song đồ chơi ngoài trời ít, khuôn 
viên quy hoạch chưa hoàn thiện, một số hệ thống công trình vệ sinh đã xuống cấp, đồ 
dùng, trang thiết bị còn thiếu và đã hư hỏng nhiều. Trường thuộc địa bàn xã ở vùng đồi 
trung du kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào nghề làm vườn, làm rẫy, nhận thức của một 
 3 tiêu chí về cơ sở vật chất trường học được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia xây 
dựng nông thôn mới 2015-2020 của Chính phủ. 
 * Biện pháp 2. Lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất
 Kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý. Nếu không có kế hoạch sẽ không 
thực hiện được chức năng quản lý. Kế hoạch chính là yếu tố then chốt trong việc thực hiện 
nhiệm vụ duy trì và phát triển nhà trường. Vì vậy tôi luôn luôn coi trọng và thực hiện 
nghiêm túc việc xây dựng, hoạch định kế hoạch đối với tất cả các mặt. Đối với công tác lập 
kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đây là một trong những giải pháp quan trọng mang tính 
chiến lược lâu dài xuyên suốt quá trình hoạt động của nhà trường, xây dựng cơ sở vật chất 
không chỉ một năm, hai năm mà phải 10 năm, 15 năm thậm chí 20 năm vẫn còn giá trị sử 
dụng. Để làm được điều này, là một người quản lý khi xây dựng kế hoạch cần phải có cái 
nhìn tổng thể và tầm nhìn chiến lược, cần phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được là gì. Tổ 
chức rà soát toàn bộ CSVC, đối chiếu theo các tiêu chuẩn, xác định các hạng mục còn 
thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu để đưa vào trong kế hoạch phát triển, Trên cơ sở căn cứ vào 
thực trạng hiện có, các thuận lợi cũng như khó khăn để xây dựng kế hoạch mang tính khả 
thi. Như vậy, sự thành công của các kế hoạch đề ra là hoàn toàn có cơ sở và sẽ đạt được 
mục tiêu. 
 Có nhiều loại kế hoạch cần xây dựng đó là: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế 
hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn gọi là chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ 5 đến 
10 năm và được xây dựng trên cơ sở giáo dục đào tạo của UBND huyện 2010-2020; Kế 
hoạch trung hạn có thời gian 5 năm, kế hoạch này cần phải bám sát Nghị quyết của Đảng 
bộ xã theo nhiệm kỳ, kế hoạch của Phòng GD-ĐT đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch ngắn 
hạn (2-3 năm). Kế hoạch ngắn hạn thường có tính khả thi và hiệu quả thực hiện cao hơn, 
tiến độ nhanh hơn, đặc biệt là những trường nằm trong kế hoạch xây dựng trường đạt 
chuẩn quốc gia mức độ I sau 5 năm. Các kế hoạch trên đều được bổ sung theo kế hoạch 
 5 Biện pháp 3: Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương về 
xây dựng CSVC
 Để kế hoạch xây dựng CSVC, trang thiết bị trở thành hiện thực thì công tác tham 
mưu của Hiệu trưởng nó quyết định đến sự thành công hay thất bại kế hoạch đó. Vậy, hiệu 
trưởng phải xác định được đối tượng mình cần tham mưu đó là Phòng GD&ĐT- Đảng ủy - 
HĐND - UBND xã. Chính vì thế, sau khi đã lập xong kế hoạch một cách tỷ mỷ tôi chủ 
động tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã và phải xác định tham mưu vấn đề lớn 
không thể ngày một ngày hai là được, mà phải kiên trì, tham mưu nhiều lần vào những thời 
điểm khác nhau, tham mưu kết hợp tuyên truyền. Tham mưu quy hoạch mạng lưới trường 
lớp vừa mang tính tổng thể vừa mang tính chi tiết như: Điều tra, dự đoán số lượng trẻ theo 
kế hoạch trung hạn từ 2016 đến năm 2020 ở các độ tuổi để dự kiến số lớp tương ứng với số 
phòng học cần có; Để làm được điều này thì việc trước hết cần làm tốt công tác tham mưu 
với các cấp lãnh đạo, các ban ngành hiểu thêm về nhiệm vụ, chức năng của ngành học 
củng như yêu cầu cấp thiết của công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. 
Tham mưu đầy đủ với các ban ngành như: Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, UB Mặt 
trận và trước hết là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, không chỉ tham mưu ở cấp địa phương 
mà còn phải tranh thủ ý kiến của lãnh đạo Phòng GD-ĐT, ý kiến của UBND huyện. Chính 
vì thế tôi đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi và làm tờ trình trình lên các cấp lãnh đạo đề đạt 
nguyện vọng, những khó khăn của nhà trường và nhu cầu cần thiết của công tác chăm sóc 
giáo dục. Sau nhiều lần tham mưu nhà trường đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh 
đạo; cụ thể: Năm 2014 UBND tỉnh hỗ trợ 4,0 tỷ đồng xây dựng 4 phòng học cao tầng; 
Năm 2015: UBND huyện đầu tư 450.000.000đ xây dựng nhà xe và nhà vệ sinh cho CB, 
GV, NV, Năm 2016 UBND tỉnh hỗ trợ 450.000.000đ triệu từ nguồn vốn dự phòng xây dãy 
nhà hai tầng để làm khu phát triển thể chất, vườn cổ tích; Huy động xã hội hóa được 41. 
600.000đ để đóng sạp ngủ, mua bàn ghế cho trẻ; huyện hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống 
khuôn viên, sân chơi ở cụm trung tâm gần 1,2 tỷ đồng, trong đó UBND xã đối ứng gần 
350.000.000đ. Bên cạnh đó Sở GD-ĐT hỗ trợ đồ dùng đồ chơi ngoài trời, nhiều loại đồ 
 7 - Tuyên truyền ở đây không phải sử dụng panô, áp phích treo đầy đường, hay phát 
thanh rầm rộ trên thông tin đại chúng mà bằng những việc làm cụ thể thiết thực như: Nhà 
trường tạo được uy tín về chất lượng chăm sóc giáo dục, chất lượng đội ngũ, tổ chức tốt 
các phong trào, các hoạt động trong nhà trường có kết quả, nên mới tạo được lòng tin với 
phụ huynh, với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. 
 Mặt khác tuyên truyền phải làm sao để mọi người hiểu ra rằng: “Nếu toàn xã hội và 
các gia đình quan tâm với công tác XHH thì con em họ được hưởng môi trường giáo dục 
tốt hơn”. Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn với mục đích dành những gì 
đẹp nhất cho trẻ, cải thiện điều kiện học tập của trẻ, đổi mới cách dạy của cô và cách học 
của trẻ.v.v Trong quá trình tham mưu tạo mối quan hệ thật tốt với lãnh đạo, các ban 
ngành đoàn thể trong địa phương, lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xã 
hội, duy trì thường xuyên liên tục, sinh động, đa dạng và có hiệu quả việc tuyên truyền các 
chủ trương, nội dung XHHGD của Đảng và Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại 
chúng, thông qua các đợt sơ, tổng kết đoàn thể trong toàn xã v v .Đồng thời hiệu trưởng 
tranh thủ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng, phân tích cặn kẽ các chủ trương huy động 
của nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng xã hội, thể 
hiện trách nhiệm của xã hội đối với trong việc chăm lo phát triển giáo dục. ví dụ: Qua từng 
năm học Ủy ban mặt trận xã đều có thư kêu gọi gửi các tổ chức, các ban ngành, các bậc 
phụ huynh và các nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn hỗ trợ tài lực, vật lực cho giáo dục 
của xã nhà. Mặt khác căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của UBND huyện và Phòng GD-
ĐT nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể về tu sữa, mua sắm CVSC, các loại đồ dùng 
trang thiết bị dạy và học trình và xin ý kiến UBND sau đó chủ động phối hợp với công 
đoàn nhà trường, Hội cha mẹ học sinh thành lập ban vận động về tiến hành vận động 
nguồn lực từ phía phụ huynh, các doanh nghiệp, Hội phụ nữ xã, hội khuyến học và đã đạt 
được kết quả theo kế hoạch đề ra như: Năm học 2015-2016 và 2016-2017: BCH Hội huy 
động XHH từ phụ huynh: 101..600.000đ; Hội khuyến học: 3,200.000đ, các doanh nghiệp: 
20.000.000đ.Ngoài ra nhà trường còn làm tốt công tác vận động phụ huynh mua đầy đủ 
các loại đồ dùng học tập cho các cháu, vận động phụ huynh, đoàn thanh niên, Hội người 
 9 ngoài tài sản kiên cố hệ thống các phòng học, phòng chức năng.bên trong còn có các 
loại tài sản, đồ dùng trang thiết bị như: máy vi tính, ti vi, đầu đĩa, các loại đồ dùng như: 
bàn ghế, đồ chơi, tài liệu trị giá đến hàng trăm triệu đồng, kinh phí này không chỉ của nhà 
nước mà còn là của nhân dân phụ huynh đóng góp, nếu chúng ta sử sụng không đúng mục 
đích và bảo quản không tốt không những làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn 
làm tổn thất đến tài sản chung của nhân dân, của Nhà nước. Chính vì thế trong quá trình sử 
dụng tài sản cơ sở vật chất nhà trường cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân, 
gắn trách nhiệm cụ thể vào tiêu chí thi đua và thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra hàng 
tháng, hàng kỳ, hàng năm không bị thất thoát, hư hỏng. Đối với phòng học nhà trường chỉ 
đạo giáo viên các lớp thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, giáo dục trẻ không viết, vẽ bậy lên 
tường, trang trí phòng học hợp lý, tạo sự thoáng mát sạch sẽ. Các phòng học tuy đã xây 
dựng 3- 4 năm song tường nhà vẫn luôn mới, vững chắc và bền đẹp. 
 2.3. Kết quả đạt được
 Trong ba năm tích cực tham mưu và áp dụng nhiều phương pháp như trên nhà trường 
đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc xây dựng cơ sở vật chất.
 Cụ thể: Năm 2014-2015 Xây dựng hoàn thành 4 phòng học cao tầng kinh phí 4,1 tỷ 
đồng từ nguồn kinh phí của UBND tỉnh, Xã hội hóa 25.000.000 quy hoạch khuôn viên.
 Năm học 2015-2016: Xây nhà vệ sinh và nhà xe cho giá viên với kinh phí 
450.000.000đ huyện hỗ trợ; Huy động xã hội hóa 42.000.000 xây bể nước, mua sắm cac 
loại đồ dùng phục vụ bán trú.
 Năm học 2016-2017 tu sửa nâng cấp dãy nhà cấp 4, xây phòng bảo vệ, khu phát triển 
thể chất, xây vườn cổ tích. mua sắm các loại đồ dùng đồ chơi: 35 bộ bàn ghế cho trẻ; đồ 
dùng học tập cho trẻ: đồ chơi ngoài trời: 2 bộ từ nguồn xã hội hóa, đồ dùng phục vụ mở 
bán trú năm đầu.. với tổng kinh phí gần 1,5 tỷ đồng.
 Ngoài các nguồn hỗ trợ trên qua hàng năm các bậc phụ huynh đều chung tay ủng hộ 
nhiều loại đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Không chỉ 
nhà trường thu được kết quả xây dựng từ các nguồn kinh phí mà còn có sự đồng tình ủng 
hộ cao của nhân dân, phụ huynh, sự quan tâm chăm lo của lãnh đạo chính quyền địa 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tham_muu_xay_dung_co.doc