Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

doc 21 trang skquanly 30/03/2025 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
 Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
 MỤC LỤC 
 Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU ........2
1. Lý do chọn đề tài .........2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .....3
3. Đối tượng nghiên cứu .........3
4. Phạm vi nghiên cứu .3
5. Phương pháp nghiên cứu ....3
II. PHẦN NỘI DUNG .......3
1. Cơ sở lý luận ...... 3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu..4
3. Nội dung và hình thức của giải pháp...................................................... .5
a. Mục tiêu giải pháp............5
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp..5
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. ..... 16
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi 
và hiệu quả ứng dụng.........17
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...18
1. Kết luận .18
2. Kiến nghị ..19
Người viết: Lê Thị Liên - 1 - Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Nghiên cứu và lựa chọn một số giải pháp phù hợp với đối tượng học 
sinh nhằm giúp giáo viên thực hiện hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho 
học sinh dân tộc thiểu số, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà 
trường.
 Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát nhằm lựa chọn và thực hiện các 
giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhà 
trường đảm bảo tính bền vững, hiệu quả.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân 
tộc thiểu số qua các năm học và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học theo định hướng tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc 
thiểu số trong nhà trường.
 4. Phạm vi nghiên cứu
 Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăl, huyện 
Krông Ana năm học 2015 - 2016 và một số tài liệu, văn bản hướng dẫn có 
liên quan đến công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số 
trong trường tiểu học.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.
 - Phương pháp khảo nghiệm.
 - Phương pháp điều tra nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.
 - Phương pháp thống kê toán học.
Người viết: Lê Thị Liên - 3 - Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
con em còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc phối hợp với cha mẹ học sinh để nâng 
cao chất lượng học tập cho các em gặp không ít khó khăn.
 Đội ngũ giáo viên chủ yếu là người dân tộc kinh từ vùng thuận lợi 
chuyển vào công tác tại đơn vị. Hầu hết giáo viên không biết nói tiếng dân tộc 
cũng như không hiểu biết nhiều về phong tục tập quán của đồng bào nên công 
tác vận động học sinh ra lớp, phối hợp với cha mẹ học sinh để tăng cường 
tiếng Việt, nâng cao chất lượng dạy học còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên 
mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn nên còn gặp những
khó khăn nhất định trong công tác dạy học.
 Xuất phát từ thực trạng trên, để tiếp tục pháp huy những điểm mạnh 
đồng thời khắc phục những hạn chế, cần phải đưa ra một số giải pháp thiết 
thực hơn, phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện của đơn vị, địa phương để 
thực hiện hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, 
từng bước nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Giúp giáo viên thực hiện hiệu quả một số giải pháp tăng cường tiếng 
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. 
 Từng bước nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt nhằm giúp học sinh có 
kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình lớp 
học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các lớp học, cấp học tiếp theo; 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trong nhà 
trường. 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 b.1. Nâng cao năng lực chuyên môn về công tác tăng cường tiếng 
Việt cho đội ngũ giáo viên
 “Không có việc gì khó
 Chỉ sự lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
 Quyết chí ắt làm nên.’’ 
 (Hồ Chí Minh)
Người viết: Lê Thị Liên - 5 - Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
hình thành ngay được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết, giữa âm thanh 
và ngữ nghĩa – ngữ pháp. Các em ít nhận được tác động từ môi trường gia 
đình, cộng đồng và chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ. 
 - Khi thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh, giáo viên cần giúp 
các em tiếp cận với kiến thức, kĩ năng các môn học thông qua kinh nghiệm 
mà các em trích lũy được trước đó (có thể bằng tiếng mẹ đẻ), theo mức độ từ 
dễ đến khó. Chú ý đến học sinh, đến cuộc sống và môi trường học tập của các 
em, tạo điều kiện để học sinh được học tập theo đặc điểm cá nhân. Vận dụng 
linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm lôi 
cuốn học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Sử dụng đồ dùng 
học tập đa dạng, thường xuyên trong các hoạt động học tập.
 Hiểu được sự khác biệt giữa học sinh kinh và học sinh dân tộc thiểu số 
khi học tiếng việt sẽ giúp giáo viên lựa chọn được những phương pháp, hình 
thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số ở địa 
phương; tạo điều kiện thuận lợi để giúp học sinh học bằng NN2 lấp được chỗ 
trống về sự chênh lệch khoảng 4000 từ (trước khi đến trường).
 b.2. Thực hiện hiệu quả công tác Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước 
tuổi đến trường
 Chuẩn bị tiếng Việt là bước đầu của tăng cường tiếng Việt. Chuẩn bị 
tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi học lớp một giúp các em có thể 
nghe hiểu một số câu, từ ngữ để giao tiếp với giáo viên, bạn bè; nhận diện 
được các chữ cái tiếng Việt, biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, thuộc một số 
bài hát, các nề nếp học tập...; có tâm thế sẵn sàng đi học, học các môn học và 
thực hiện các hoạt động giáo dục.
 Công tác chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thường được 
tổ chức trong dịp hè, trong khoảng thời gian một tháng vào trước năm học. Để 
thực hiện hiệu quả công tác này, trước hết, lãnh đạo nhà trường cần xây dựng 
kế hoạch Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi học lớp một; 
phân công nhiệm vụ cụ thể và triển khai kế hoạch kịp thời đến từng giáo viên 
trong trường; phối hợp tốt với thôn buôn và cha mẹ học sinh điều tra vận 
động học ra lớp.
Người viết: Lê Thị Liên - 7 - Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
 Căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị, đối tượng học sinh, lãnh đạo 
nhà trường chỉ đạo giáo viên lựa chọn các biện pháp tăng cường tiếng Việt 
đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với đối tượng học sinh. Dưới đây là một số 
biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số mà đơn vị 
trường tiểu học Y Ngông đã lựa chọn và thực hiện hiệu quả: 
 - Chỉ đạo giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, thời lượng dạy học 
các môn học khác để tập trung vào dạy môn Tiếng Việt, Toán.
 - Thực hiện dạy học phân hóa đối tượng học sinh như: phân hóa theo sở 
thích, khả năng tiếp thu, đặc điểm cá nhân của học sinh,...
 - Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; tăng 
 cường tổ chức dạy học theo nhóm, trò chơi học tập; sử dụng đồ dùng dạy 
 học thường xuyên, có hiệu quả; khuyến khích sử dụng các trò chơi học tập 
 để tăng cường tiếng Việt và yêu thích tiếng Việt cho học sinh.
 - Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích giáo viên tự học tiếng mẹ đẻ 
của học sinh để giúp các em vượt qua rào cản ngôn ngữ (có thể sử dụng song 
ngữ để giải nghĩa từ,) 
 - Sử dụng hiệu quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Tài liệu bổ trợ 
tiếng Việt 1,2,3” để tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong các buổi học thứ 
hai.
 - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn 
để tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong tất cả các môn học (giáo viên chủ 
nhiệm lập danh sách những học sinh cần tăng cường tiếng Việt cho giáo viên 
bộ môn, giáo viên bộ môn dành thời gian trong mỗi tiết học để tăng cường 
tiếng Việt cho học sinh).
 - Riêng khối lớp một, chỉ đạo giáo viên thực hiện phương án tăng thời 
lượng tiếng Việt từ 350 tiết lên 500 tiết (3 tiết/ bài) đối với chương trình hiện 
hành ( trong những năm học trước và năm học 2016-2017). 
 Bên cạnh việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong tất cả 
các môn học, việc tổ chức dạy học môn Tiếng Êđê cho học sinh dân tộc thiểu 
số trong nhà trường cũng rất cần thiết. Học tiếng mẹ đẻ không chỉ giúp học 
sinh biết giữ gìn những bản sắc văn hóa riêng, chữ viết của dân tộc mình mà 
Người viết: Lê Thị Liên - 9 - Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông Đề tài : Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
thiếu linh hoạt trong trưng bày sẽ làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, 
không phát huy được hiệu quả như mong muốn. 
 Bên cạnh đó, nhà trường cần thực hiện tốt việc xây dựng mô hình thư 
viện trường học thân thiện: thư viện xanh, thư viện lớp học, thư viện lưu 
động,Tăng cường các hoạt động giao tiếp trong trường học, lớp học thông 
qua hoạt động học tập, vui chơi,để thực hiện hiệu quả xây dựng môi trường 
học tiếng Việt trong nhà trường.
 b.4.2. Xây dựng môi trường học tiếng Việt trong gia đình
 Thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ là một trong những nguyên nhân ảnh 
hưởng đến chất lượng học tiếng Việt của học sinh. Vì vậy, cần làm tốt công 
tác phối hợp với cha mẹ học sinh để xây dựng môi trường tiếng Việt trong gia 
đình. Dưới đây là một số giải pháp xây dựng môi trường tiếng Việt trong gia 
đình mà chúng tôi đã triển khai và thực hiện hiệu quả: 
 - Khảo sát để nắm được điều kiện cụ thể của từng gia đình học sinh 
như: ti vi, sách báo, góc học tập, 
 - Xây dựng kế hoạch vận động, hướng dẫn cha mẹ học sinh tạo môi 
trường tiếng Việt phù hợp với điều kiện từng gia đình, như: tạo góc học tập 
cho con em, đóng bàn ghế học tập, chọn vị trí đặt bàn học đủ ánh sáng, trang 
trí góc học tập (thời khóa biểu, giấy khen,); hướng dẫn cha mẹ học sinh tạo 
điều kiện về thời gian và nhắc nhở con em học bài, quan sát việc học của con 
em, nhắc nhở con em nghe radio, xem ti vi, đọc sách báo (nếu gia đình có), 
khuyến khích cha mẹ học sinh giao tiếp với con bằng tiếng Việt,
 b.4.3. Tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp đóng một vai trò quan trọng góp phần 
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, thực hiện mục tiêu giáo 
dục trong nhà trường. Chính từ những hoạt động như: hoạt động tập thể, hoạt 
động xã hội,...không chỉ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản mà còn 
góp phần thực hiện hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc 
thiểu số, trau dồi cho các em những kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, hình 
thành nhân cách học sinh, đem lại niềm vui cho các em khi đến trường.
Người viết: Lê Thị Liên - 11 - Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tang_cuong_tieng_viet.doc