Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non

docx 31 trang skquanly 19/06/2024 1510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
 Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
 MỤC LỤC
 STT NỘI DUNG TRANG
 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ: 2
 1 Lí do chọn đề tài. 2
 2 Mục đích nghiên cứu. 3
 3 Đối tượng nghiên cứu. 4
 4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. 4
 5 Phương pháp nghiên cứu. 4
 6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. 4
 PHẦN II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VÂN 4
 ĐỀ:
 1 1. Cơ sở lý luận 4
 2 2. Khảo sát thực trạng. 6
 * Thuận lợi: 7
 * Khó khăn: 7
 3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện. 8
 4 Những biện pháp thực hiện. 9
 5 Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần). 9
 5. 1 Biện pháp 1:Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh rau sạch trên 9
 địa bàn.
 5.2 Biện pháp 2:Hợp đồng thực phẩm. 10
 5.3 Biện pháp 3:Lựa chọn rau sạch đưa vào bếp ăn bán trú nhà 11
 trường cho trẻ theo mùa, vụ.
 5.4 Biện pháp 4:Chỉ đạo bộ phận nuôi dưỡng, kế toán lựa chọn, 14
 kiểm tra kỹ khi giao nhận thực phẩm vào bếp ăn hàng ngày.
 5.5 Biện pháp 5: Tăng cường kiến thức cho cô nuôi khi sơ chế và 17
 chế biến thực phẩm tại bếp ăn hàng ngày.
 5.6 Biện pháp 6:Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt kế 18
 hoạch tăng gia rau sạch tại khuôn viên hiện có của trường.
 5. 7 Biện pháp 7:Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá. 26
 5.8 Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. 27
 6 Kết quả thực hiện có đối chứng. 28
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 29
 1 Kết luận. 29
 2 Các đề xuất và khuyến nghị. 29
PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO: 31
 1/31 Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
non là nơi tập trung đông trẻ bán trú, lượng rau củ đưa vào bữa ăn hàng ngày 
cho trẻ tương đối lớn. Việc đảm bảo có đủ rau sạch cho bữa ăn của trẻ luôn là 
vấn đề đặc biệt cần được quan tâm thích đáng nhằm phòng tránh ngộ độc thực 
phẩm, đồng thời là một giải pháp quan trọng,giúp trẻ phát triển toàn diện, để 
nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ, đặt nền móng cho việc 
đào tạo nguồn nhânlực, nhân tài có sức khỏe tốt sau này trở thành những mầm 
non tương lai đất nước.
 Chính vì vậy phải làm như thế nào để luôn có nguồn rau sạch đưa vào bữa 
ăn bán trú của trẻ hàng ngày, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng tránh 
ngộ độc loại ra được một số lượng thuốc trừ sâu dư thừa, thuốc kích thích tăng 
trưởng, thuốc bảo vê thực vật có trong rau củ, những chất này có tác hại lâu dài 
đến cơ thể mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy được. Đồng thời nâng cao ý 
thức tự giác và kiến thức của cô nuôi trong việc sơ chế, chế biến thực phẩm.
 Trong rau củ nếu được đảm bảo an toàn sạch khi thu hoạch, sử dụng đúng 
cách sẽ tránh thất thoát chất dinh dưỡng, vì thế nếu ta cho trẻ ăn rau đúng cách 
đủ tỷ lệ, cân đối hài hòa giữa lượng rau và lượng củ cân bằng, từng bước nâng 
cao chất lượng bữa ăn, trẻ khỏe mạnh, tăng cân đều, tiêu hóa tốt, đạt được mục 
tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn, xây dựng nhà trường thật sự là trung tâm 
chăm sóc, giáo dục trẻ trước tuổi đến trường phổ thông, tạo niềm tin cho nhân 
dân yên tâm khi gửi con đến trường.
 Với vai trò là người phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khiến tôi 
băn khoăn và trăn trở bấy lâu. Và là lý do mà năm học 2017- 2018 tôi quyết 
định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho 
trẻ tại trường mầm non”. Để nghiên cứu thực hiện đề tài này tôi muốn góp 
phần nhỏ bé của mình vào công cuộc sự nghiệp trồng người, ươm mầm xanh 
tương lai của đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu: 
 Tìm ra các biện pháp chỉ đạo để tăng cường nguồn rau sạch vào bữa ăn bán 
trú cho trẻ tại trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc 
qua rau củ tại bếp ăn tập thể của trường mầm non.
 Đồng thời, xây dựng vườn rau sạch trong khuôn viên trường, tạo khung cảnh 
xanh - sạch - đẹp, có tính giáo dục, giúp giáo viên có điều kiện cho trẻ được trải 
nghiệm thực tế sau mỗi tiết họctrên lớp cô truyền tải tới trẻ về nguồn dinh 
dưỡng, có trong rau củ, quả đối với sức khỏe con gười cần thiết như thế nào, 
muốn mình khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh, không bị béo phì thì 
trong những bữa ăn hàng ngày trẻ thích ăn nhiều rau củ. và những kiến thức bé 
biết được sẽ phát triển theo hướng tích cực, khi được trải nghiệm trẻ được hòa 
 3/31 Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
thuốc trừ sâu đến sát ngày thu hoạch không tuân thủ thời gian ngừng, cấm phun 
thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch theo qui định nhà nước. Mặt khác, một số loại 
rau, quả được trồng ở đất bị ô nhiễm, tưới phân tươi hoặc nước thải đe dọa 
nghiêm trọng đối với sức khỏe của người tiêu dùng.
Ngoài ra, ở các chợ loại rau thái sẵn như bắp chuối, ngó sen, rau muống trẻđã 
trộn một số hóa chất độc hại (như hàn the, chất bảo quản không cho phép sử 
dụng ...) cho vào nước ngâm cho tươi lâu.
 Vì vậy, nên thận trọng nhất là các loại rau ăn lá, hoặc rau củ quả không 
phải gọt vỏ như rau muống, cải ngọt, cải bẹ, mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà 
chua, hành lá
 Vậy thế nào là rau quả an toàn? rau quả được coi là an toàn khi có dư 
lượng nitrate, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật dưới ngưỡng qui định của 
bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành với từng loại rau quả.
 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm thì rất nhiều, rất khó 
khăn mà mắt thường khó để nhận biết, tuy nhiên những yếu tố cơ bản theo kinh 
nghiệm có thể nhận biết phân biệt được cụ thể qua một số nguồn sau:
 Nuôi trồng: Nguồn gốc giống phải được lựa chọn và đảm bảo chất lượng, 
không mang mầm bệnh. Các nguồn dinh dưỡng để nuôi trồng cũng phải đảm 
bảo chất lượng, không chứa độc tố hay mầm bệnh. Như chúng ta biết khi trồng 
rau thì nguồn nước hay đất để trồng và tưới cũng phải đảm bảo sạch, không 
chứa độc chất hay kim loại nặng.
Ví dụ: Người ta trồng rau muống ở các vùng nước thải thì rau này sẽ mang 
nhiều độc chất như thủy ngân, asen và mầm bệnh từ nước thải như vi trùng lao 
...Các loại phân bón và thuốc, khi sử dụng cũng phải tuân theo hướng dẫn, 
nhưng thực tế người ta dùng phân bón bừa bãi, dùng thuốc tăng trưởng không có 
kiểm soát.
 Thu hoạch: Phải đủ thời gian cách ly sau khi phun tưới các loại hóa chất 
cho rau quả, vì làm vậy thì hóa chất mới bị phân hủy an toàn cho người sử dụng. 
Sau khi sử dụng các loại thuốc cho súc vật, phải có thời gian để các loại thuốc 
này đào thải khỏi súc vật. Trong thu hoạch cần có sự giám sát về chất lượng sản 
phẩm mang đi chế biến mới an toàn.
 Bảo quản sau thu hoạch: Vì thực phẩm sau thu hoạch thường chưa đưa 
vào sử dụng kịp thời nên phải bảo quản, nhưng nếu bảo quản không đúng 
phương pháp sẽ gây hại cho sức khỏe, như dùng hóa chất bảo quản rau, quả 
tươilâuThịt, cá sau khi đánh bắt người ta dùng hàn the, hay ure là những 
chất độc hại để bảo quản không cho ươn thối, gây hại cho sức khỏe người tiêu 
dùng.
 5/31 Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
bằng công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, được UBND 
huyện Ba Vì khen thưởng.
*Thuận lợị:
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyến 
đã tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt năm 2017 
Đảng ủy,UBND xã, các ban nghành và các cấp chinh quyềnphối kết hợp với 
trạm y tế, kiểm tra vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn của địa 
phương, nhất là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học, đã rà soát, 
kiểm tra,và có biện pháp sử lý cảnh cáo các trường hợp cá nhân và tập thể vi 
phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Viết bài tuyên truyền cho ban văn hóa xã đưa 
lên tuyên truyền trên loa phát thanh trong toàn xã cho nhân dân địa phương đều 
biết. Nhờ đó mà công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm 
non được thuận lợi.
 Các đồng chí trong ban giám hiệu năng động, nhiệt tình, tâm huyết với 
nghề, vững vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý, cả ba đồng chí đều qua 
các lớp đào tạo bồi dưỡng về quản lý nhà nước,quản lý giáo dục, lý luân chính 
trị. Được giao trách nhiệm làm công tác quản lý và thực hiện tốt nhiệm vụ được 
giao. 
Đội ngũ giáo viên, nhân viên yêu nghề mến trẻ, nhanh nhẹn, nhiệt tình trong 
công tác, có trình độ chuyên môn, đoàn kết. Nhà trường được đầu tư xây dựng 
bếp ăn một chiều đầy đủ đồ dung phục cho công tác nuôi dưỡng trẻ 
Phần lớn phụ huynh có nhận thức cao trong công tác đảm bảo an toàn vệ sinh 
thực phẩm cho trẻ, nhất là việc cải thiện vườn rau sạch để phục vụ trẻ, luôn phối 
hợp và ủng hộ nhà trường cả vật chất lẫn tinh thần, để cùng nhau phối kết hợp 
có kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ một cách tốt nhất
 - Địa bàn trường quản lý là xã nông nghiệp nên thuận lợi cho việc hợp 
đồng thực phẩm rau củ sạch, nắm rõ được nguồn gốc, xuất sứ của mặt hàng rau 
củ nhập vào trường chế biến món ăn cho trẻ.
 - Diện tích đất lưu không của trường rộng rãi, thuận lợi cho việc triển khai 
quy hoạch trồng rau củ tạo vườn rau sạch trong khuôn viên trường.
 * Khó khăn:
 Là xã đông dân, đời sống kinh tế chủ yếu là dựa vào sản xuất nông 
nghiệp, một số ít hộ gia đình có nghề phụ làsản xuất miến giong, đi xâyphụ hồ, 
buôn bán nhỏ. Mức thu nhập thấp, nên việc đầu tư kinh phí cho sự nghiệp mầm 
non của nhân dân và các cấp chính quyền xã cũng bị hạn chế.
 Đồng thời, trẻ ở lứa tuổi này đa phần là không thích ăn rau, một số phụ 
huynh còn quan niệm trẻ còn bé không cần ăn rau hoặc cho ăn với tỷ lệ quá ít 
 7/31 Một số biện pháp tăng cường rau sạch vào bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
cân sẽ có nguy cở tăng cao. Vì vậy tôi tìm hiểu và đưa ra suy nghĩ tìm ra một số 
biện pháp nghiên cứu giúp trẻ thích ăn rau quả trong các bữa ănnhư sau:
4. Những biện pháp thực hiện:
 Trước thực trạng thực phẩm rau xanh hiện nay trên thị trường còn có nhiều 
vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm cần quan tâm khi sử dụng.Trẻ mầm non sức 
đề kháng yếu, dễ bị ngộ độc qua đường ăn uống, mà nguyên nhân dễ gây mất an 
toàn, ngộ độc qua đường ăn, uống, nhưng chủ yếu và dễ xảy ra nhất là ăn rau 
xanh, quả chín còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích 
thích tăng trưởng, thuốc làm chín nhanh sản phẩm quá mức cho phép và lạm 
dụng khi dùng của người sản xuất. Dẫn đến có thể ngộ độc hàng loạt trẻ ăn bán 
trú tại bếp ăn tập thể trường hoặc không xảy ra ngộ độc ngay thì cũng làm cho 
trẻ mắc một số bệnh nguy hiểm mà chúng ta không thấy ngay được nếu thường 
xuyên sử dụng sản phẩm rau, quả mất an toàn.Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm 
rau sạch đưa vào bếp ăn bán trú của trường mầm non thật sự là vấn đề đặc biệt 
quan trọng với mỗi nhà trường để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phát triển khỏe 
mạnh, cân đối, phòng tránh bệnh tật và dịch bệnh trong bếp ăn tập thể hiện nay. 
Thực hiện điều đó, bản thân tôi đã tìm và áp dụng một số biện pháp sau: 
4. 1.Biện pháp 1:Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh rau sạch trên địa bàn.
4.2. Biện pháp 2: Hợp đồng thực phẩm.
4.3. Biện pháp 3:Lựa chọn rau sạch đưa vào bếp ăn bán trú của của nhà 
trường cho trẻ theo mùa, vụ.
4.4. Biện pháp 4:Chỉ đạo bộ phận nuôi dưỡng, kế toán lựa chọn, kiểm tra kỹ khi 
giao nhận thực phẩm vào bếp ăn hàng ngày.
4. 5. Biện pháp 5:Tăng cường kiến thức cho cô nuôi khi sơ chế và chế biến thực 
phẩm tại bếp ăn hàng ngày.
4.6. Biện pháp 6: Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch tăng gia 
rau sạch tại khuôn viên hiện có của trường.
4.7. Biện pháp 7: Thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá.
4.8. Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
5. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phân):
5.1. Biện pháp 1: Khảo sát cơ sở sản xuất kinh doanh rau sạch trên địa bàn:
 * Khảo sát địa chỉ, tìm nguồn cung cấp rau sạch:
 Bếp ăn tập thể trường mầm non chúng tôi là nơi tiêu thụ lượng rau, quả 
khá lớn, với số trẻ ăn hàng ngày tại trường là 598 trẻ,mỗi ngày đã phải nhập 
khoảng từ 20kg – 30kg rau mỗi ngày. Nếu nhập ngoài chợ thì chất lượng rau củ 
cũng như giá cả không đảm bảo. Mối bán rau đến trương liên hệ lại không phải 
trực tiếp sản xuất rau và không nắm rõ nguồn gốc rau củ mình cung cấp, chỉ là 
 9/31

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tang_cuong_rau_sach_v.docx