Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non

doc 29 trang skquanly 19/06/2024 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non
 UBND HUYỆN KRÔNG ANA
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 Tên đề tài: Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ 
thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non
 Lĩnh vực: Công nghệ thông tin
 Họ và tên tác giả: Trương Thị Hạnh
 Đơn vị: Trường Mầm non Sơn Ca
 Dray Sáp, tháng 01 năm 2018
 1
 Dray Sáp, tháng 01 năm 2018 Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân 
chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở 
ban đầu đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, là giai đoạn đặt nền móng 
đầu tiên của nhân cách con người, là nền tảng cho việc xây dựng con người mới có 
đủ những yêu cầu cần thiết đối với một chủ nhân tương lai của đất nước trong thời 
kỳ mới. Vì vậy mà chúng ta là những người quản lý, là những giáo viên cần trang 
bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện 
 Trẻ mầm non hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, là niềm 
hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Vì vậy trường mầm non 
có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ, bởi trường mầm 
non là trường học đầu tiên của con người, là nơi cung cấp những cơ sở ban đầu cho 
việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. 
 Với nhiệm vụ của năm học tiếp tục thực hiện và triển khai nhiệm vụ mà Bộ 
Giáo Dục Và Đào Tạo đã đề ra đó là “Tiếp tục đẩy mạnh công nghệ thông tin đưa 
vào chương trình giáo án điện tử, bài soạn có ứng dụng phần mềm vào việc tổ chức 
các hoat động cho trẻ” Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng 
dạy rất phổ biến trong tất cả các cấp học từ đại học đến mầm non, ứng dụng công 
nghệ thông tin vào giảng dạy đã góp phần mang lại hiệu quả chất lượng rất cao. 
Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên, bản thân tôi đã nhận thức được rằng, việc ứng 
dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một 
trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp 
dạy học.
 Chình vì thế tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:“Sử dụng, ứng dụng công 
nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non” làm đề tài nghiên cứu.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 
 Mục tiêu: Ai cũng biết, trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển mạnh về 
thể chất và tinh thần lẫn trí tuệ. Lúc này trẻ rất tò mò, thích tìm tòi và khám phá 
mọi vật xung quanh. Chúng luôn hỏi “Tại sao phải thế này, tại sao phải thế kia” Vì 
thế có yêu trẻ, có hoà mình vào thế giới của trẻ thì chúng ta mới hiểu được những 
gì trẻ quan tâm và cần được giúp đỡ. Mỗi chúng ta ai cũng mong muốn mang lại 
 3 mới lạ kích thích sự tò mò của trẻ, nâng cao sự tập trung chú ý của trẻ, hiệu quả giờ 
học sẽ tốt hơn.
 Vì thế tôi luôn trăn trở làm sao giúp trẻ phát huy được hết khả năng nhận 
thức của mình về thế giới xung quanh. Từ đó tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ cấp 
thiết cần giải quyết đó là “Làm sao đưa việc ứng dụng phần mềm tin học vào tổ 
chức các hoạt động cho trẻ mầm non” nhằm tạo một môi trường lớp học thân thiện, 
mới lạ, phong phú, thu hút trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động, ham học hỏi để trẻ 
phát triển toàn diện tạo cơ sở bước đầu vững chắc cho tương lai của trẻ.
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, tôi đã mạnh dạn lựa chọn 
một số biện pháp, kinh nghiệm trong Sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong 
công tác giảng dạy trẻ mầm non nhằm tăng cường nâng cao chất lượng chăm sóc 
giáo dục trẻ. 
 4. Giới hạn của đề tài
 Trẻ 3-5 tuổi trường mầm non Sơn ca
 Do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ 
nghiên cứu một số biện pháp, kinh nghiệm trong việc thực hiện ứng dụng CNTT 
vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non nhằm tăng cường 
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường Mầm non Sơn ca
 Với đề tài này tôi xin mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm về phạm vi ứng 
dụng phần mềm tin học trong tổ chức một số hoạt động của trẻ như: 
- Hoạt động tạo hình
- Hoạt động làm quen toán 
- Hoạt động làm quen âm nhạc 
- Hoạt động khám phá khoa học
- Hoạt động làm quen chữ cái
- Hoạt động làm quen văn học
- Cách làm phim
- Cách chèn âm thanh, bài hát cho các slide
- Vẽ một số hình ảnh đơn giản ứng dụng dạy tạo hình
 5 VD: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các 
website nói về chủ đề đang học...(điều này một giáo án thông thường không thể có)
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 
 Chắc hẳn rằng chúng ta còn nhớ năm học 2008- 2009 Bộ Giáo Dục Và Đào 
Tạo đã triển khai cuộc vận động “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin trong 
giảng dạy” ở tất cả các cấp học. Mặc dù trường chúng tôi là một trường nằm cách 
xa trung tâm huyện và có rất nhiều khó khăn, tuy nhiên những năm về trước bản 
thân tôi và tất các các động nghiệp chưa có một khái niệm gì gọi là “giáo án điện 
tử” chỉ mới biết đánh văn bản. Nhưng cho đến nay đã thực hiện và áp dụng chương 
trình công nghệ thông tin trong giảng dạy áp dụng dạy giáo án điện tử trong các 
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Trong quá trình làm việc chăm sóc giáo dục trẻ tại các lớp và nhìn chung 
vào thực tế khi làm việc bản thân tôi cũng thấy được một số ưu điểm và hạn chế 
nhất định:
 * Ưu điểm:
 - Giờ học lôi cuốn trẻ, tạo được hứng thú và gây được sự tập trung chú ý cao 
nhất ở trẻ. 
 - Nội dung truyền đạt hấp dẫn và phong phú sinh động hơn, những hình ảnh 
tưởng chừng như rất trừu tượng trẻ chưa được nhìn thấy bao giờ nay trở nên gần 
gũi và giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ.
 - Trẻ tích cực hứng thú tham gia học tập, hăng say phát huy tính tích cực chủ 
động tham gia vào các hoạt động.
 * Hạn Chế
 - Thực hiện giáo án điện tử mất nhiều thời gian công sức trong tìm tư liệu 
lẫn thiết kế.
 - Máy móc đôi khi nhiễm vi rút dẫn đến mất dữ kiệu, có một số tình huống 
xảy ra như mất điện, treo máy
 - Cách lựa chọn đề tài và xử lý tình huống khi máy gặp sự cố, thao tác vụng 
về làm gián đoạn quá trình tổ chức
 7 - Từ những thực trạng nêu trên, bên cạnh những ưu điểm và hạn chế mà 
CNTT mang lại thì lòng yêu trẻ, yêu nghề luôn thôi thúc tôi hãy làm một điều gì 
đó để góp phần nhỏ bé của mình vào công việc “trồng người” của đất nước. 
 Muốn khắc phục dược những hạn chế nêu trên bản thân tôi bắt đầu thực hiện 
nghiên cứu một số hình thức những giải pháp biện pháp như sau: 
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp
 - Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ lĩnh hội tri thức 
một cách trọn vẹn nhất.
 - Nhằm cung cấp kiến thức một cách chính xác giúp trẻ hứng thú trong học 
tập đồng thời phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ cho trẻ.
 - Nhằm góp phần tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ 
phẩm chất, nhân cách, tri thức con người mới xã hội chủ nghĩa.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
. Hiểu và nắm bắt được những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại, vì 
thế tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến thức của mình về tin học vào việc soạn giáo 
án điện tử, sử dụng một số ứng dụng phần mềm vào việc tổ chức các hoạt động 
cho trẻ ở trường tôi 
 Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình công tác và 
giảng dạy của mình trong những năm học vừa qua:
 Sử dụng phần mềm Power Point
 - Với phần mềm này chúng ta có thể sử dụng cho hầu hết các hoạt động: 
khám phá khoa học, làm quen với toán, hoạt động âm nhạc, thơ, truyện, làm quen 
chữ cái, tạo hình
 Với bộ môn khám phá khoa học
 - Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn và khó hiểu, trẻ lại tò 
mò hiếu động, luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì sao nó 
lại thế này? Vì sao nó lại như thế kia?... Do đó việc tổ chưc cho trẻ khám phá môi 
trường xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với hình ảnh màu sắc rõ 
 9 hoạt động của chúng và hỏi trẻ đó là con vật gì? Sống ở đâu? Có những đặc điểm 
nổi bật gì? Nó đang làm gì? Thức ăn của chúng là gì?... Kết hợp giáo dục trẻ.
Hình ảnh minh họa:
 MÔØI CAÙC BEÙ CUØNG ÑEÁN THAÊM CAÙC CON VAÄT
 ÑÑAAËCËC ÑÑIIEEÅMÅM CCUUÛAÛA VVOOII
 C
 OÙ
 NG
 AØ
 TA
 I 
 TO
 COÙ VOØI ÑEÅ
 LAÁY THÖÙC 
 AÊN
 ÂN 
 A 
 TH H
 ÌN
 H ÔÙN
 L
 TO
 11 lưu vào trang hình ảnh từ đó copy qua power point và tạo hiệu ứng, khi đến giờ 
học trình chiếu cho trẻ xem và trò chuyện cùng trẻ. Bằng cách này tôi đã thu hút sự 
tập trung cao độ của trẻ, lôi cuốn trẻ vào giờ học một cách nhẹ nhàng, thoải mái và 
không kém phần hứng thú, mang lại hiệu quả cao trong giờ học. 
 Hình ảnh minh hoạ:
 Với bộ môn âm nhạc:
 - Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn 
nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm 
hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc 
tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Giáo dục âm nhạc là nhằm cung cấp cho 
 13 để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế, để có sự phát triển và hướng tới một nền 
giáo dục toàn diện. Hoạt động làm quen với toán cung cấp cho trẻ kỹ năng nhận 
biết, so sánh, màu sắc, hình dạng, kích thước, tạo nhóm...đòi hỏi phải có sự chính 
xác cao. 
 Vì thế đối với môn học này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công 
sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng mới mong tiết học đạt được 
hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ đạt được ở mức độ cao nhất 
trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Nhưng với thời đại này giáo viên 
không phải vất vả chuẩn bị nhiều đồ dùng, thực hiện nhiều công đoạn tốn nhiều 
thời gian mà chỉ bằng những cái “click chuột” là hình ảnh những con vật ngộ 
nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết 
nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động. 
 Qua đó giáo viên đã có thể truyền tải được đến trẻ lưọng kiến thức mà yêu 
cầu chương trình đưa ra. Với những hình ảnh trông rất thật, màu sắc bắt mắt sẽ lập 
tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt 
động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng, giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến 
thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất, đồng thời cũng giúp cho giáo viên nhẹ 
nhàng hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ. 
 Ví dụ: Tiết học: Đếm đến 7- Nhận biết nhóm có 7 đối tượng- Nhận biết số 7
 Chủ điểm: Gia đình
 I.Mục đích:
 * Kiến thức: Trẻ nhận biết nhóm có số lượng 7, đếm đến 7 và nhận biết số 7.
 * Kỹ năng: Củng cố kỹ năng tạo nhóm có 7 đối tượng, đếm đến 7.
 - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định
 - Rèn cách xếp tương ứng 1 – 1 
 * Giáo dục: Phát huy khả năng tư duy toán học.Trẻ hứng thú, tích cực say mê 
với giờ học.Trẻ biết mối quan hệ, tên gọi của học hàng trong gia đình, biết công 
dụng của một số đồ dung trong gia đình.
 * Phương pháp thực hiện: Phương pháp dùng lời, quan sát, đàm thoại. Phương 
pháp sử dụng trực quan, thực hành. 
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_dung_ung_dung_cong.doc